K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2021

tham khảo

Mẹ em là một người phụ nữ dịu hiền và tần tảo. Cả cuộc đời bà luôn hi sinh cho chồng, cho con. Mỗi ánh mắt, cử chỉ, lời nói của mẹ luôn đong đầy tình yêu thương.

Có một lần, em bị ốm nặng do đi giữa trời nắng quên không đội mũ. Lúc đầu, chỉ cảm thấy hơi mệt, nên em đã về phòng nằm ngủ mà không nói gì với mẹ. Một lát sau, càng lúc, cơn đau đầu càng dữ dội hơn, cơ thể nặng như đeo chì. Lúc ấy, em biết là mình đã bị ốm thật rồi. Không chỉ khó chịu, mệt mỏi, em còn rất sợ bị mẹ mắng vì không nghe lời mẹ dẫn tới bị ốm. Thế là em cứ nằm lì trong phòng ngủ mà không gọi mẹ.

Đến tối, thấy lạ khi em mãi không xuống nhà ăn cơm, mẹ đã lên phòng tìm em. Khi nhìn thấy em mệt mỏi nằm yên trên giường, người đắp đầy chăn, mẹ hiểu ngay. Em còn nhớ rõ vẻ mặt của mẹ lúc ấy. Đôi mày của mẹ cau vào, hai mắt nhòe nước mắt, hai tay run run sờ lên má, lên trán, lên cổ em. Giọng mẹ nghẹn ngào:

- Con bị ốm sao không gọi mẹ hả? Con mệt từ khi nào rồi hả con? Con đau chỗ nào, bảo mẹ nghe?

Những câu hỏi dồn dập của mẹ khiến em cảm thấy thật ấm lòng. Như tìm được chỗ dựa của mình, em thút thít kể cho mẹ những đau nhức mà mình đang phải chịu đựng. Nghe em kể, mẹ dịu dàng vuốt tóc và dém chăn, mắt không rời khỏi em. Rồi, mẹ dặn em nằm ngủ và vội vàng đi mua thuốc. Tối hôm ấy, đã lâu rồi, em mới được mẹ chăm sóc từng chút một như thế, hệt một đứa trẻ. Mẹ đút cho em từng thìa cháo, rồi rót nước, dỗ em uống thuốc. Nhìn em ăn, mẹ dịu dàng mỉm cười, rồi khen không ngớt miệng làm em ngượng ngùng lắm. Nhưng cùng với đó, là niềm hạnh phúc ngập tràn, vì được làm người con mà mẹ yêu thương hết mực. Suốt đêm hôm đó, mẹ không về phòng mà nằm cạnh giường em để chăm sóc em. Hành động ấy của mẹ khiến em cảm thấy thật có lỗi vì đã không biết nghe lời.

Hai ngày sau, em hoàn toàn khỏi bệnh. Tất cả là nhờ sự chăm sóc chu đáo của mẹ. Sau lần đó, em đã tự hứa sẽ làm đứa con ngoan của mẹ, không bao giờ làm trái lời mẹ dặn nữa.

18 tháng 10 2021

Em cảm ơn nhiều lắm ạ

20 tháng 9 2017

Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ

Hồng là một chú bé mồ côi cha, mẹ thì bỏ nhà đi tha hương câù thực.Nên Hồng phải chịu sự giả dôí của họ hàng nhất là bà cô cuả chú.
Một hôm cô của chú mở lơì kêu chú vào Thanh Hoá chơi với mẹ. Khi biết cô mình đang đóng kịch nên chú 0 đáp lại.Tưởng là đã xong ai ngờ bà cô lại đánh thêm 1 đòn tâm lý nữa là ngân daì chữ em bé làm cho chú nghẹn ứ cổ họng.
gần đến đoạn tang thầy thì từ trên trường chú đã thâý thấp thoáng hình ảnh cuả mợ trên xe kéo thì chú gọi nhưng lại sợ là 0 phải là mợ mình.
khi biết đó là mợ mình thì chú đã nằm lên người mợ chú và quên đi những lơì nói cuả bà cô.

Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ

Bài tóm tắt 1

Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: "Mày trói chồng bà, bà cho mày xem" và quật ngã cả hai tên tay sai.

