K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 1 2019

Là Hoạt động vừa sức không quá sức 

thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe

hok tốt

đoán z ko bt đúng ko

31 tháng 1 2019

-tập thể dục thường xuyên 

-ăn uống điều độ ;hợp lí

-uống đủ nước mỗi ngày

29 tháng 1 2019

Trong dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn 26 tháng 3 vừa qua, em được ba cho đi xem Hội khoẻ của thanh niên thành phố, tổ chức tại Nhà thi đấu Phan Đình Phùng. Rất nhiều tiết mục hấp dẫn như Vovinam, vật tự do, Karatê, bóng bàn, bóng chuyền, cử tạ... nhưng em thích nhất vẫn là môn cử tạ. Vận động viên Huỳnh Quốc Long đã xứng đáng đoạt Huy chương Vàng trong cuộc thi này.

Sau lời giới thiệu của ban tổ chức, lực sĩ Long bước ra sàn đấu giữa tiếng vỗ tay cổ vũ nồng nhiệt của khán giả. Anh rất trẻ, chỉ khoảng hơn hai mươi tuổi. Mái tóc đen hớt cao làm tăng thêm vẻ cương nghị của gương mặt chữ điền. Đôi mắt sáng, nụ cười thân thiện rất dễ gần.

Lực sĩ Long có một thân hình rất đẹp. Anh cao khoảng một mét bảy, nặng hơn bẩy mươi kí lô. Vai rộng, ngực nở, chân tay nổi bắp thịt cuồn cuộn trôg mới khoẻ mạnh làm sao! Nước da nâu bóng khiến cho anh trông giống như một pho tượng đồng đen sừng sững.

Lực sĩ khẽ nghiêng mình cúi chào khán giả rồi bắt đầu bài thi đấu của mình. Anh choãi chân, lấy thế đứng vững vàng rồi cúi xuống nâng tạ. Vài giây trôi qua, cả ngàn ánh mắt hồi hộp theo dõi từng động tác của anh. Bất ngờ anh nâng bổng hai quả tạ sắt nặng hàng trăm kí giơ cao quá đầu một cách nhẹ nhàng giữa tiếng reo hò khen ngợi và tiếng hoan hô như sấm động. Một số khán giả ùa lên chúc mừng và tặng anh những bó hoa tươi. Gương mặt lực sĩ rạng rỡ một niềm hạnh phúc.

Có được thành công hôm nay, chắc chắn lực sĩ đã phải trải qua một quá trình khổ luyện lâu dài. Ngắm nhìn anh, em ao ước ngày mai lớn lên. em cũng sẽ có được một thân hình và một sức khoẻ như thế. Điểu đó chẳng dễ dàng gì nhưng ông cha ta đã dạy: Có chí thì nên.

còn trả lời giúp mk hông ????

5 tháng 11 2021

Trung thực: cây ngay ko sợ chết đứng
đoàn kết ; một cây làm chẳng lên non
ba cây chụm lại thành hòn núi cao
nhân hậu;lá lành đùm lá rách
tự trọng; chết vinh còn hơn sống nhục

7 tháng 11 2023

nhân hậu:một miếng khi đói bằng một miếng khi no

đoàn kết:một con ngựa đau cả bỏ cỏ

 

22 tháng 1 2019

Đâu phải toán,ngữ văn hay tiếng anh đâu bn

Lên google tìm nhé

Hok tốt!

