Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các từ có chung trường nghĩa: bể, tắm
Gợi ra hành động dã man, tàn bạo của thực dân Pháp khi đàn áp các cuộc khởi nghĩa của chúng ta.
Trước Cách mạng tháng tám 1945, đất nước phong kiến, người đứng đầu nhà nước xưng “trẫm” với bề tôi, kẻ dưới
Việc Bác, chủ tịch nước, người đứng đầu nước Việt Nam mới xưng “tôi” gọi nhân dân là “đồng bào”
→ Người nghe cảm giác gần gũi người nói với người nghe
Giá trị nghệ thuật:
Tác giả thành công trong việc xây dựng tình huống kịch: tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển, tác giả đã tổ chức được các đối thoại với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn của hành động kịch.
Thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới đã được nêu lên ở phần Sự thách thức. Thực trạng này được khái quát theo những nội dung:
- Trẻ em trở thành nạn nhân của hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài;
- Trẻ em là nạn nhân của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp;
- Tình trạng trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, ma tuý.
Những nội dung về thực trạng cuộc sống của trẻ em đặt ra những nhiệm vụ cấp bách cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế.
Ở trong phần “ Nhiệm vụ” bản tuyên bố đã nêu ra 8 nhiệm vụ hết sức cơ bản và cấp thiết. Chăm lo đến mọi mặt của đời sống trẻ em, từ những vấn đề trực tiếp như y tế, sức khoẻ học hành cho đến những vấn đề có tầm vóc vĩ mô như sự tăng trưởng kinh tế, kế hoạch hoá gia đình... Sâu xa hơn nữa là cách thức giáo dục trẻ tự nhận thức được những giá trị của bản thân, từ đó có thể xây dựng cuộc sống đảm bảo tương lai cho mình.
Những câu thơ trên gợi em nhớ đến bài thơ "Đồng chí" của chính Hữu.
Điểm giống nhau cơ bản về nội dung của 2 bài thơ là:
+ Cùng miêu tả hình ảnh của người lính cách mạng với những phẩm chất tốt đẹp dũng cảm, mạnh mẽ cùng ý chí quyết tâm sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và thử thách bằng niềm tin và tinh thần lạc quan.để bảo vệ tổ quốc
+ Đều thể hiện sự gắn bó và bền chặt của tình đồng chí, đồng đội trong hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, khó khăn.
- Điểm giống nhau cơ bản về nghệ thuật là:
+ Cùng sử dụng bút pháp tả thực để lột tả sự tàn khốc của chiến tranh
+ Sử dụng những hình ảnh độc đáo để làm nổi bật phẩm chất độc đáo để làm nổi bật vẻ đẹp của người lính
tham khảo nhé
a, Phép nói quá: gác kinh nơi Kiều bị giam lỏng, viện sách nơi Thúc Sinh đọc là hai nơi gần nhau mà như xa vạn dặm
b, Hai câu thơ sử dụng phép chơi chữ dựa vào sự gần âm "tài" (tài hoa) và "tai" (tai họa)
=> Hàm chứa một thái độ chua xót bất bình khi cái tài ấy lại trở thành tai họa.
c, Cách chơi chữ: sử dụng từ nhiều nghĩa (say sưa)
- "say sưa" : yêu thích cái đẹp, cảnh thiên nhiên (trời - non - nước)
- "say sưa" : say mê sắc đẹp, vẻ đẹp duyên dáng của cô hàng rượu
d, Nhân hóa: "Trăng nhòm”
->Tạo một cảm giác gần gũi, sinh động khiến người và trăng như có phút giao thao cùng nhau. Khi đó, hai bên song cửa như thấu hiểu lẫn nhau, đọc vị được nhau, trở thành tri âm, tri kỉ trong những ngày người ở trong ngục tù.
-Điệp từ “ ngắm”
->Nhấn mạnh hình ảnh tương xứng giữa trăng và người. Cả hai nhìn vè phía nhau, ngắm nhìn nhau, đó là hành động nhẹ nhàng với tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp, tới ánh sáng của người, bao giờ trăng cũng hiện lên như một tri âm tri kỉ.
- Đối: "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ ,
trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
e, Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ cho em bé chính là mặt trời của mẹ, là động lực sống không thể thiếu của người mẹ. Nếu như mặt trời ở dòng đầu là mặt trời với nghĩa tả thực thì mặt trời ở dòng 2 là mặt trời ẩn dụ cho sự quan trọng không thể thiếu của con đối với mẹ.
1. Đặc sắc về nội dung .