Bài tóm tắt 2

Gia đình anh Dậu nghèo khổ không có tiền nộp sưu. Anh Dậu vì thiếu sưu mà bị lôi ra đình đánh đập và khi được trả về chỉ còn là một thân xác rũ rượi. Đươc bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn. Nhưng anh chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi sưu. Chị Dậu van xin chúng tha cho anh Dậu nhưng chúng không nghe mà còn đánh chị và sấn đến định trói anh Dậu mang đi. Quá phẫn nộ, chị đã liều cự lại và chống trả quyết liệt, quật ngã hai tên tay sai.

Bài tóm tắt 3

Giai đình chị Dậu là một gia đình nghèo khó sống ở thôn Đoài. Đến ngày sưu thuế thì chị phải chạy vạy khắp nơi để đóng thuế sưu cho anh Dậu. Vì đóng sưu chậm nên anh Dậu bị điệu ra đình và bị bọn cai lệ đánh như chết đi sống lại. Ngày sau chúng trả anh về cho chị Dậu, thấy chồng bị đánh đập chị Dậu lo kiếm bát cháo cho anh ăn đỡ đói, anh Dậu chưa kịp ăn thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng lại xông vào nhà. Bọn chúng mặt hầm hè đằng đằng sát khí vào nhà chị đòi thêm tiền sưu của chú Hợi đã chết từ lâu. Túng quá chị Dậu không đủ tiền đóng đành năn nỉ chúng thế mà bọn chúng vẫn không cho khất còn xông tới đòi đánh anh Dậu. Thương chồng và chịu không nổi cái tính của bọn cai lệ chị Dậu liều mạng đánh chúng một trận tả tơi.

Tóm tắt văn bản Lão Hạc

1. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 1

Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ, đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm ăn thuê để kiếm sống. Sau một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Không còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó Vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông Giáo trông coi hộ. Lão chịu đói, chỉ ăn khoai và sau đó "lão chế tạo được món gì, ăn món nấy". Ông Giáo ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão tìm cách từ chối. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông Giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão Hạc bỗng nhiên chết - một cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu lão ăn bả chó để tử tự.

2. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 2

Lão Hạc có một hoàn cảnh gia đình bất hạnh: Vợ lão mất sớm, còn một người con trai thì anh ta vì phẫn chí mà bỏ đi cao su. Lão Hạc còn lại một mình với một mảnh vườn và một con chó vàng. Con chó ấy là của anh con trai để lại, lão cưng chiều nó như con, luôn miệng gọi "cậu Vàng". Nhưng cuộc sống khốn khó, lão bán chó để dành mảnh vườn cho con dù vô cùng đau khổ, dằn vặt. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Không muốn phiền đến mọi người, lão từ chối hết thảy sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư một ít bả chó nói là muốn bẫy một con chó lạc. Ông giáo rất thất vọng khi nghe chuyện ấy. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội, đau đớn. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.

3. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 3

Lão Hạc là một nông dân nghèo, sống cô độc. Con trai vì không có tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su, chỉ để lại cho lão một con chó làm bạn. Sau một lần ốm nặng, lão yếu đi ghê lắm, không đủ sức để đi làm thuê nữa. Cùng đường lão phải quyết định bán con chó vàng mà lão hết lòng yêu thương. Rồi lão mang tiền dành dụm được và cả mảnh vườn của mình đem sang gửi cho ông Giáo. Ít lâu sau lão sang nhà Binh Tư xin bả chó. Khi nghe Binh Tư kể về chuyện lão Hạc sang xin bả chó, ông Giáo đã rất thất vọng. Nhưng ngay sau đó, khi nhìn thấy lão Hạc chết một cách đau đớn và dữ dội thì ông giáo đã hiểu ra mọi chuyện. Còn về cái chết của lão Hạc chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu rõ.

27 tháng 9 2017

1.

Hồng là một chú bé mồ côi cha, mẹ thì bỏ nhà đi tha hương cầu thực. Nên Hồng phải chịu sự giả dối của họ hàng nhất là bà cô cuả chú

Một hôm cô của chú mở lời kêu chú vào Thanh Hoá chơi với mẹ. Khi biết cô mình đang đóng kịch nên chú không đáp lại. Tưởng là đã xong ai ngờ bà cô lại đánh thêm một đòn tâm lý nữa là ngân dài chữ em bé làm cho chú nghẹn ứ cổ họng.