22 tháng 1 2019

Hoa văn trang trí Đông Sơn mang tính biểu tượng, ước lệ và cách điệu cao, các đường nét hoa văn khúc triết, đơn giản nhưng sinh động, tự nhiên (hình chữ S, hình người, chim, thú, nhà, thuyền,…). Ở giữa mặt trống là hình mặt trời hay ngôi sao mười hai cánh hoặc mười bốn cánh (phần nhiều là mười hai cánh); xung quanh có mười hai vòng đồng tâm, mỗi vòng đều có hình trang trí, trong đó có ba vòng được trang trí hình người và vật, một vòng có hình hươu và chim xen kẽ, một vòng có hình loại chim ăn cá, con đứng, con bay, một số nhà khảo cổ học cho rằng, những hình chim trang trí trên mặt trống là chim lạc, vật tổ của người Lạc Việt. Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ nữ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học (vạch, chấm nhỏ, vòng chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến. Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện.
Hình ảnh trên mặt trống giàu yếu tố trang trí, mỗi hình đều có ý nghĩa nhất định. Những hình vẽ trên mặt trống đồng được coi như một quyển Âm lịch, nhìn vào các biểu tượng người ta đoán biết thời tiết, bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông). Xin điểm kỹ một vài hình ảnh làm minh chứng như sau:
Hình người: mặc váy dài, có hai vạt tỏa ra hai phía, vừa đi vừa múa, có người tay cầm rìu, có người thổi khèn, có người cầm giáo, cán giáo có trang trí lông chim. Hoặc có thể người đang quay mặt về phía nhà cầu mùa, xõa tóc, mặc váy hay có đôi trai gái đang cầm chày, đầu chày có trang trí lông chim.
Hình nhà: có hai loại hình nhà sàn (loại mái cong và mái tròn). Qua đó cho ta thấy nhà sàn là loại kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt. Nó là cội nguồn của những ngôi đình Việt ngày nay.
Hình thuyền: nhiều trống đồng hình chiếc thuyền được chạm khắc trên tang trống cho chúng ta thấy kỹ thuật đi biển của người Việt xưa đạt đến mức khá cao. Hãy xem hình người thuyền trưởng dùng trống đồng và một dụng cụ đo góc độ và phương giác dựa vào các vì sao để tìm phương hướng ở thời kỳ mà các nhà hàng hải chưa sáng chế ra địa bàn. Mỗi thuyền đều có một người cầm lái đầu đội mũ lông chim, tay lái có trang sức lông chim. Trên sàn thuyền có một người bắn cung, không đội mũ lông chim mà búi tóc, đó là những thủy binh đánh xa. Họa tiết này chứng minh cho ta thấy cuộc sống sông nước của cha ông ta.
Ngoài ra mặt trống còn thể hiện tiết khí trong năm, chẳng hạn Tiết đông chí: ta gặp trên đường bán kính từ trung tâm bông hoa kéo ra, hình vẽ cái nhà sàn, có hai vợ chồng con chim trên nóc mái, và trong nhà có ba người đang nằm vừa ngồi nhỏm dậy. Góc phải của nhà sàn ở mặt đất có cái gì như cái cối đặt nằm nghiêng. Góc trái có đứa nhỏ gõ vào cái gì như cái trống con, có vẻ để báo thức. Ta hiểu rằng trải qua một mùa đông, các loài vật đông miên ngủ vùi đến ngày đông chí mới tỉnh dậy, mầm mộng của các loài hoa lá trên cành cũng đến ngày ấy mới “ngồi dậy”. Cả đến cái cối nằm ngủ mãi có lẽ cũng sắp được dựng dậy để làm việc. Tiết hạ chí: đối điểm của Đông chí bên kia vòng tròn, trên cùng đường kính,… ta vẫn gặp những cái nhà sàn ấy, nhưng có điểm khác là trên nóc mái chỉ có một con chim trống, con mái dường như đang ở nhà ấp trứng. Từ hình ảnh này người xưa quan niệm “mùa hè phải đóng bè làm phúc; không được phá phách các tổ chim; bắt được chim còn phải phóng sinh nó đi, để nó về nuôi vợ con nó”… Đây là truyền thống tốt đẹp mà còn mãi đến thế hệ chúng ta ngày nay.

