Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Xin lỗi em, chị có xíu việc nên làm hơi muộn
Câu 2:
Trâu là động vật thuộc lớp thú có vú. Thân hình của trâu trông vô cùng vạm vỡ. Lông trâu là lông mao, thường có màu đen. Da trâu rất dày và bóng loáng. Hai cái tai như hai cái lá đa, lúc nào cũng ve vẩy để đuổi ruồi, ngoài ra, tai trâu cũng rất thính, giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Mũi trâu ươn ướt, người ta thường luồn sợi dây vào mũi trâu để kéo đi cho dễ. Mắt trâu to tròn như hai hòn bi ve. Trâu cũng giống như bò, thuộc nhóm động vật nhai lại và chỉ có một hàm răng. Việc trâu chỉ có một hàm răng được người xưa lí giải qua câu chuyện “Trí khôn của ta đây”: vì trâu mải cười con hổ bị người nông dân lừa buộc vào gốc cây nên ngã lăn xuống đất, răng đập vào đã, gãy mất một hàm. Đuôi trâu ngắn, có một túm lông ở cuối. Hai cái sừng trên đầu uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu tự vệ chống lại sự tấn công của kẻ thù. Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ 1-2 lứa, mỗi lứa một con. Trâu con mới sinh ra gọi là nghé.
Đoạn văn sử dụng phương pháp thuyết minh liệt kê em nhé
Câu 3:
I. Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.
“Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tươi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc, xuất xứ:
Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930 quyết định và nghiên cứu. Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế
2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: Ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: Bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
- Bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
3. Phân loại:
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài)
- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa trong bài viết)
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.
5. Ưu điểm, khuyết điểm:
- Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
6. Ý nghĩa:
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẩm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.
Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.
“Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”
III. Kết bài: Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.
Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: Giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
Em tham khảo:
Tôi là Xiu - một họa sĩ trẻ và rất yêu thích công việc hội họa của mình. Dù công việc không mang lại nhiều giá trị vật chất nhưng tôi được sống với niềm mê của mình và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống. Kiệt tác khiến tôi luôn xúc động và không thể nào quên mỗi khi nghĩ đến chính là chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường ngoài cửa sổ nhiều năm về trước.
Tôi sống trong một căn hộ thuê cùng với một người bạn kém tuổi, đó là Giôn-xi. Cô ấy giống tôi, cũng là một họa sĩ trẻ. Ở tầng bên dưới là phòng của cụ Bơ-men, một họa sĩ nghèo và cả đời cụ mơ ước sẽ vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Tôi vẫn nhớ vào mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị mắc căn bệnh sưng phổi, cô ấy mệt mỏi và ốm yếu. Số tiền để chạy chữa bệnh tật đã cạn dần khiến em luôn buồn chán và nghĩ đến cái chết. Nhìn ra bức tường gạch đối diện cửa sổ, Giôn-xi đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân và em tin rằng khi nào chiếc lá cuối cùng rụng hết thì em cũng buông xuôi, lìa đời. Tôi vô cùng lo lắng cho em nhưng không làm thế nào thay đổi được suy nghĩ tiêu cực đó. Khi Giôn-xi ngủ, tôi nhẹ nhàng kéo tầm mành xuống để em ngủ được ngon giấc. Tôi ra hiệu cho cụ Bơ-men sang phòng bên, chúng tôi sợ sệt nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân và chẳng biết phải nói sao. Cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng ngoài trời vẫn đang rơi, tuyết phủ trắng. Tôi lặng lẽ và tập trung vẽ bức tranh về cụ Bơ-men với chiếc áo sơ mi cũ màu xanh và đang ngồi đóng vai một tay thợ mỏ già trên cái ấm đun nước lật úp giả làm tảng đá.
Sáng hôm sau, tôi tỉnh dậy sau khi vừa chợp mắt được chừng một tiếng, Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành màu xanh đã kéo xuống. Em thều thào ra lệnh với tôi:”Kéo nó lên, em muốn nhìn”. Tôi chán nản đưa tay kéo tấm mành lên theo mong muốn của Giôn-xi.
Nhưng cả tôi và Giôn-xi đều vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy chiếc lá thường xuân bám trên tường gạch. Tôi đã rất lo lắng bởi trận mưa vùi dập, những cơn gió rít kéo dài cả đêm qua sẽ làm rụng hết những chiếc lá thường xuân còn sót lại. Nhưng thật may mắn vẫn còn một chiếc lá, đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Tôi say sưa ngắm nhìn chiếc lá dũng cảm ấy, cuống có màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, bám vào cành cây cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
Giôn-xi nói với tôi:” Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Đó là chiếc lá cuối cùng. Em nghe thấy gió thổi và hôm nay nó sẽ rụng thôi, cùng lúc đó thì em sẽ chết”.