Gần đến đoạn tang thầy thì từ trên trường chú đã thấy thấp thoáng hình ảnh cuả mợ trên xe kéo thì chú gọi nhưng lại sợ là không phải là mợ mình. Khi biết đó là mợ mình thì chú đã nằm lên người mợ chú và quên đi những lời nói của bà cô.

12 tháng 7 2017

Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.

Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.

Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.

Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.

Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: “Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu”. Ông khẽ nói với em rằng: “ Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người”. Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.

Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.

12 tháng 7 2017

Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.
Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.
Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.
Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.
Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: “Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu”. Ông khẽ nói với em rằng: “ Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người”. Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.
Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.

14 tháng 6 2017

Chúng ta đều biết sự sợ hãi luôn làm con người mất tập trung hay thất bại khi làm bất kì một việc nào đó. Nó khiến cho bản thân mình phân tâm hay rụt rè khi bắt đầu làm việc. Niềm tin sẽ đánh bại và là câu trả lời cho sự sợ hãi. Sẽ không ai thành công khi chỉ biết nhốt mình trong thế giới gọi là " sợ hãi ".

" Sự sợ hãi gõ cửa và niềm tin trả lời : Không có ai ở đây cả _ Billy Sunday ". Có lẽ, mỗi chúng ta chắc chắn sẽ phải có lần đứng trước sự sợ hãi, bạn phân vân không biết liệu sự lựa chọn của mình có đúng không? Mà lỡ sai thì thật mất thời gian. Thà sai để biết được hướng đi trong công việc, trong cuộc sống còn hơn là đứng trước sự sợ hãi mà bỏ qua cơ hội. Chúng ta đều hiểu rõ một điều, cuộc sống và công việc chỉ có một cơ hội duy nhất để thử, không thử sao biết là không được. Bạn cho rằng người ta thành công là do người ta may mắn. Không hề, suy nghĩ ấy là sai vì niềm tin đã đánh thức tiềm năng của họ không phải do may mắn hay không. Hay nói cách khác, chúng ta nhìn thẳng vào thực tế, biết bao con người đứng trước sự sợ hãi mà họ vẫn vượt qua để nắm bắt lấy cơ hội trong cuộc sống. Họ lấy hết niềm tin đặt cược vào cơ hội ấy, có thể là nó sẽ thành công khi họ thực sự cố gắng hay thất bại dù là một lần nhưng họ cũng sẽ không bao giờ từ bỏ vì có niềm tin có thể xây dựng được sự nghiệp.

Bạn có bao giờ nghĩ rằng: Bạn sẽ chẳng bao giờ vượt qua được sự sợ hãi khi đứng trước một vấn đề nào đó không? Chắc chắn là nhiều người sẽ nói có. Có một người bạn mà người bạn đó khiến tôi phải khâm phục bạn. Bạn là một người rất sợ đứng trước đám đông , bạn luôn cho mình thua các bạn khác và luôn thu bé bản thân mình lại. Bạn khá là ít bạn, bạn kể với tôi : " Tớ muốn có nhiều bạn, nhưng thực sự để làm bạn với các bạn quá khó, nhiều khi nhìn thấy các bạn chơi với nhau rất vui nhưng mà tớ sợ mình xấu và khác các bạn ấy quá nhiều ở hoàn cảnh sống và cả bản thân nên họ sẽ không chơi với tớ". Nghe có lạ không ? Nhiều người sẽ nói tôi " chuyện này rất bình thường có gì đáng để khâm phục. Tôi khâm phục bạn ở điểm bạn dám nói ra suy nghĩ của bạn với người khác, bạn dám chia sẻ. Bạn luôn cố gắng vượt qua sự sợ hãi để tiến tới bạn bè nhưng bạn không dám. Tôi cũng phải bất ngờ với bạn, sau khi nói chuyện với tôi đến ngày hôm sau bạn đã có thể hòa nhập với bạn bè xung quanh, tôi hỏi bạn thì bạn trả lời với bốn chữ: Nhờ sự tự tin... Hay là những người dám vượt qua nỗi sợ hãi để chinh phục được đỉnh núi,...