Vòng thứ tám (tính từ tâm điểm) gồm hai nhóm, mỗi nhóm có mười con hươu cách nhau bằng hai tốp chim xòa cánh bay (một tốp sáu con và một tốp tám con). Cứ một con hươu đực thì đến một con hươu cái. Đó là những hình vẽ con vật tượng trưng. Chẳng hạn: Gà (thuộc lớp chim) chỉ đi ăn vào ban ngày, hươu đi ăn vào đêm trăng sáng. Căn cứ như vậy người xưa tính được sáu đêm vào đầu tháng (từ mồng một đến mồng sáu) và tám đêm vào cuối tháng (từ 22 đến 30) không có trăng. Và họ suy ra sáu đêm đầu tháng và tám đêm cuối tháng sẽ không đi săn thú được, vì không có trăng.
Theo kinh nghiệm cũ truyền mãi tới ngày nay, có sáu đêm đầu tháng không trăng, người ta tính: Mồng một lưỡi trâu – mồng hai lưỡi gà – mồng ba lưỡi liềm – mồng bốn câu liêm – mồng năm liềm vật – mồng sáu phạt cỏ – mồng bẩy tỏ trăng, là bắt đầu tuần trăng sáng. Tuần trăng sáng được tính: Mười rằm trăng náu – mười sáu trăng treo – mười bảy trải giường chiếu – mười tám giương cạm – mười chín bịn rịn – hai mươi giấc tốt – hai mốt nửa đêm… Những ngày còn lại không có trăng nên không cần tính nữa.
Vòng thứ mười gồm ba mươi sáu con chim được cách điệu, xếp cùng chiều (mười tám con đậu và mười tám con đang bay). Chim bay là loại chim mỏ dài, có mào, đuôi và chân dài, mình gầy thuộc loại cò, sếu hoặc vạc; chim đậu có nhiều loại. Con thì mỏ ngắn vênh lên, con thì mỏ dài chúc xuống, phần đông là chim ngậm mồi. Các con chim đậu đều có đuôi ngắn.
Ngoài những hoa văn trên, ở rìa mặt trống có một số vết của những con kê còn để lại khi đúc trống. Phần trên cùng của tang trống là đoạn tiếp giáp với mặt trống có sáu vòng hoa văn hình học, các vòng một và sáu là những đường chấm nhỏ thẳng hàng, vòng hai và năm là hoa văn răng cưa, đỉnh quay về hai phía có những chấm nhỏ xem kẽ, vòng ba và bốn là hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối với nhau bằng những tiếp tuyến song song.
Suốt hàng nghìn năm, những chiếc trống đã là vật tượng trưng cho tinh hoa văn hóa, ý chí quật cường của dân tộc ta. Trong nghi lễ cũng như dịp hội hè vui vẻ, tiếng trống đồng trầm hùng vang vọng tạo ra một không khí uy nghi, làm tăng lòng tự hào dân tộc và làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn – có thể nói đây là bộ sưu tập lớn nhất thế giới.
Những hình ảnh họa tiết trên trống đồng cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị thẩm mỹ. Sự sắp xếp trên mặt và thân trống đều theo một quy ước, một trật tự, có chiều hướng ổn định, ta không thể tự thay đổi được. Tất cả những hình ảnh mà ta thấy không hề có một chi tiết nào thừa. Những hình người, hình chim, hươu,… xếp theo hàng luôn theo hướng đi của mặt trời, nhìn trên mặt trống đồng là ngược chiều kim đồng hồ. Tuy vậy, thực tế vẫn có vài nơi sử dụng họa tiết mặt trống đồng để trang trí lại hay đặt ngược. Ví dụ: bìa phụ cuốn sách “Việt Nam hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc” (NXB Văn hóa dân tộc -1996) con chim lại quay đầu theo chiều kim đồng hồ, như thế là ngược; hay ngay cả trang Văn học nghệ thuật của Đài Phát thanh truyền hình Thái Nguyên nhiều năm nay vẫn để biểu tượng trống đồng quay ngược (theo chiều kim đồng hồ). Thiết nghĩ khi tạo hình ảnh trống đồng cũng cần để ý chiều hướng sao cho thuận.

9 tháng 12 2017

a) Chơi kéo co

b) Chơi vật tay

c) Chơi rubik

9 tháng 12 2017

a) nhay day 

b) da bong 

c) co vua

25 tháng 2 2020

5 từ chỉ hoạt động có lợicho sức khỏe :

tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chạy nhảy, chơi bóng

5 từ chỉ đặc điểm cơ thể khỏe mạnh :

vạm vỡ, cường tráng, rắn rỏi, lực lưỡng, to khỏe

25 tháng 2 2020

Tập thể thao, chạy bộ, tập thể dục, đá bóng, chơi bóng rổ.

-Tôi luôn dậy sớm vào buổi sáng để tập thể thao.

Nhanh nhẹn, vạm vỡ, cường tráng, rắn rỏi, lực lưỡng.

-Tuy đã ngoài 80 nhưng bà tôi vẫn rất nhanh nhẹn.

26 tháng 11 2017

 

Tôi là một người Pháp đang sinh sống, làm ăn ở Việt Nam và đã chứng kiến sự thành đạt một doanh nhân Việt Nam. Đó là câu chuyện của “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi. Bưởi sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Mồ côi cha từ nhỏ, ngày ngày Bưởi phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong trên khắp các nẻo đường. Thấy Bưởi khôi ngô, nhà tư sản họ Bạch nhận làm con nuôi, đặt tên là Bạch Thái Bưởi và cho ăn học tử tế.

Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, ông đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ... và cố tìm ra hướng làm ăn mới.

Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ lấy tên là Bạch Thái Bưởi vào lúc những con tàu chở khách của người Hoa đã độc chiếm các tuyến đường sông miền Bắc. ông cho người đến tận các bến tàu diễn thuyết, hô hào. Trên mỗi chiếc tàu, ông cho dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ tiền vào ống, tiếp sức cho chủ tàu. Khi đổ ống ra, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho Bạch Thái Bưởi. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lủc thịnh vượng nhất, công ti ông có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,...

Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã có trong tay một sản nghiệp đồ sộ, được mọi người yêu mến, trân trọng gọi là: “Bậc anh hùng kinh tế - Vua tàu thuỷ".

26 tháng 11 2017

 Người xưa thường có câu nói rằng: “Có chí thì nên”. Chỉ cần chúng ta có quyết tâm, bền chí, không nản lòng khi gặp thất bại thì việc gì chúng ta cũng có thể làm được. Đó là điều mà tôi - một chủ tàu người Pháp - đã học được qua câu chuyện của “Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi”.Chuyện là thế này:

Khi nước Pháp đặt nền móng bảo hộ Việt Nam đi vào ổn định, tôi bắt đầu chuyển hướng kinh doanh sang Việt Nam. Là người Pháp, được hưởng nhiều ưu tiên, tôi nhanh chóng mở ngay công ty vận tải đường biển. Hơn hai mươi năm làm ăn phát đạt thì công ty tôi gặp một đối thủ: ông Bạch Thái Bưởi, một chủ tàu người Việt.

Bưởi xuất thân nghèo khổ, mồ côi cha từ bé nên phải bán hàng rong với mẹ. Tuy vậy, Bưởi có khuôn mặt khôi ngô và tư chất thông minh. Nhờ vậy, Bưởi được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi. Do đó, Bưởi có họ Bạch. Năm hai mươi mốt tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư ký cho một hãng buôn. Anh nhanh chóng nắm vững kiến thức về thương mại và bắt đầu kinh doanh độc lập. Bưởi kinh doanh đủ mọi ngành: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ… Có lúc anh cũng khánh kiệt gia sản nhưng anh vẫn không hề nản chí.

Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thủy khi những con tàu của người Hoa gần như độc chiếm các đường sông miền Bắc. Chủ tàu người Pháp chúng tôi chủ yếu kinh doanh ở miền Nam, cũng ít bị ảnh hưởng hơn nhưng thật sự chúng tôi: chủ tàu Pháp, Hoa và Bưởi đang ở trên thương trường cạnh tranh khá quyết liệt. Bạch Thái Bưởi có phương pháp vận động khách hàng rất hay: ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Bưởi khích lệ,tinh thần dân tộc Việt rất cao nên hầu hết khách đi tàu đều đến ủng hộ ông. Họ rất thích biểu ngữ"Người ta thì đi tàu ta” của ông và tình nguyện giúp đỡ ông. Khách đi tàu gom tiền xu vào những ống tiết kiệm ông Bưởi cho treo trên tàu để quyên góp, trợ sức cho chủ tàu. Khi bổ ống, tiền đồng rất nhiều còn tiền hào và tiền xu thì nhiều vô kể. Khách đi tàu của ông Bưởi mỗi ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa sau một thời gian cạnh tranh phải bán lại tàu cho ông Bưởi. Chúng tôi rút vào kinh doanh ở miền Nam vì ở miền Nam, chúng tôi được nhiều quyền lợi ưu tiên hơn. Sau đó, ông Bưởi còn mua xưởng đóng tàu,thuê kĩ sư giỏi để trông nom. Công ty vận tải đường thủy của Bạch Thái Bưởi lớn mạnh có đến ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên của lịch sử Việt Nam như: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị… Chỉ trong vòng mười năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế" nổi tiếng khắp Việt Nam thời ấy.

Mặc dù thành công của ông Bạch Thái Bưởi là thất bại của chúng tôi nhưng tôi vẫn rất nể phục người doanh nhân bền chí, kiên trì, có nhiều sáng kiến như ông Bưởi. Ông đã làm cho những người Pháp, người Hoa phải e dè, cảm phục trí thông minh và chịu khó của người Việt. Ông Bưởi xứng đáng được tham gia vào thương trường rộng lớn như Đông Dương và thế giới.Bạch Thái Bưởi thực sự là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực cho thế hệ sau..........

27 tháng 12 2017

a)  Đ

b)   S

c)    S

27 tháng 12 2017

a) Đ

b) S

c) S