K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3

 TK

Cần Thơ  vốn đẹp xưa nay
Hoa thơm trái ngọt ở đây có đầy
 Tôi yêu cảnh đẹp nơi này

Cần Thơ vẫn mãi làm say lòng người
⇒ Câu thơ thứ nhất "Cần Thơ vốn đẹp xưa nay" thể hiện sự tự hào và tôn vinh vẻ đẹp của thành phố Cần Thơ từ xưa đến nay. Đây là một lời khẳng định về sự trường tồn và giữ gìn nét đẹp của Cần Thơ qua thời gian⇒ Câu thơ thứ hai "Hoa thơm trái ngọt ở đây có đầy" tả lại hình ảnh của một Cần Thơ thơm ngát và phong phú với những loại hoa thơm ngọt và trái cây phong phú. Điều này cho thấy Cần Thơ không chỉ đẹp về cảnh quan mà còn có sự phong phú về đời sống và tài nguyên thiên nhiên⇒ Câu thơ thứ ba "Tôi yêu cảnh đẹp nơi này" thể hiện tình yêu và sự đam mê của người viết đối với cảnh đẹp của Cần Thơ. Đây là một lời khẳng định về sự kết nối tình cảm giữa người viết và thành phố này⇒ Câu thơ cuối cùng "Cần Thơ vẫn mãi làm say lòng người" thể hiện sức hút và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Cần Thơ đối với trái tim và tâm hồn của mọi người. Cần Thơ không chỉ làm say lòng người dân địa phương mà còn thu hút và làm say lòng những người đến thăm và khám phá

* Cậu dựa vô phần này để tự làm nhé: 
I. Giới thiệu chung:
--> Tác giả: Bài thơ không đề tên tác giả, có thể là do một người yêu mến Cần Thơ sáng tác.
--> Thể thơ: Lục bát.
--> Bố cục: Bài thơ có thể chia thành 4 phần:
+ Phần 1 (2 câu đầu): Giới thiệu về vẻ đẹp của Cần Thơ.
+ Phần 2 (2 câu tiếp theo): Nêu cảm nhận của tác giả về Cần Thơ.
+ Phần 3 (4 câu sau): Miêu tả cụ thể về cảnh đẹp Cần Thơ.
+ Phần 4 (2 câu cuối): Bộc lộ nguyện vọng muốn giữ gìn và ca ngợi Cần Thơ.
II. Phân tích:
1. Vẻ đẹp của Cần Thơ:
--> "Cần Thơ vốn đẹp xưa nay" - Câu thơ khẳng định vẻ đẹp vốn có của Cần Thơ từ lâu đời.
--> "Hoa thơm trái ngọt ở đây có đầy" - Vẻ đẹp của Cần Thơ được thể hiện qua sự trù phú, với nhiều hoa thơm trái ngọt.
2. Cảm nhận của tác giả:
--> "Tôi yêu cảnh đẹp nơi này" - Tác giả bày tỏ tình yêu của mình đối với Cần Thơ.
--> "Cần Thơ vẫn mãi làm say lòng người" - Vẻ đẹp của Cần Thơ có sức lay động lòng người.
3. Miêu tả cụ thể về cảnh đẹp Cần Thơ:
--> "Cần Thơ biết mấy xanh tươi" - Cần Thơ hiện lên với màu xanh tươi mát, tràn đầy sức sống.
--> "Cho tôi nhớ mãi nụ cười trẻ thơ" - Nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ góp phần tô điểm cho vẻ đẹp của Cần Thơ.
--> "Đâu ngờ cảnh đẹp Cần Thơ  Làm tôi đứng đấy ngẩn ngơ mà nhìn" - Vẻ đẹp của Cần Thơ khiến tác giả say mê, ngẩn ngơ.
4. Nguyện vọng muốn giữ gìn và ca ngợi Cần Thơ:
--> "Cần thơ cần được giữ gìn  Để sau này có hàng nghìn bài thơ" - Tác giả mong muốn Cần Thơ được giữ gìn để mãi là nguồn cảm hứng cho các thi ca.
--> "Đêm nay tôi thấy Cần Thơ Mọi đêm nhộn nhịp sau giờ lặng thinh?" - Cần Thơ không chỉ đẹp mà còn sôi động, nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm.
III. Đánh giá:
--> Bài thơ sử dụng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nhưng giàu sức gợi cảm.
--> Hình ảnh thơ đẹp, sinh động, thể hiện tình yêu mến của tác giả đối với Cần Thơ.
--> Bài thơ thể hiện niềm tự hào về quê hương Cần Thơ của tác giả.
IV. Liên hệ:
--> Bài thơ "Cần Thơ" gợi cho chúng ta nhớ đến những bài thơ ca ngợi vẻ đẹp quê hương khác như "Quê hương" của Tế Hanh, "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm,...
--> Bài thơ cũng giúp chúng ta thêm yêu mến và trân trọng vẻ đẹp của đất nước Việt Nam.