Biết đặt niềm tin lên đầu thì bạn đang biết cách tạo hướng đi chín chắn nhất của bản thân. " Tất cả chúng ta đều có một cuộc đời riêng để theo đuổi, giấc mơ riêng để dệt nên và tất cả chúng ta đều có sức mạnh để biến ước mơ thành hiện thực, miễn là chúng ta giữ vững niềm tin_ Louisa May Alcott". sẽ chẳng có gì có thể đánh bại một con người ngoại trừ sự sợ hãi. Hãy là chính mình, lấy niềm tin để mở đường cho tương lai thay vì lấy sự sợ hãi thu bé mình lại.

Để nhìn nhận và đánh giá mọi thứ xung quanh thực sự không quá khó. Niềm tin và sự sợ hãi sẽ là đáp án khi bạn đứng trước một vấn đề nào đó. Nếu bạn chọn niềm tin chính là bạn đang chọn một hướng đi đúng đắn cho bản thân vì niềm tin có thể tạo nên kì tích. Còn sợ hãi sẽ chỉ làm bạn thu bé lại so với thế giới này, nó khiến bạn hoang mang, khiến bạn do dự và làm mất đi rất nhiều cơ hội trong cuộc sống.Sai lầm lớn nhất bạn có thể phạm phải trong đời là luôn sợ hãi mình sẽ phạm sai lầm.

14 tháng 6 2017

Gọi Sự sợ hãi là x, Sự sợ hãi gõ cửa là g*x.
Gọi niềm tin là y, niềm tin trả lời là t*y.
Vì kết quả là Không có ai ở đây nên ta có phương trình: g*x + t*y = 0.
Hơn nữa: gõ cửa và trả lời là nghịch nhau nên ta có: g=1/t; Sợ hãi và niềm tin đối lập với nhau, ta có: x = -y.
Cuối cùng ta có hệ phương trình {g*x+t*y = 0; g=1/t; x=-y}. Giải hệ phương trình này ta sẽ ra được giá trị của g, x, t, y. X = -y =0 hoặc g = t= +-1;
Như vậy nếu sự sợ hãi và niềm tin = 0 thì dù có gõ cửa hay trả lời bao nhiều lần thì kết quả vẫn là "Không có ai cả", nếu sự sợ hãi và niềm tin khác 0 thì chỉ cần gõ cửa 1 lần thì sẽ nhận được 1 lần câu trả lời là Không có ai cả.

18 tháng 10 2021

tham khảo

27 tháng 8 2017

Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp bảy rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ cua tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục.Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!Đêm đó tôi cảm thấy rất vui. Tối đến, tôi không tài nào ngủ được. Nằm trên chiếc giường nhỏ bé, tôi cứ xoay qua xoay lại, trằn trọc mãi. Có vô sổ câu hỏi đặt trong đầu tôi: “Tết trung thu là như thế nào nhỉ?”, “Có vui không ta?”, ...suy nghĩ miên man rồi cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau vừa tỉnh giấc, tiếng ồn vang lên ở ngoài rộn vang cả khu xóm, à, thì ra là đám con nít trong xóm đang chuân bị cho tối nay Tết trung thu ấy mà. Vừa thấy tôi bước xuống phòng khách, mẹ cầm trên tay chiếc đầm màu đỏ nhạt lai vàng, nói: “Văn! Thử xem bộ này có hợp với con không ?”. Áo mới, a, đã quá đi mất. Tôi bỗng trở nên thích cái Tết này hẳn. Có đồ chơi mới nè, có quần áo mới nữa nè, còn được thưởng thức món bánh trung thu thơm ngon nữa chứ. Tối đến, con hẻm yên ắng thường ngày bỗng trở nên náo nhiệt hẳn, những chiếc lòng đèn của mọi người hòa hợp lại tạo nên nhiều màu sắc và đầy thú vị. Những bài hát trung thu vang lên, những đứa trẻ con xách theo lồng đèn của mình chạy vòng vòng trong hẻm. Người lớn thì dọn đồ ăn, trà bánh ra gần cửa để ngắm trăng, trò chuyện. Giờ đây những khoảnh khắc ẩy vẫn còn đọng mãi trong lòng tôi.