- Sông núi nước Nam vẫn được coi như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiển của nước ta viết bằng thơ. Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không ai, không thế lực nào có quyền xâm phạm chủ quyền đó của dân tộc.
- Ở bài thơ này có hai ý cơ bản được biểu đạt khá rõ ràng:
+ Ý 1 (hai câu đầu): Nước Nam là của người Nam. Điều đó được sách trời định sẵn, rõ ràng.
Thời dó (thế kỉ XI), xưng Nam quốc là có ý nghĩa sâu xa bởi sau một ngàn năm đô hộ nước ta, bọn phong kiến phương Bắc chỉ coi nước ta là một quận của chúng và không thừa nhận nưởc ta là một quốc gia độc lập, có chủ quyền về lãnh thổ. Tiếp đó, xưng Nam đế cũng có nghĩa như vậy. Đế là hoàng đế. Xưng Nam đế có nghĩa đặt vua của nước ta ngang hàng với hoàng đế Trung Hoa (vua các nước chư hầu chỉ được gọi là Vương). Khẳng định nước Nam là của người Nam là khẳng định chủ quyền độc lập của nước ta. Đó là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Đó còn là sự khẳng định tư thê làm chủ đất nước của dân tộc ta - một tư thế tự hào, hiên ngang.
Sự thật lịch sử trên lại được ghi “tại thiên thư” - điều ấy đã được trời định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu 2 nhuốm màu thần linh khiến cho sự khẳng định ở câu 1 tăng thêm.
+ Ý 2 (hai câu sau): Kẻ thù không được xâm phạm. Xâm phạm tất sẽ thảm bại.
Sau khi khẳng định chủ quyền của dân tộc, câu 3 bộc lộ thái độ đối với bọn giặc cướp nưởc - đó là thái độ vừa ngạc nhiên, vừa khinh bỉ: Tại sao quân lính của một nước tự xưng là thiên triều lại dám ngang nhiên xâm phạm trái lệnh trời? Đúng là bọn giặc, lũ phản nghịch mới dám hành động như vậy (nghịch lỗ: giặc dữ). Câu 4 như là lời trực tiếp nói với bọn giặc dám xâm phạm tới đạo trời và lòng người, rằng: chúng sẽ thua to và nhất định chuốc lấy thất bại thảm hại. Điều đó chứng tỏ người sáng tác có niềm tin sắt đá là sẽ có đủ sức mạnh để bảo vệ chân lí, bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ đất nước. Hai câu sau khẳng định một lần nữa chân lí về chủ quyền độc lập của dân tộc. Chân lí ấy hợp ý trời và thuận lòng người.
- Bố cục bài thơ rõ ràng, mạch lạc. Cách lập luận của bài thơ thuyết phục người đọc, người nghe: Nước Nam là một nước có chủ quyền - đó là lẽ tự nhiên của trời đất. Chính vì thế, những kẻ làm trái đạo trời, đi ngược lẽ phải tất yếu sẽ thảm bại.
2. Đặc sắc về nghệ thuật
- Bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, cô đọng với việc sử dụng từ ngữ chính xác. Các từ ngữ đế, cư, tiệt nhiên, thiên thư, thủ bại góp phần khẳng dịnh chân lí thiêng liêng cao cả. Nước Nam là của người Việt, nước Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
- Bài thơ viết bằng chữ Hán, có nhiều yếu tố Hán Việt khiến cho lời thì ít nhưng ý vô cùng.
- Giọng điệu chung của bài thơ là đanh thép, dứt khoát như dao chém đá. Cảm xúc của người viết được dồn nén trong ý tưởng. Đó cũng là đặc điểm chung của thơ trung đại Việt Nam viết bằng chữ Hán - bày tỏ ý chí, quan điểm, tấm lòng,... Lời thơ như những câu nghị luận, mang tính chất tuyên ngôn và ẩn trong đó là cảm xúc tự hào dân tộc, là ý chí quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, cương vực đất nước.
* Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc với việc sử dụng từ ngữ chính xác, giọng thơ đanh thép dõng dạc, bài thơ Sông núi nước Nam là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
Nam quốc sơn hà ( thứ 1 )
Nam quốc sơn hà, Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Lời dịch:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Bình ngô đại cáo . ( thứ 2 )
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập… Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Trích ( thứ 3 )
Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo Hằng đã đê lại trong lòng em tình cảm khó quên.
Hôm ấy, cô giáo Hằng em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh dầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chảo cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. bải giáng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn tháng xuống lớp.
Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô Hằng giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.
Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp. xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đật ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến cùa các bạn.
Giữa giờ học căng tháng, cô kề cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.
Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi đế trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.