13 tháng 3 2016

hai câu thơ này nói về tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 
Chỉ cần trong xe có một trái tim 
-Giọng thơ mộc mạc như lời nói bình thường, hình ảnh, ngôn ngữ thơ rất đẹp, rất thơ, cảm hứng suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc, nó hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn mưa bom bão đạn. 
-Những chiếc xe mang trên mình đầy thương tích, đó là những chiến sĩ kiên cường, vượt lên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến. Phía trước ấy là miền nam thân yêu, sức mạnh để chiếc xe ra trận chính là sức mạnh của trái tim người lính, một trái tim nồng nàn tình yêu nước và sôi trào tính chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 
-Nghệ thuât: hoán dụ “trái tim”, điệp ngữ “không có”, kết cấu câu “vẫn”, “chỉ cần”, “có” → làm cho 
giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng. 
-Hình ảnh “trái tim” là nhãn tự của bài thơ, thể hiện sức mạnh chiến đấu, ý chí thống nhất đất nước, trái tim gan góc kiên cường, giàu bản lĩnh, chứa chan tình yêu thương → Trái tim cần lái 
→ Tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, đồng chí ở miền Nam đã khích lệ, động viên người chiến sĩ luôn lạc quan, bình tĩnh, cầm chắc tay lái để đưa đoàn xe mau tới đích. 
-Vẫn cách nói bình thản, ngang tàng nhưng câu thơ đỗi lắng sâu một tinh thần trách nhiệm và có ý 
nghĩa như một lời tâm huyết. 
→ Ý chí quyết tâm chiến đấu và khí phách anh hùng của người chiến sĩ không có bom đạn nào của kẻ thù có thể làm lay chuyển được.

Cô đơnVì sao tôi lại sống?Để thể xác tổn thương.Vì sao da màu lạ?Rồi lẻ loi một mình.Vì sao tôi tự kỉ?Chẳng có người ở bên.Thật ra tôi là ai?Một đứa trẻ cô đơnCha mẹ tôi là ai?Mặt trăng cao vòi vọi,Ánh sao lấp lánh hiền.Đôi chân đi khắp nơi Dể tìm người mình thươngKhao khát và mơ ướcMột người ở bên mình.Con đường dài dằng dặcNắng...
Đọc tiếp

Cô đơn
Vì sao tôi lại sống?
Để thể xác tổn thương.
Vì sao da màu lạ?
Rồi lẻ loi một mình.
Vì sao tôi tự kỉ?
Chẳng có người ở bên.

Thật ra tôi là ai?
Một đứa trẻ cô đơn
Cha mẹ tôi là ai?
Mặt trăng cao vòi vọi,
Ánh sao lấp lánh hiền.

Đôi chân đi khắp nơi 
Dể tìm người mình thương
Khao khát và mơ ước
Một người ở bên mình.

Con đường dài dằng dặc
Nắng gắt, mưa ròng rã
Lang thang và bệnh tật
Khóc!? Chẳng ai quan tâm.

Lặng lẽ sau cái bóng
Một đứa trẻ bất hạnh
Tôi sống vì thứ gì?
Chỉ muốn người mình yêu
Tôi muốn làm gì đó
Thật ý nghĩa, lớn lao
Gửi gắm đến cha mẹ
Cùng tất cả mọi người
Nhưng chẳng ai để ý
Lạnh lẽo và nản lòng
Vì một lẽ nào đó
Đứa trẻ sẽ ra đi.

Hồi còn nhỏ, em cũng hay bị mọi người xa lánh. Cha, mẹ đều có công việc làm nên đã gửi em cho 1 bà vú từ khi lọt lòng đến lúc 5 ;6 tuổi. Vì cùng cảnh ngộ và đau xót cho những đứa trẻ bất hạnh như thế, em làm tặng họ bài thơ này với mong muốn hiểu được nỗi tuyệt vọng của họ, suy nghĩ và hành động của họ.

7
19 tháng 3 2018

Thơ KHÁ hay,chắc là tự sáng tác,cho 1 tràng vỗ tay

19 tháng 3 2018

Thơ tự làm luôn nè:

Giun kim vừa trắng lại vừa tròn

Kí sinh ở ruột hút chất ngon

Sống chết mặc dầu viên thuốc xổ

Mà giun vẫn cứ chạy lon ton.

27 tháng 2 2016

ngọn lửa luôn ấp áp nhưng đối với tấm lòng của Bác dành cho nhân dân thì ấm áp và ko sánh bằng. 

27 tháng 2 2016

Khái quát:

Ngọn lửa tuy ấm áp nhưng Bác Hồ thức đêm vì lo cho dân cho nước, lo cho cuộc chiến đấu có thành công hay ko.

Tương đồng:

Đều tỏa ra một sự ấm áp từ đáy lòng.

29 tháng 1 2018

Trong bài Trên đường thiên lí nhà thơ Tố Hữu đã ghi lại cảm xúc của mình trước cảnh mùa xuân về trên đất nước như sau:

Ta đứng dậy, ngẩn ngơ mà ngắm mãi

Quê hương ta. Nghe phấp phới trong lòng.

Đôi cánh cò trắng vẫy mênh mông.

