Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
– Các dòng biển chảy thành dòng, nếu có nhiệt độ cao hơn (dòng biển nóng) hoặc nhiệt độ thấp hơn (dòng biển lạnh) nước của vùng biển mà nó chảy qua.
– Vì vậy, nếu ven biển có dòng biển nóng chảy qua thì khí hậu sẽ ẩm và mưa nhiều, còn nếu là dòng biển lạnh chảy qua thì khí hậu lạnh khô và mưa ít.
quy luật chuyển động :
+ Dòng biển nóng: Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực.
+ Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 40o gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.
– Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu. Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc Bán Cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam Bán Cầu ngược chiều.
– Ở Bắc Bán Cầu có dòng biển lạnh xuất phát từ cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về xích đạo.
– Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.
– Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.
Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ.
Dòng lạnh làm giãm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ .
Các loại dòng biển khác cũng có ảnh hưởng đến nhiệt, áp suất, độ ẩm vùng ven bờ nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu nơi đó.
hok tốt ~
Hầu hết các dòng biển nóng đều xuất phát từ vùng vĩ độ thấp (xích đạo) chảy về vùng vĩ độ cao (vùng cực).
Các dòng biển lạnh đều xuất phát từ vùng vĩ độ cao (vùng cực) về vùng vĩ độ thấp (xích đạo).
~~~~~~~~~~~~~~chúc bạn học tốt ~~~~~~~~~~~~~~~
- Dòng biển nóng thường chảy từ vĩ độ thấp ( xích đạo ) chảy về vùng có vĩ độ cao ( vùng cực )
- Dòng biển lạnh thường chảy từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp
* Ảnh hưởng của chúng khi đi qua vùng ven biển là làm cho khí hậu trong lục địa thay đổi mạnh.
chúc bn hok tốt !&&
Câu 1 : a) Sông là một dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa .
- Dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau, tạo thành một hệ thống sông .
b) Hồ là các khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền .
- Các cách để phân loại hồ là : Theo tính chất của nước thì có 2 loại hồ : Hồ nước ngọt và hồ nước mặn .
Theo nguồn gốc hình thành : Hồ vết tích của sông, hồ nhân tạo và hồ trên miệng núi lủa .
Câu 2 : a) Nước biển và các đại dương có độ muois trung bình là 35 %o, độ muối đó là do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra ngoài .
b) Nước biển và đại dương có 3 sự vận động đó là : sóng, thủy triều, dòng biển.
- Sóng thần được coi là một thiên tai hiểm hóc lớn bởi vì nó có sức tàn phá rất mạnh nuốt chửng mọi tứ và cuốn trôi trăm nghìn mạng người.
+ Hậu quả để lại là vô cùng nặng nề và khó khắc phục vì vậy ta cần có những biện pháp để phòng chống tác hại do sóng thần gây ra
* Sóng thần gây ra hậu quả vô cùng to lớn : Kèm theo động đất và những yếu tố khác phá hủy các công trình kiến trúc, phá hủy nhà cửa, ruộng vườn, các nhà máy xí nghiệp => Gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước .
c) Nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít là bởi vì không khí trên dòng biển có thời tiết lạnh, ở đây đã diễn ra hiện tượng nghịch nhiệt => chúng khiến cho hơi nước không bốc lên được và khó tạo ra mưa.
- Nơi có dòng biển nóng đi qua thì mưa nhiều bởi vì không khí nóng trên dòng biển có nhiều hơi nước chúng bốc lên và ngưng tụ thành mây mưa => khi thổi vào đất liền gây ra mưa nhiều.
Chẳng ai muốn phải thức dậy vào buổi sáng sớm khi đang yên lành trên chiếc giường của mình cả. Nhưng hôm nay thì em không thể ngủ muộn hơn được nữa, chuyến đi Nha Trang đang đợi em phía trước. Nha Trang- mong ước bao nhiêu lâu của em, không thể đợi thêm nữa.
Nắng tỏa rọi khắp không gian. Gió phả vào mặt mát lạnh mang theo vị mặn của biển cả và vị nồng của mảnh đất miền trung. Và bãi biển xanh trải dài, rợn ngợp trước đôi mắt thích thú và mê hồn của những con người lần đầu đến với Nha Trang.