Tôi cúi khuôn mặt hốc hác của mình xuống gần gối và nói với em gần như van xin:”Em thân yêu, thân yêu! Em hãy nghĩ đến chị nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”
Giôn-xi không trả lời tôi, Em có lẽ đang rất cô đơn và tuyệt vọng khi nghĩ đến chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình, ý nghĩ ấy giờ đây như choáng ngợp lấy tâm trí của cô.
Ngày hôm đó trôi qua, tôi và Giôn-xi vẫn nhìn trông ra chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường đơn độc. Đêm hôm đó, gió bấc lại ào ào, trời đã mưa rất to và đập mạnh vào cửa sổ, tôi nghe tiếng mưa rơi lộp độp xuống mặt đất. Khi trời vừa sáng, em lại ra lệnh cho tôi kéo mành lên và nhìn ra cửa sổ trông chờ.
Tôi đang quấy món cháo gà cho em trên lò hơi đốt. Giôn-xi nhìn ra cửa sổ và chiếc lá thường xuân vẫn nằm ở đó. Em ngắm nhìn hồi lâu và gọi tôi với giọng phấn chấn: “Em thật là cô bé hư, chị Xiu thân yêu ơi”. Tôi quay lại nhìn và em tiếp tục nói”Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội”. Rồi em nhờ tôi lấy cháo, một chút sữa pha rượu vang đỏ, chiếc giường và nhờ tôi cho em ngồi dậy xem tôi nấu nướng. Sau đó, em nói với tôi về ước mơ sẽ được đến vẽ vịnh Na-plo.
Buổi chiều bác sĩ đến khám và tôi đã kiếm cớ tiễn bác sĩ ra hành lang. Bác sĩ thông báo bệnh tình của Giôn-xi đã khỏi được năm phần. Tôi rất mừng cho cô ấy nhưng lại biết được tin không vui về cụ Bơ-men đang bị sưng phổi và tình hình rất nguy kịch.
Ngày hôm sau, bác sĩ thông báo cho tôi rằng Giôn-xi đã qua cơn nguy hiểm và dặn dò tôi chăm sóc chu đáo cho em. Tôi thở phào nhẹ nhõm và tôi đến bên chỗ em ngồi, tâm trạng em đã vui vẻ trở lại. Tôi âu yếm ôm lấy em và kể cho em bí mật về chiếc lá…Hai chị em tôi khóc nức lên, hằng ngày cụ sống âm thầm là thế mà ai biết được ẩn chứa bên trong lại là một trái tim nồng nàn yêu thương, 40 năm mơ ước về kiệt tác mà cụ chưa thực hiện được giờ đây cụ có biết mình đã hoàn thành kiệt tác không?
Giờ đây, cụ Bơ-men đã yên nghỉ ở một thế giới khác. Sự hi sinh của cụ vì sự sống của Giôn-xi và vì nghệ thuật đã tiếp thêm sức mạnh và tình yêu nghề cho hai chị em tôi.
tham khảo
Mẹ em là một người phụ nữ dịu hiền và tần tảo. Cả cuộc đời bà luôn hi sinh cho chồng, cho con. Mỗi ánh mắt, cử chỉ, lời nói của mẹ luôn đong đầy tình yêu thương.
Có một lần, em bị ốm nặng do đi giữa trời nắng quên không đội mũ. Lúc đầu, chỉ cảm thấy hơi mệt, nên em đã về phòng nằm ngủ mà không nói gì với mẹ. Một lát sau, càng lúc, cơn đau đầu càng dữ dội hơn, cơ thể nặng như đeo chì. Lúc ấy, em biết là mình đã bị ốm thật rồi. Không chỉ khó chịu, mệt mỏi, em còn rất sợ bị mẹ mắng vì không nghe lời mẹ dẫn tới bị ốm. Thế là em cứ nằm lì trong phòng ngủ mà không gọi mẹ.
Đến tối, thấy lạ khi em mãi không xuống nhà ăn cơm, mẹ đã lên phòng tìm em. Khi nhìn thấy em mệt mỏi nằm yên trên giường, người đắp đầy chăn, mẹ hiểu ngay. Em còn nhớ rõ vẻ mặt của mẹ lúc ấy. Đôi mày của mẹ cau vào, hai mắt nhòe nước mắt, hai tay run run sờ lên má, lên trán, lên cổ em. Giọng mẹ nghẹn ngào:
- Con bị ốm sao không gọi mẹ hả? Con mệt từ khi nào rồi hả con? Con đau chỗ nào, bảo mẹ nghe?