27 tháng 8 2017

cảm ơn bạn nhé

18 tháng 9 2017
rong cuộc sống, mỗi chúng ta không ít lần mắc lỗi nhưng có những lỗi lầm đã gây ra không bao giờ chúng ta quên được. Bây giờ, cứ mỗi lần nhớ đến cô giáo dạy văn năm lớp bảy, tôi lại thấy trong lòng mình ray rứt vì đã vô lễ với cô. Tôi vốn là một đứa trẻ bất hạnh nhất trên đời – tôi luôn nghĩ về bản thân mình như vậy. Mẹ tôi sinh ra tôi nhưng tôi không có bố. Từ bé tôi đã luôn bị mọi người xung quanh khinh miệt, giễu cợt là “đồ con hoang”. Nhiều bà mẹ không cho con họ chơi với tôi. Tôi sống thui thủi như thế với mẹ trong căn nhà nhỏ tồi tàn cuối xóm. Từ bé, tôi không thấy ai tốt bụng và thương tôi ngoài mẹ tôi. Hai mẹ con tôi sống trơ trọi không họ hàng trong sự khinh miệt của mọi người xung quanh. Trong mắt tôi, loài người thật xấu xa và độc ác – trừ người mẹ hiền lành mà tôi hết lòng thương yêu và kính trọng. Đến tuổi đi học, tôi không chơi với bạn nào trong lớp, luôn lãnh đạm, thờ ơ với mọi người xung quanh. Năm ấy, tôi học lớp bảy. Trong giờ văn, hôm nay lớp học văn nghị luận chứng minh. Cô giáo giảng đề “Lá lành đùm lá rách”. Cô đã dùng nhiều lập luận và dẫn chứng gần gũi, cụ thể, thiết thực để cho chúng tôi thấy đấy là lòng nhân ái của người Việt Nam ta. Giảng xong, cô cho lớp viết bài, tiết sau cô sẽ sửa. Tiết học sau, cô gọi một số bạn nộp bài cho cô sửa – trong đó có tôi. Cô gọi tôi lên và hỏi: “Toàn, tại sao em lại không làm bài mà để giấy trắng? Em không hiểu bài à? Không hiểu chỗ nào cô sẽ giảng lại cho?” Phản ứng của tôi bất ngờ đến mức làm cả lớp sững sờ nhìn tôi. Tôi gân cổ lên trả lời cô: “Em không làm vì em không thèm làm chứ không phải không hiểu. Toàn là nói dối, bịa đặt, trên đời này làm gì có lòng nhân ái, người yêu thương người. Tại sao em lại chứng minh điều dối trá như thế là đúng cơ chứ?” Tôi nói mà không biết mình đang nói gì. Có lẽ đó là những điều uất ức dồn nén từ lâu hôm nay bộc phát. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt ngỡ ngàng về phía tôi. Còn cô giáo thì mặt tái xanh, tôi thấy cô giận đến run người. Cô không nói lời nào mà bước nhanh ra khỏi lớp. Tôi biết cô rất giận. Cô sợ không kìm chế được cảm xúc nên bước ra ngoài chăng? Tôi thoáng ân hận vì quá lời với cô nhưng tôi không thấy mình sai. Lớp trưởng đến bên tôi nhẹ nhàng: “Tại sao cậu vô lễ như thế? Đi theo xin lỗi cô đi!” Tôi giận dữ: “Tớ không nói sai. Tớ không có lỗi!” Sau sự việc trên, tôi đinh ninh mình sẽ bị đuổi học hoặc chí ít là mời phụ huynh. Tôi chỉ lo mẹ sẽ buồn. Cuối giờ, cô gọi tôi lên gặp riêng cô. Tôi biết mình sẽ bị khiển trách rất nặng. Tôi bước vào phòng giáo viên, cô ngồi đó vẻ mặt buồn rười rượi. Trên đôi mắt đen lay láy của cô còn ngân ngấn nước. Tôi đoán cô vừa khóc và thấy ngạc nhiên. Tôi càng ngạc nhiên hơn khi cô không trách mắng tôi mà nhẹ nhàng phân tích cho tôi thấy rằng tôi nghĩ như thế là lệch lạc. Các bạn đã luôn gần gũi và giúp đỡ tôi, cô đã luôn quan tâm và yêu thương tôi,… Tôi vô cùng ân hận. Tôi lí nhí xin lỗi cô. Cô dịu dàng xoa vào đầu tôi và bảo: “Em hiểu được như thế là tốt và đừng nên mất niềm tin vào tình người như thế! Cô không giận em đâu”. Dù cô nói vậy nhưng tôi vẫn thấy mình thật có lỗi khi vô lễ với cô. Tôi thật biết ơn cô vì đã dạy tôi bài học về tấm lòng độ lượng và giúp tôi lấy lại niềm tin về tình người
27 tháng 8 2017
