K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2021

Dưới sự hà khắc của chế độ xã hội phong kiến, người phụ nữ bị kìm kẹp, hạn chế về mọi mặt, họ phải chịu đủ mọi sự bất công, oan trái và gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nam giới. Và Hồ Xuân Hương chính là một trong số ít những người phụ nữ giám đứng lên để bày tỏ tiếng lòng của mình, để đòi lại sự tự do đẳng quyền cho phụ nữ. Khát khao đó của bà là nỗi khác khao mãnh liệt về tình yêu, về sự sắt son chung thủy và hạnh phúc. Nhưng chính xã hội phong kiến với những luật lệ hà khắc khiến cho những ước mơ hạnh phúc tưởng chừng như có thể kia lại trở nên xa vời với người phụ nữ, họ mong muốn được sống bên người mình yêu, ước mong có được một tình yêu trọn vẹn, thủy chung...nhưng tất cả đều chỉ là vô vọng.

17 tháng 8 2018

''quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

này củ xuân hương đã quyệt rồi

có phải duyên nhau thì thắm lại

đừng xanh như lá bạc như vôi''
a) Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm

20 tháng 5 2021

Ý nói nếu giữa cô gái và chàng trai có tình cảm với nhau thì hãy như sự xúc tác giữa miếng trầu và vôi, khi nhai sẽ tạo ra màu đỏ. Đừng như vẻ bề ngoài: trầu lá xanh, vôi bạc trắng. 

                                        EM CŨNG KO CHẮC NỮA                                                     

20 tháng 5 2021

2 câu thơ thể hiện tình cảm hào nhoáng, đẹp đẽ bên ngoài nhưng bên trong lại bị thờ ơ, lạnh nhạt, người con gái phải chịu sự bất hạnh trong tình yêu như nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, từ đó thể hiện khát khao hạnh phúc trong tình yêu của bà

29 tháng 8 2018

Giúp vs ạ

29 tháng 8 2018

Mik đang cần gấp

25 tháng 3 2022

+ Tính hình tượng.

+ Tính truyền cảm.

Tác giả  dùng những ngôn từ lãng mạn , sâu sắc  hay ho đó là một trong số những đặc sắc làm nên vẻ đẹp riêng có cho những sáng tác của nhà thơ Kinh Bắc này. 

hơ Hoàng Cầm là loại ngôn từ giản dị, mộc mạc nhưng cũng tròn đầy cả âm và nghĩa. Bản thân lời thơ bình dị ấy đã phát ra những giai điệu triền miên. Thơ ông đậm tính nhạc, song đó là thứ âm nhạc tự nhiên khởi phát từ tâm thi và thần thi. “Thế mạnh của những bài thơ là ở âm nhạc, ở ngôn từ. Tính nhạc triền miên không dứt… lay động lòng người rất mạnh trước khi ta kịp hiểu ý nghĩa sâu xa, tầm tư tưởng lớn của bài thơ. Thơ hay không bắt người ta hiểu rồi mới yêu, âm nhạc của nó đi vào tâm can của người ta trước khi kịp hiểu nó là cái gì” 

27 tháng 5 2020

1. Đề tài: người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945.

27 tháng 5 2020

3. 

Chí khí được thể hiện qua:

1. Thể hiện ở thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp

- Nửa năm hương lửa đương nồng:

+ Cuộc sống hôn nhân mới hình thành, giai đoạn tình yêu, tình vợ chồng nồng nàn, thắm thiết nhất.

->Giai đoạn hạnh phúc nhất.

+ Nếu là người bình thường, trong sự hạnh phúc của cặp đôi “trai anh hùng, gái thuyền quyên” như thế này thì sẽ cảm thấy thỏa nguyện, bằng lòng.

+ Nhưng Từ Hải là người phi thường: “Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”, hơn hẳn những người khác cả về trí tuệ và sức lực -> không bằng lòng với cuộc sống gia đình bình dị, hạnh phúc giản đơn.

->  Quyết tâm ra đi.

