K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2021

Tác giả Khánh Hoài – một nhà văn giàu lòng thương yêu với trẻ em, truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” chính là một tác phẩm điển hình cho tình cảm đó. Từ cuộc chia tay của hai anh em trong một gia đình, người đọc không chỉ xúc động trước tình cảm khăng khít của hai anh em mà đồng thời phải nhìn nhận lại trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái cũng như tầm quan trọng của mái ấm gia đình đối với trẻ thơ.

Câu chuyện kể về một gia đình có hai anh em là Thành và Thủy, người ta thường nói anh trai – em gái là hay bất hòa thế nhưng Thành và Thủy lại rất mực yêu thương nhau. Nhưng thật trớ trêu và ngang trái khi bố mẹ của Thành và Thủy lại không yêu thương nhau như vậy, họ ly dị đường ai nấy đi và buộc hai anh em phải chia xa, người anh theo bố, người em theo mẹ. Ấn tượng nhất về tình cảm của hai anh em Thành Thủy chính là lúc chia đồ chơi. Nghe thấy tiếng mẹ nói chia đồ chơi mà Thủy không kìm nổi nỗi sợ hãi “bất giác run lên bần bật, kinh hoàng…hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều”. Trong khi mọi vật vẫn diễn ra bình thường thì chỉ có hai anh em Thành là đang phải đối mặt với tai họa “Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này”. Càng đau khổ và xót xa thì những kỉ niệm vui vẻ ngày xưa khi gia đình êm ấm lại hiện về trong Thành. Đọc những dòng tâm sự của Thành ta mới thấy hai anh em họ thương yêu nhau như thế nào, em vá áo cho anh, anh đón em đi học về, hai anh em tình cảm thắm thiết để bây giờ khi phải chia xa Thành chỉ ước đây chỉ là mơ “Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ”. Nhưng phá vỡ giấc mơ ấy là hiện thực hai anh em phải chia đồ chơi cho nhau, anh thì “Không phải chia nữa. Anh cho em tất”, còn em thì “Không, em không lấy. Em để lại hết cho anh”. Đến tận bây giờ, hai anh em vẫn nhường nhịn và dành những điều tốt nhất cho nhau, thật đáng trân trọng. Cặp búp bê Vệ sĩ và Em nhỏ là vật gắn với tuổi thơ của cả hai anh em, Thủy không nỡ để chúng phải chia cách và cũng muốn con Vệ sĩ sẽ canh gác cho anh những giấc ngủ ngon.

Cảm động nhất phải kể đến cảnh chia tay với lớp học, nhìn ngắm khung cảnh ngôi trường thân thương trước khi phải tạm biệt Thủy khóc thút thít “Em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường… ô ăn quan trên hè gạch”. Khi cô giáo nhìn thấy Thủy, từ sửng sốt đến xúc động, cô ôm chặt lấy và giàn giụa nước mắt, đau xót hơn khi cô biết Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Các bạn ai cũng khóc vì thương Thủy, nắm chặt tay như muốn an ủi và động viên bạn. Đọc đến đoạn này chúng ta mới thấm thía nỗi đau khi phải từ bỏ trường lớp, từ bỏ quyền đi học, được học và được yêu thương của những đứa trẻ. Thật đáng trách những bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm, để các con phải chịu cảnh mồ côi, chia cách. “Mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật” ấy vậy mà Thành cảm thấy kinh ngạc bởi nó khác hoàn toàn với những điều tai họa mà hai anh em đang phải đối mặt. Rồi cũng đến giây phút hai anh em phải chia tay nhau “cuộc chia tay đột ngột quá”, Thủy dù rất sợ “mặt tái xanh như tàu lá” nhưng vẫn lo cho anh, dặn dò con Vệ sĩ nhớ “gác cho anh tao ngủ nhé” rồi nhắn nhủ đầy yêu thương “Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé…”, trước cảnh chia tay đầy đau thương ấy, người làm anh như Thành cảm thấy thật bất lực, chỉ biết chôn chân xuống đất lặng lẽ dõi theo bóng dáng thân yêu của em gái.

Với nghệ thuật xây dựng các tình huống tâm lý, nhiều chi tiết xúc động, nhà văn đã khắc họa được tình cảm yêu thương rất mực cũng như nỗi đau day dứt của các nhân vật rất chân thực. Hai đứa trẻ trong truyện đã gợi cho người lớn bao suy nghĩ về trách nhiệm của mình, về việc gìn giữ mái ấm hạnh phúc để cho con cái được vui vẻ, trọn vẹn yêu thương.

—————-HẾT—————–

22 tháng 8 2021

tham khảo đâu bn?