Đoạn văn chị Dậu đánh nhau với cai lệ tiêu biểu cho ngòi bút và phong cách của Ngô Tất Tố. Tình thế hiểm nguy xuất hiện khi anh Dậu vừa “run rẩy cất bát cháo anh mới kề vào miệng” thì cả lũ tay sai ác ôn đã “sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng” (cụm từ láy “sầm sập” có sức diễn tả trạng thái vừa nặng nề vừa nhanh chóng, vừa đe dọa vừa tiến công). Đã thế, chúng còn được trang bị đầy đủ những thứ vũ khí chuyên dụng cho việc đánh người (roi song, tay thước); cho việc trói người (dây thừng). Nhân vật đại diện cho quyền uy ra oai đầu tiên và hắn cũng là người có quyền hành to nhất ở đấy. Đó là cai lệ. - Trước hết là nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Nhân vật cai lệ được miêu tả bằng cách cho hắn lộ rõ bản chất ngay từ đầu, từ điệu bộ, cử chỉ, hành động đến lời nói... Hắn không che giấu bản chất tay sai của mình và sử dụng nó để trấn áp, đe dọa những người dân hiền lành thấp cổ bé họng. Hắn đánh, hắn trói... hắn là con người — công cụ. Ớ con người hắn không có chỗ cho tình người hay nói cách khác hắn đã mất hết tính người. Hắn ra oai bằng cách “gõ đầu roi xuống đất”, bằng cách “thét” với “giọng khàn khàn”. Cách miêu tả ở đây cho thấy sự lố bịch của con người này, bởi vì “gõ xuống đất” thì có dùng sức mạnh bao nhiêu đi chăng nữa, tiếng vang cũng không lớn, nhưng với hắn thì phải “gõ” chứ không thể nào khác được. Cái “giọng khàn khàn” của hắn thì dù có “thét” hay “gào”, “rống” đi chăng nữa thì âm vực cũng không thoát ra khỏi cái “khàn khàn” (hệ quả của việc hắn đã “hút nhiều xái cũ” — sự việc cho thấy địa vị tay sai thấp hèn của hắn) nhưng hắn vẫn “thét”. Sự tác oai tác quái của hắn chưa dừng ở đó. Hắn còn “trợn ngược hai mắt”, “hắn quát”, hắn “hằm hè”, hắn ăn nói cục cằn thô lỗ theo kiểu những tay đầu gấu vô học: “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?”. Đã thế, hắn không chỉ nói mà còn kèm theo hành động: “Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch”, rồi “sấn đến trói anh Dậu”. Hắn hành động như một con thú say mồi: “tát vào mặt chị Dậu một cái bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu”. Thậm chí khi bị quật ngã “chỏng quèo” thì hắn “vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu”. Một đoạn văn ngắn nhưng tràn ngập âm thanh của đe dọa, của khủng bố, của chết chóc, được khắc họa bằng các hình ảnh thính giác, hình ảnh thị giác, làm nổi bật nhân vật cai lệ — một tên tay sai khát máu, một kẻ chuyên ức hiếp người lành. Hắn là hiện thân cho loại người — công cụ, loại nô lệ tuyết đối trung thành với chủ. Chính tính chất nô lệ, công cụ này đã loại bỏ tính người ra khỏi con người hắn. + Hình tượng chị Dậu cũng là một thành công của tiểu thuyết Tắt đènnói chung và của đoạn trích Tức nước vỡbờ nói riêng. Chị Dậu được miêu tả theo quá trình phản ứng (đối với cai lệ và bọn tay sai nhà lí trưởng) từ thấp đến cao, từ nhún nhường đến dữ dội, quyết liệt, phù hợp với đặc điểm tâm lí và tính cách nhân vật. Sự đối lập giữa hai nhân vật chị Dậu V^L cai lệ thể hiện qua sự khác biệt về động cơ hành động. Đối với chị Dậu, mọi phản ứng chống trả đều xuất phát từ tình yêu chồng thương con, đều gắn với con người; còn đối với tên cai lệ, hắn hành động theo bản năng công cụ. Khi phân trần với cai lệ và đám người nhà lí trưởng, giọng chị Dậu “run run” nhưng không phải là run