Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
luôn luôn
An luôn luôn giúp đỡ người khác .
thường xuyên
Bình thường xuyên đi học muôn vì nhà xa .
Tấm áo ấy không phải ai mua, ai tặng và không phải do môt thợ lành nghề nào may mà chính đôi bàn tay khéo léo của mẹ đã may cho em. Mẹ cắt chiếc áo bô đôi của bố thành những mảnh vải nhỏ rổi thức thâu đêm khâu áo.
Một ngày kia, áo được may xong, em sung sướng mặc vào. Chà! Đẹp quá! Mẹ khéo tay thật! Tấm áo màu xanh lá cây có hai chiếc túi xinh xinh và cặp cầu vai vổng vổng. Em khoe với tất cả bạn bè. Ngày ngày tới lớp, em khoác trên người tấm áo thân yêu. Nhưng môt điều nữa làm em quý chiếc áo gấp bôi, đó là hơi ấm của bố vẫn còn trong áo em – hơi ấm của người chiến sĩ. Vui sao mỗi sáng tới trường, em cùng áo và bạn Phượng, bạn Hằng đi trên con đường làng ẩm ướt hơ sương. Những cơn gió thổi nhè nhẹ làm tà áo bay lượn, múa hát như nhắc nhở chúng em mau đến lớp. Nhìn áo, lòng em vui phơi phới và nghĩ đến người cha kính yêu đang cầm súng bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc.
Chúc hk tốt ! Nhớ k nha !
Đâu phải toán,ngữ văn hay tiếng anh đâu bn
Lên google tìm nhé
Hok tốt!
Hoa văn trang trí Đông Sơn mang tính biểu tượng, ước lệ và cách điệu cao, các đường nét hoa văn khúc triết, đơn giản nhưng sinh động, tự nhiên (hình chữ S, hình người, chim, thú, nhà, thuyền,…). Ở giữa mặt trống là hình mặt trời hay ngôi sao mười hai cánh hoặc mười bốn cánh (phần nhiều là mười hai cánh); xung quanh có mười hai vòng đồng tâm, mỗi vòng đều có hình trang trí, trong đó có ba vòng được trang trí hình người và vật, một vòng có hình hươu và chim xen kẽ, một vòng có hình loại chim ăn cá, con đứng, con bay, một số nhà khảo cổ học cho rằng, những hình chim trang trí trên mặt trống là chim lạc, vật tổ của người Lạc Việt. Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ nữ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học (vạch, chấm nhỏ, vòng chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến. Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện.
Hình ảnh trên mặt trống giàu yếu tố trang trí, mỗi hình đều có ý nghĩa nhất định. Những hình vẽ trên mặt trống đồng được coi như một quyển Âm lịch, nhìn vào các biểu tượng người ta đoán biết thời tiết, bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông). Xin điểm kỹ một vài hình ảnh làm minh chứng như sau:
Hình người: mặc váy dài, có hai vạt tỏa ra hai phía, vừa đi vừa múa, có người tay cầm rìu, có người thổi khèn, có người cầm giáo, cán giáo có trang trí lông chim. Hoặc có thể người đang quay mặt về phía nhà cầu mùa, xõa tóc, mặc váy hay có đôi trai gái đang cầm chày, đầu chày có trang trí lông chim.
Hình nhà: có hai loại hình nhà sàn (loại mái cong và mái tròn). Qua đó cho ta thấy nhà sàn là loại kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt. Nó là cội nguồn của những ngôi đình Việt ngày nay.
Hình thuyền: nhiều trống đồng hình chiếc thuyền được chạm khắc trên tang trống cho chúng ta thấy kỹ thuật đi biển của người Việt xưa đạt đến mức khá cao. Hãy xem hình người thuyền trưởng dùng trống đồng và một dụng cụ đo góc độ và phương giác dựa vào các vì sao để tìm phương hướng ở thời kỳ mà các nhà hàng hải chưa sáng chế ra địa bàn. Mỗi thuyền đều có một người cầm lái đầu đội mũ lông chim, tay lái có trang sức lông chim. Trên sàn thuyền có một người bắn cung, không đội mũ lông chim mà búi tóc, đó là những thủy binh đánh xa. Họa tiết này chứng minh cho ta thấy cuộc sống sông nước của cha ông ta.