=> Từ Hải không phải là người một nhà, người một xóm, người một họ mà là người của trời đất bốn phương (Hoài Thanh)

2. Thể hiện ở hành động ra đi dứt khoát và mạnh mẽ

-  Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương:

+ Lòng bốn phương: chí lớn lập công danh sự nghiệp của kẻ làm trai trong xã hội phong kiến. 

+ động lòng: chí lớn vốn ấp ủ từ rất lâu, nó chỉ tạm thời trì hoãn khi chung hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, và bây giờ, hôm nay là lúc chí lớn được đánh thức.

->Từ Hải gạt bỏ tình riêng để thực hiện chí lớn.

+ Thoắt: chí lớn thức dậy nhanh chóng, nhanh chóng quyết tâm thực hiện chí lớn. Từ trước khi gặp Thúy Kiều đã thực hiện chí lớn và giờ là lúc tiếp tục thực hiện sự nghiệp dang dở.

_ Diễn tả sự nhanh chóng trong việc thay đổi vị thế của Từ Hải từ là một con người của gia đình -> một anh hùng mang tráng chí bốn phương.

+ Trượng phu: sự trân trọng của tác giả Nguyễn Du đối với nhân vật Từ Hải.

=>Anh hùng hội tụ những phẩm chất phi thường, có thể thay đổi sơn hà, có thể mang lại xã hội mà nhân dân mong muốn.

- Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

- Quyết lời dứt áo ra đi

->Sử dụng một loạt các từ ngữ:

+ Thẳng rong: đi liền một mạch

+ Quyết lời, dứt áo

->Hành động dứt khoát, mạnh mẽ, không chút lưu luyến, bịn rịn.

Ra đi trong tâm thế ung dung.

ð  Khí phách của bậc đại trượng phu.

Ghé vai gánh đỡ sơn hà

Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu

->Trượng phu là người đàn ông tài giỏi, có chí lớn.

->Đó là tâm trạng bình thường của người bình thường

=> Nhưng Từ Hải là người anh hùng, bậc đại trượng phu, không muốn Thúy Kiều phải bịn rịn. Sự ra đi như thế để lại dư âm trong những câu thơ cách mạng sau này:

 Ví dụ: Người ra đi đầu không ngoảnh lại

            Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

3. Thể hiện qua lời đối thoại với Thúy Kiều

- Lời thoại của Thúy Kiều:

Theo thói thường, người bình thường sẽ ngăn cản nhưng là tâm phúc tương tri, là tri kỉ (hiểu chí hướng của Từ Hải) của Từ Hải, nàng không ngăn cản mà mong muốn làm trọn đạo tòng:

Nàng rằng phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.

->Trước quyết tâm ra đi của Từ Hải, nàng bày tỏ ước nguyện được đi theo để thực hiện trọn đạo tam tòng “Xuất giá tòng phu”.

-> Mong muốn được nâng khăn sửa túi cho chồng

-> Được chung vai gánh vác, được chia sẻ cùng chồng.

=> Những ước nguyện hoàn toàn chính đáng.

- Trách Thúy Kiều

Từ rằng: Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình

->Từ Hải đánh giá cao Thúy Kiều, là người có tài có sắc -> Trách Thúy Kiều chưa thoát khỏi thói thường của nữ nhi

-> Trách nhưng cũng là động viên Thúy Kiều hãy vượt lên những tình cảm ấy để xứng đáng là tâm phúc tương tri của Từ hải, xứng đáng là phu nhân của một bậc anh hùng, một bậc đại trượng phu

=> Đằng sau đó là sự tự tin của Từ Hải đặt mình lên trên thiên hạ nên cũng yêu cầu Thúy Kiều phải hơn đời, hơn người.

- Lời ước hẹn của Từ Hải:

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường

Làm ra rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia

->Số từ số nhiều: mười vạn; động từ: dậy đất, rợp đường

-> Vẽ ra viễn cảnh rất huy hoàng: sau nhiều nhất là một năm (một năm xa cách là dài nhưng một năm để làm nên sự nghiệp hiển hách của người đàn ông lại là quá ngắn): trống rong cờ mở trở về “rước nàng nghi gia”, để sum họp vợ chồng trong vinh hiển.

=> Động viên Thúy Kiều.

=> Tự tin của Từ Hải, tự ý thức về tài năng xuất chúng của bản thân mình.