sợ mà là một cách thế hiện sự mềm mỏng, nhẹ nhàng. Tiếp đó, chị “vẫn thiết tha” van nài (“Xin ông trông lại”), thậm chí khi tên cai lệ chạy “sầm sập tới chỗ anh Dậu” thì sắc của chị biến đối, chị “xám mặt” “chạy đến đỡ tay hắn”. Cách xưng hô cho đến lúc này vẫn là cách xưng hô nhún nhường, vẫn là sự van xin: “Cháu van ông, nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho”. Nhưng sự van xin đó là vô ích trước một công cụ nô lệ không chút tính người. Tên cai lệ vẫn “sấn đến”. Các động từ chỉ hành động của cai lệ (“giật phắt”, “chạy sầm sập”, “sấn đến”,....) diễn tả sự thô bạo đến cùng cực của hắn. Vì thế, chị Dậu không còn nhún nhường hay phân trần nữa mà chị đấu lí. Quan hệ xưng hô cũng thay đổi: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Đến lúc này, tính chất công cụ của tên cai lệ càng lộ rõ hơn bao giờ hết. Và cao trào của xung đột được tái hiện bằng sự chuyển đổi bất ngờ của chị Dậu cả về thái độ lẫn hành động: “Chị Dậu nghiến hai hàm răng: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Sự chuyển đổi cách xưng hô trong đoạn văn này hết sức thú vị và đầy kịch tính. Ban đầu, chị Dậu hạ mình (gọi cai lệ là ôngxưng cháu, van xin: “cháu van ông”) sau đó đến quan hệ đồng đẳng (tôi - ông) và cuối cùng là hạ thấp triệt để đối thủ (bà - mày). Thái độ của chị Dậu rất quyết liệt và điều đó càng thể hiện rõ qua hành động “túm lấy cổ” cai lệ “ấn dúi ra cửa”. Tên tay sai - công cụ, nô lệ - bị quật ngã. Cai lệ - công cụ tay sai ở cấp huyện và đồng thời với hắn, tên “người nhà lí trưởng” - tay sai cấp làng - cũng bị đánh gục: “hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”. Trong khoảnh khắc, quyền uy của chê độ thuộc địa nửa phong kiến đã bị “người đàn bà lực điền”, “bị chị chồng con mọn” cho đo ván không chỉ bằng sức lực mà còn bằng cả sự thức tỉnh khởi nguồn từ sự uất ức bị dồn nén, chất chứa, sự tủi nhục cực khổ khi phải đứt ruột bán con, bán chó để lo cho đủ một suất SƯU cho chồng. Chị Dậu sẵn sàng chấp nhận điều tồi tệ nhất: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”. - Cách miêu tả linh hoạt thông qua sự quan sát tinh tường và sự sắp xếp khéo léo các tình tiết, sự kiện. Các sắp xếp, bố trí chi tiết, sự kiện, hành động dồn dập tạo ra sự căng thẳng, kịch tính. Một bên là những tên đàn ông được trang bị vũ khí đủ để tạo khả năng sát thương và một bên là người đàn bà tay không, chồng ốm, con thơ; một bên là quyền uy thống trị một bên là sự khốn cùng do SƯU cao thuế nặng. Không gian xảy ra sự kiện là khoảng sân trước nhà anh Dậu — một không gian hẹp, không gian dồn đẩy, thời gian diễn ra sự kiện cũng rất ngắn nhưng số nhân vật thì khá nhiều và thuộc hai phía đối kháng nhau. Bao trùm lên đó là âm thanh của trống, của tù và, của không khí ngột ngạt đau khổ trong mùa SƯU thuế. - Ngôn ngữ của các nhân vật phù hợp với tâm lí, tính cách của từng người. Nhân vật nào thì có kiểu ngôn ngữ đó. Với một nhân vật, ngôn ngữ cũng bộc lộ những thái độ, trạng thái tình cảm khác nhau: cách nói của chị Dậu khi nói với bà lão láng giềng hay với chồng, khác khi nói với tên cai lệ, và khi nói với tên cai lệ cũng có sự thay đổi cách nói, cách dùng từ, cách xưng hô theo diễn biến của câu chuyện. Vì thế, “Cái đoạn chị Dậu đánh với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”

27 tháng 8 2017

Cảm ơn nhiều ạ

vui