Ngoài ra mặt trống còn thể hiện tiết khí trong năm, chẳng hạn Tiết đông chí: ta gặp trên đường bán kính từ trung tâm bông hoa kéo ra, hình vẽ cái nhà sàn, có hai vợ chồng con chim trên nóc mái, và trong nhà có ba người đang nằm vừa ngồi nhỏm dậy. Góc phải của nhà sàn ở mặt đất có cái gì như cái cối đặt nằm nghiêng. Góc trái có đứa nhỏ gõ vào cái gì như cái trống con, có vẻ để báo thức. Ta hiểu rằng trải qua một mùa đông, các loài vật đông miên ngủ vùi đến ngày đông chí mới tỉnh dậy, mầm mộng của các loài hoa lá trên cành cũng đến ngày ấy mới “ngồi dậy”. Cả đến cái cối nằm ngủ mãi có lẽ cũng sắp được dựng dậy để làm việc. Tiết hạ chí: đối điểm của Đông chí bên kia vòng tròn, trên cùng đường kính,… ta vẫn gặp những cái nhà sàn ấy, nhưng có điểm khác là trên nóc mái chỉ có một con chim trống, con mái dường như đang ở nhà ấp trứng. Từ hình ảnh này người xưa quan niệm “mùa hè phải đóng bè làm phúc; không được phá phách các tổ chim; bắt được chim còn phải phóng sinh nó đi, để nó về nuôi vợ con nó”… Đây là truyền thống tốt đẹp mà còn mãi đến thế hệ chúng ta ngày nay.
Vòng thứ tám (tính từ tâm điểm) gồm hai nhóm, mỗi nhóm có mười con hươu cách nhau bằng hai tốp chim xòa cánh bay (một tốp sáu con và một tốp tám con). Cứ một con hươu đực thì đến một con hươu cái. Đó là những hình vẽ con vật tượng trưng. Chẳng hạn: Gà (thuộc lớp chim) chỉ đi ăn vào ban ngày, hươu đi ăn vào đêm trăng sáng. Căn cứ như vậy người xưa tính được sáu đêm vào đầu tháng (từ mồng một đến mồng sáu) và tám đêm vào cuối tháng (từ 22 đến 30) không có trăng. Và họ suy ra sáu đêm đầu tháng và tám đêm cuối tháng sẽ không đi săn thú được, vì không có trăng.
Theo kinh nghiệm cũ truyền mãi tới ngày nay, có sáu đêm đầu tháng không trăng, người ta tính: Mồng một lưỡi trâu – mồng hai lưỡi gà – mồng ba lưỡi liềm – mồng bốn câu liêm – mồng năm liềm vật – mồng sáu phạt cỏ – mồng bẩy tỏ trăng, là bắt đầu tuần trăng sáng. Tuần trăng sáng được tính: Mười rằm trăng náu – mười sáu trăng treo – mười bảy trải giường chiếu – mười tám giương cạm – mười chín bịn rịn – hai mươi giấc tốt – hai mốt nửa đêm… Những ngày còn lại không có trăng nên không cần tính nữa.
Vòng thứ mười gồm ba mươi sáu con chim được cách điệu, xếp cùng chiều (mười tám con đậu và mười tám con đang bay). Chim bay là loại chim mỏ dài, có mào, đuôi và chân dài, mình gầy thuộc loại cò, sếu hoặc vạc; chim đậu có nhiều loại. Con thì mỏ ngắn vênh lên, con thì mỏ dài chúc xuống, phần đông là chim ngậm mồi. Các con chim đậu đều có đuôi ngắn.
Ngoài những hoa văn trên, ở rìa mặt trống có một số vết của những con kê còn để lại khi đúc trống. Phần trên cùng của tang trống là đoạn tiếp giáp với mặt trống có sáu vòng hoa văn hình học, các vòng một và sáu là những đường chấm nhỏ thẳng hàng, vòng hai và năm là hoa văn răng cưa, đỉnh quay về hai phía có những chấm nhỏ xem kẽ, vòng ba và bốn là hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối với nhau bằng những tiếp tuyến song song.
Suốt hàng nghìn năm, những chiếc trống đã là vật tượng trưng cho tinh hoa văn hóa, ý chí quật cường của dân tộc ta. Trong nghi lễ cũng như dịp hội hè vui vẻ, tiếng trống đồng trầm hùng vang vọng tạo ra một không khí uy nghi, làm tăng lòng tự hào dân tộc và làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn – có thể nói đây là bộ sưu tập lớn nhất thế giới.