Ôi Tổ quốc! Đơn sơ mà lộng lẫy!

Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được vẻ đẹp gì của đất nước Việt Nam thân yêu.

Đoạn thơ giúp em cảm nhận được vẻ đẹp đơn sơ, giản dị mà vô cùng cao quý của đất nước Việt Nam thân yêu. Cảnh quê hương làm cho tác giả đứng “ngẩn ngơ mà ngắm mãi“, thấy trong lòng “phấp phới” niềm vui; niềm vui ấy chính là hình ảnh “Đôi cánh cò trắng vẫy mênh mông“. Đất nước hiện ra trong vẻ đẹp thật nên thơ, thanh bình và ấm áp. Đó cũng chính là vẻ đẹp vừa giản dị vừa lộng lẫy và hấp dẫn biết bao.

15 tháng 7 2021

hay ghê

13 tháng 7 2018

a, Bác cần trục vươn tới, kéo lên từng thùng hàng khổng lồ nhẹ nhàng đặt vào những chiếc xe tải đang đợi sẵn.

b,Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục.

13 tháng 7 2018

a) Bác cần trục vươn tới, kéo lên từng thùng hàng khổng lồ nhẹ nhàng đặt vào những chiếc xe tải đang đợi sẵn.

b) Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục.

CHÚC BẠN HỌC TỐT !!

24 tháng 10 2023

- Căn cứ để xác định "Chuyện cổ tích loài người" là một bài thơ là: được sáng tác theo thể thơ năm chữ và chia làm nhiều khổ thơ.

- Chứng minh:
- Bài thơ sử dụng nhiều các biện pháp: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ…
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm xúc kết hợp với hình ảnh thơ gần gũi thân thuộc. 
- Nội dung là kể lại nguồn gốc của loài người, bộc lộ sự yêu thương với trẻ em.

- Tác giả đặt nhan đề "Chuyện cổ tích về loài người" vì: 

+ Nội dung bài thơ là lời kể về nguồn gốc của loài người kết hợp cùng những yếu tố kì ảo tựa như một câu chuyện cổ tích.

+ Nhằm gợi những liên tưởng về những câu chuyện giải thích sự xuất hiện của loài người trong vũ trụ dưới hình thức cổ tích suy nguyên. 

24 tháng 10 2023

 

1. Tác giả: Bài thơ được viết bởi nhà thơ Xuân Quỳnh, một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Xuân Quỳnh được biết đến với những tác phẩm thơ sắc sảo và tinh tế.

2. Nội dung: Bài thơ "Chuyện cổ tích về lời người" nói về sự quan trọng của lời nói và tác động của nó đến cuộc sống con người. Bài thơ mang tính chất tưởng tượng và sử dụng hình ảnh cổ tích để truyền đạt thông điệp.

3. Cấu trúc và ngôn ngữ: Bài thơ có cấu trúc thơ tự do, không tuân theo các quy tắc cố định về đo và vần. Ngôn ngữ của bài thơ tươi sáng, hài hước và sử dụng các hình ảnh cổ tích để tạo ra hiệu ứng tưởng tượng.

Vì vậy, dựa trên tác giả, nội dung, cấu trúc và ngôn ngữ của bài thơ, chúng ta có thể xác định và chứng minh rằng "Chuyện cổ tích về lời người" là một bài thơ của Xuân Quỳnh. Tên đề bài được đặt như vậy để tạo ra sự hấp dẫn và tò mò cho người đọc, đồng thời tạo ra một liên kết giữa chủ đề của bài thơ và các yếu tố cổ tích trong nội dung.

 Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu, đó là tả cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người. Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng : +xác định đối tượng miêu tả +quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu +trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự nhất định

 Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài: Giới thiệu đối tượng sắp miêu tả Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết

 I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.

Ví dụ mở bài:

“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.

II. Thân bài

1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.

Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh. Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.

2. Sân trường vào giờ ra chơi.

a. Tả hoạt động của học sinh.

Tiếng trống “Tùng…Tùng…Tùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ. Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới. Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi. Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình. Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên. Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong những cuốn sách lí thú và bổ ích.

b. Tả hoạt động của thiên nhiên.

Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá. Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò. Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh. Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.

c. Sân trường sau giờ ra chơi

Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp. Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt. Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi. Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.

22 tháng 2 2021

Câu trả lời:

 Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu, đó là tả cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người. Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng : +xác định đối tượng miêu tả +quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu +trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự nhất định

 Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài: Giới thiệu đối tượng sắp miêu tả Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết

 I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.

Ví dụ mở bài:

“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.

II. Thân bài

1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.

Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh. Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.

2. Sân trường vào giờ ra chơi.

a. Tả hoạt động của học sinh.

Tiếng trống “Tùng…Tùng…Tùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ. Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới. Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi. Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình. Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên. Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong những cuốn sách lí thú và bổ ích.

b. Tả hoạt động của thiên nhiên.

Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá. Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò. Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh. Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.

c. Sân trường sau giờ ra chơi

Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp. Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt. Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi. Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.

xin lỗi tôi ăn cắp để có điểm