Bước qua những con đường nhỏ, bỏ lại sau lưng những tòa nhà đồ sộ, và hiện tại, em lập tức hòa nhập và đắm mình trong không gian ngập tràn sắc màu và sức sống của mẹ thiên nhiên. Làm sao có thể cưỡng lại trước cái nắng vàng ngọt của nắng, màu trắng sáng của bãi cát mịn và tiếng rì rào của những rặng dừa xanh mát hát ca trong gió. Khi đã bị “thu phục” bởi không gian thoáng đãng, rộng lớn, em không thể nào phân biệt được giữa ranh giới giữa màu xanh ngọc của biển, xanh sẫm của những dãy núi trùng điệp hay xanh biếc của trời cao xanh là đâu nữa. Và em cũng không cần biết. Những vẻ đẹp kiều diễm của thiên nhiên ban tặng đâu cần một lí do gì để lí giải, phải không?
Đẹp tự nhiên, Nha Trang còn níu chân người đến bởi những hoạt động và trải nghiệm thú vị. Sẽ chẳng bao giờ em dám chơi trò nhảy dù trên không xuống mặt biển nữa, dù nhìn cảnh biển trên không thật tuyệt. Nhưng trò chèo thuyền thúng trên nước, ngắm nhìn cảnh hoàng hôn dần dần buông xuống và làn nước trong xanh có thế thấy lũ cá thoắt hiện, thoắt ẩn khi chúng em hét lên thì không thể nào diễn tả được! Những rặng san hô và tảo biển nơi đây mới đẹp làm sao!
Trên bãi cát trải dài, những người khách du lịch, có những người tóc vàng, tóc nâu nói chuyện, cười đùa với nhau rất thoải mái. Họ nằm dưới tấm bạt che nắng. Có những người vui mình dưới làm cát nóng làm em giật mình mỗi khi đi qua. Và cả ở kia, những lũ trẻ đang háo hức xây lâu đài cát riêng mình. Những hạt cát trộn với nước thành màu thầm, xây lên những ước mơ tươi sáng, hồn nhiên của chúng trên mặt đất. Nhưng rồi, một đợt sóng. Lâu đài sụp đổ, những chú cua tinh nghịch bò ngang qua, dừng lại xem lũ trẻ òa khóc nức nở. Và chúng lại háo hức đi tìm những ổ cua, cáy, dọa cho những chú cua vào hang của mình. Những đứa trẻ chơi hoài như thế, không biết buồn, không thấy chán.
Ồ, xa xa kia là những anh chị mặc chiếc áo xanh chan hòa. Họ làm gì thế nhỉ? Các anh chị, tay cầm một bao rác, nhặt những vỏ lon, vỏ kẹo và rác thải những vị khách vô ý để lại. Họ không ai thấy mệt giữa nắng hè mà luôn giữ trên môi nụ cười rạng rỡ. Làm việc thiện vui như thế sao? Chúng em cũng háo hức lần theo dọc biển, muốn giúp các anh chị nhặt rác nhưng rồi lại bị thu hút bởi những chiếc vỏ ốc xinh xắn đủ hình dáng màu sắc mang theo giai điệu của biển.
Áp chiếc vỏ ốc bên tai, em lặng mình tưởng tượng về bầu trời trong xanh, làn nước mát lành và con người thân thiện nơi Nha Trang. Một ngày nào đó, em sẽ sớm trở lại nơi đây, nhất định.
Trả lời : Theo mình được biết thì các dòng biển như những dòng sông chảy trên biển vậy, nó chảy thành dòng và có nhiệt độ cao hơn (dòng biển nóng) hoặc thấp hơn (dòng biển lạnh) nước của vùng biển mà nó chảy qua . Chính vì vậy, nếu ven biển có dòng biển nóng chảy qua thì khí hậu sẽ ẩm và mưa nhiều , còn nếu là dòng biển lạnh thì khí hậu lạnh khô và mưa ít ít .
#Thiên_Hy
Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ.
Dòng lạnh làm giãm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ .
Các loại dòng biển khác cũng có ảnh hưởng đến nhiệt, áp suất, độ ẩm vùng ven bờ nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu nơi đó.