- An ủi Thúy Kiều:

Bằng nay bốn biển không nhà

Theo càng thêm bận biết là đi đâu

->Trong sự an ủi có sự lo lắng, giải thích để Thúy Kiều an lòng ở lại.

-> Trong câu thơ cũng thoáng chút cô đơn của Từ Hải. Tuy rằng tự tin nhưng cũng rất tự tin nhưng cũng rất lo lắng, bốn biển không nhà, trong tâm thế của một người anh hùng múa kích một mình trên sa mạc, hiểu việc mình cần phải làm, lập sự nghiệp lớn lao hiển hách để giúp đỡ nhân dân nhưng cũng thức tỉnh sớm, biết phải đối mặt với nhiều khó khăn.

4. Thể hiện ở hình ảnh không gian cao rộng

- Các hình ảnh:

+ bốn phương

+ Trời bể mênh mang

+ Bốn bể

+ Gió mây, dặm khơi

+ Cánh chim bằng

=>Không gian khoáng đạt, kì vĩ, lớn rộng đã nâng tầm vóc người anh hùng mang hùng tâm tráng chí Từ Hải luôn sánh ngang với tầm vóc vũ trụ.

+ Thể hiện chí lớn của người anh hùng: khao khát được vẫy vùng, tung hoành giữa trời đất cao rộng giống như lời giới thiệu của Nguyễn Du “Đội trời đạp đất ở đời”.

- Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi: tái hiện hình ảnh người anh hùng Từ Hải: chim bằng tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng tạo nên sự nghiệp lớn.

->Chim bằng bay lên cùng gió mây chính là hình ảnh người anh hùng Từ Hải trong giây phút lên đường.

14 tháng 1

1. Sử dụng ngôn ngữ trang nhã: Trong nghệ thuật tuồng, ngôn ngữ được sử dụng thường mang tính trang nhã, lịch sự và trau chuốt. Trong đoạn trích trên, người đàn bà sử dụng cách diễn đạt trang nhã để thể hiện sự lo lắng và bất ngờ của mình.
2. Sử dụng câu hỏi lặp: Câu hỏi lặp lại "Con có tội gì?" được sử dụng để tăng cường cảm xúc và sự đau đớn của người đàn bà. Đây là một kỹ thuật thường được sử dụng trong nghệ thuật tuồng để tạo ra hiệu ứng tâm lý mạnh mẽ.
3. Sử dụng từ ngữ biểu cảm: Từ ngữ được sử dụng trong đoạn trích thể hiện sự biểu cảm mạnh mẽ của nhân vật. Cụm từ "Ôi, trời ơi!" và "Sao con lại như thế này?" thể hiện sự kinh ngạc và đau đớn của người đàn bà khi biết con trai mình bị bắt.
4. Sử dụng ngôn ngữ hình ảnh: Trong nghệ thuật tuồng, ngôn ngữ hình ảnh được sử dụng để tạo ra hình ảnh sống động và mạnh mẽ. Trong đoạn trích trên, người đàn bà sử dụng câu hỏi "Sao con lại như thế này?" để tạo ra hình ảnh một tình huống đau lòng và khó hiểu.

  

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Bài thơ có những kết hợp từ đặc biệt như: 

+ khói mơ tan: trạng thái lan toả của khói và trạng thái mơ của con người được kết hợp với nhau

+ bóng xuân sang: mùa xuân vốn dĩ không thể cảm nhận thành hình khối nhưng nhà thơ dùng cách nói “bóng xuân sang” như một cách hữu hình hoá mùa xuân

+ sóng cỏ: sóng là từ để gợi tả những làn nước nhấp nhô gợi ra một thảm cỏ xanh tươi trải dài bất tận

+ tiếng ca vắt vẻo: “tiếng ca” vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng lại được tác giả hữu hình hoá cảm nhận bằng thị giác 

+ mùa xuân chín: “chín” được tác giả kết hợp sử dụng để chỉ trạng thái mùa xuân vào lúc viên mãn nhất. 

- Ngôn từ trong bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân rực rỡ, tràn ngập ánh sáng, tươi đẹp, căng tràn sức sống.