Những câu hỏi dồn dập của mẹ khiến em cảm thấy thật ấm lòng. Như tìm được chỗ dựa của mình, em thút thít kể cho mẹ những đau nhức mà mình đang phải chịu đựng. Nghe em kể, mẹ dịu dàng vuốt tóc và dém chăn, mắt không rời khỏi em. Rồi, mẹ dặn em nằm ngủ và vội vàng đi mua thuốc. Tối hôm ấy, đã lâu rồi, em mới được mẹ chăm sóc từng chút một như thế, hệt một đứa trẻ. Mẹ đút cho em từng thìa cháo, rồi rót nước, dỗ em uống thuốc. Nhìn em ăn, mẹ dịu dàng mỉm cười, rồi khen không ngớt miệng làm em ngượng ngùng lắm. Nhưng cùng với đó, là niềm hạnh phúc ngập tràn, vì được làm người con mà mẹ yêu thương hết mực. Suốt đêm hôm đó, mẹ không về phòng mà nằm cạnh giường em để chăm sóc em. Hành động ấy của mẹ khiến em cảm thấy thật có lỗi vì đã không biết nghe lời.
Hai ngày sau, em hoàn toàn khỏi bệnh. Tất cả là nhờ sự chăm sóc chu đáo của mẹ. Sau lần đó, em đã tự hứa sẽ làm đứa con ngoan của mẹ, không bao giờ làm trái lời mẹ dặn nữa.
Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, cuộc sống của con người vẫn rất cần tinh thần tương thân tương ái. Đó là cùng giúp đỡ lẫn nhau bằng tình thương yêu nhân ái của con người với con người, không bỏ mặc nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn. Và sống trong đời sống, con người cần phải biết đùm bọc, yêu thương, sẻ chia với nhau. Bởi đây là một truyền thống đạo lí tốt đẹp, là biểu hiện cao nhất của lòng nhân ái mà cha ông ta đã đúc kếtt trong những câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách", " Bầu ơi thương lấy bí cung/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". Đó cũng là bởi cuộc sống này vốn tồn tại rất nhiều những khó khăn. Vậy thì cớ sao ta không chia sẻ với nhau những khó khăn ấy, không giúp đỡ lẫn nhau để khiến cuộc sống trở nên đáng sống hơn. Đồng thời, lòng yêu thương ấy sẽ là món quà duy nhất làm giàu cho người nhận nhưng lại không làm nghèo đi người đã cho đi. Khi ta mở rộng lòng mình, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc, sung sướng biết bao nhiêu khi người mà ta an ủi kia được ấm no, được yêu thương. Trong cuộc sống, không quá khó khăn để bắt gặp được những cử chỉ của tinh thần tương thân tương ái ấy. Những tổ chức thiện nguyện ngày càng được lập ra nhằm đem đến sự sẻ chia, giúp đỡ với mọi người. Một quyển vở, nột cuôcns sách, một cây bút cũng giúp các bạn học sinh vùng cao ấm lòng biết bao nhiêu. Một miếng bánh, một nắm cơm, cũng đủ để giúp con người qua cơn đói. Những phong trào ủng hộ vùng cao, ủng hộ miền Trung khắc phục hậu quả lũ lụt là những biểu hiện rõ ràng nhất. Trong những chién đấy với dịch Covid19, tinh thần ấy càng được đẩy lên cao độ qua những hành động phát khẩu trang, nước rửatay miễn phí cho người dân, những tấm lòng hảo tâm gửi về Mặt trận Tổ quốc,... Tất cả những hành động ấy thật đẹp và đáng khen.
Em tham khảo bài này rồi bổ sung về COVID - 19 nha
Câu 1
a. - Đoạn thơ trên trích từ VB "Nhớ rừng"
- Tác giả là Thế Lữ
- Thể thơ là thơ 8 chữ
- PTBĐ chính của VB là biểu cảm
b. Nội dung của đoạn trích trên là: lời kể của con hổ về quá khứ đầy oai nghiêm khi còn ở trong rừng.
Câu 2:
- Câu trên thuộc kiểu câu trần thuật
- Chức năng dùng để kể.
Bạn tham khảo nhé!
C1:
a. Trích từ văn bản : "Nhớ rừng"
Tác giả : Thế Lữ
thể thơ : thơ mới ( thơ 8 chữ)
PTBĐ chính : miêu tả
b. nội dung đoạn thơ trên:
+ miêu tả dáng vẻ của con hổ , hình ảnh của hổ được tác giả thể hiện ra một sự uy nghi, ngang tàng, lẫm liệt của loài chúa tể rừng xanh.
+ suy nghĩ của con hổ biết mình là chúa tể muôn loài.
C2:
thuộc kiểu câu trần thuật
Chức năng của nó là dùng để kể , tả lại dáng đi của con hổ , điệu đi của nó làm cho câu thơ thêm phần gợi hình gợi cảm , để lại sự suy nghĩ ấn đậm trong lòng người đọc.
bài gì
đề bài đâu r