Những hình ảnh họa tiết trên trống đồng cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị thẩm mỹ. Sự sắp xếp trên mặt và thân trống đều theo một quy ước, một trật tự, có chiều hướng ổn định, ta không thể tự thay đổi được. Tất cả những hình ảnh mà ta thấy không hề có một chi tiết nào thừa. Những hình người, hình chim, hươu,… xếp theo hàng luôn theo hướng đi của mặt trời, nhìn trên mặt trống đồng là ngược chiều kim đồng hồ. Tuy vậy, thực tế vẫn có vài nơi sử dụng họa tiết mặt trống đồng để trang trí lại hay đặt ngược. Ví dụ: bìa phụ cuốn sách “Việt Nam hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc” (NXB Văn hóa dân tộc -1996) con chim lại quay đầu theo chiều kim đồng hồ, như thế là ngược; hay ngay cả trang Văn học nghệ thuật của Đài Phát thanh truyền hình Thái Nguyên nhiều năm nay vẫn để biểu tượng trống đồng quay ngược (theo chiều kim đồng hồ). Thiết nghĩ khi tạo hình ảnh trống đồng cũng cần để ý chiều hướng sao cho thuận.
Là Hoạt động vừa sức không quá sức
thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe
hok tốt
đoán z ko bt đúng ko
-tập thể dục thường xuyên
-ăn uống điều độ ;hợp lí
-uống đủ nước mỗi ngày
Trung thực: cây ngay ko sợ chết đứng
đoàn kết ; một cây làm chẳng lên non
ba cây chụm lại thành hòn núi cao
nhân hậu;lá lành đùm lá rách
tự trọng; chết vinh còn hơn sống nhục
nhân hậu:một miếng khi đói bằng một miếng khi no
đoàn kết:một con ngựa đau cả bỏ cỏ
Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
Bước vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.
Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
Bước vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa"
k mình nha
Ngày xửa ngày xưa, ở làng nọ có bà lão nghèo khổ quanh năm sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Bộ váy áo nâu sồng của bà đã cũ lắm rồi, vá chằng vá đụp nhiều miếng, chẳng đủ giữ ấm cho bà trong những ngày giá lạnh.
Một hôm, bà lão bắt được một con ốc khác hẳn ốc thường, màu vỏ của nó xanh biếc trông rất đẹp. Thấy lạ, bà không bán mà thả vào chum nước để nuôi. Trưa hôm sau, về đến nhà, bà ngạc nhiên khi thấy sân vườn, nhà cửa đã được quét dọn sạch sẽ; mâm cơm đã được bày biện tinh tươm. Lợn trong chuồng ăn no, nằm lim dim ngủ. Ngoài vườn, mấy luống rau sạch cỏ và xanh mơn mởn vì vừa được tưới nước. Đêm hôm ấy, bà lão trằn trọc không ngủ. Bà tự nhủ sẽ tìm bằng được người đã giúp mình.
Tiếng gà gáy rộn trong thôn. Bà lão trở dậy, buộc cái giỏ ngang lưng, đội nón lên đầu rồi tất tả ra đồng kiếm con cua, con tép. Non trưa, bà lặng lẽ trở về, nấp kín sau bụi chuối ngoài vườn, rình xem thế nào. Bỗng nhiên, từ trong chum nước, một nàng tiên xiêm áo thướt tha nhẹ nhàng bước ra rồi đi vào bếp. Bà lão vội lấy chiếc vỏ ốc, đập vỡ tan để nàng tiên không còn chỗ chui vào nữa. Nghe tiếng động, nàng tiên ốc giật mình quay lại. Bà lão mừng rỡ nắm lấy tay nàng:
- Ồ! Thì ra con đã giúp bà lão nghèo khổ này đấy ư? Bà cảm ơn con!
Nàng tiên ốc lúng túng đáp lời:
- Dạ! Thưa bà, con xin đền đáp ơn cứu mạng của bà!
Bà lão móm mém cười:
- Thôi nào, ơn nghĩa có đáng kể gì! Từ nay, con hãy ở đây với bà. Bà cháu ta sớm tối có nhau, con có bằng lòng không?
Nàng tiên ốc bẽn lẽn gật đầu, đôi mắt sáng long lanh, đôi má ửng hồng trông tuyệt đẹp. Thế là từ đó, họ chung sống dưới mái tranh nghèo, hết lòng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Tuổi già của bà cụ trôi qua trong những ngày vui vẻ và êm ấm.
Câu hỏi đâu bạn
à câu hỏi là " Em có cảm nhận, suy nghĩ gì sau khi đọc khổ thơ trên."