K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2017

- Nếu ở đoạn 1, nhân vật "khách” là cái tôi nhà văn thì đến đoạn 2 nhân vật các bô lão là hình ảnh của tập thể vừa đại diện cho nhân dân địa phương, vừa là chứng nhân của lịch sử đồng thời cũng có sự phân thân của tác giả. Nhà văn tạo ra nhân vật các bô lão nhằm tạo nên những nhân vật có tính lịch đại để có được sự đối đáp tự nhiên, từ đó dựng lên những trận thuỷ chiến Bạch Đằng (qua lời kể của các bô lão,) - Các bô lão kể chuyện xưa với ngôn từ sống động, lời lẽ trang trọng gợi nên cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng. Những kì tích trên sông được tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau bừng bừng không khí chiến trận với thế giằng co quyết liệt. Đây là chiến trận từ thời Ngô Quyền đến Trần Hưng Đạo nhưng trọng tâm là chiến thắng "buổi trùng hưng”... với trận thuỷ chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng ("Muôn đội thuyền bè tỉnh kì phấp phới”), khí thế ''hùng hổ", "sáng chói", khói lửa mù trời, tiếng gươm khua, tiếng quân reo khiến "ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/Bầu trời đất chừ sắp đổi”. Trận đánh "kinh thiên động địa'' được tái hiện bằng những nét vẽ phóng bút khoa trương rất thần tình. Âm thanh, màu sắc, trực cảm, tưởng tượng được tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của dân tộc. - Những hình ảnh điển tích được sử dụng một cách chọn lọc, phù hợp với sự thật lịch sử (Xích Bính, Hợp Phì, gieo roi...). Điều đó đã góp phần diễn tả tài đức của vua, tôi nhà Trần và chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậm chất hùng ca. - Kết thúc đoạn 1, tác giả viết: "Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa chừ ỉệ chan". Đây vẫn là lời các bô lão nhưng nghe trong đó có giọng của "khách ” (tác giả). Niềm cảm hoài của các bô lão gặp niềm sững sờ buồn tiếc của khách tạo nên sự cộng hưởng của cái tôi tác giả.

16 tháng 9 2016

1. Trích trong bài "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận

2. Phép tu từ nhân hóa, so sánh

3. phép tu từ so sánh -> mặt trời xuống biển như hòn lửa-> cách miêu tả chân thực, sinh động, hình ảnh đẹp đẽ của hoàng hôn trên biển -> mặt trời chói rọi đầy sức sống

   phép tu từ nhân hóa -> sóng cài then, đêm sập cửa -> những cơn sóng xô ào ạt vào bờ biển, màn đêm bắt đầu buông xuống sau ngày dài làm việc vất vả con người cũng được nghỉ ngơi -> mặt trời xuống biển khép lại 1 ngày, sóng cài then, đêm sập cửa.

4 tháng 10 2016

So sánh

Đoàn thuyền đánh cá _ Huy Cận

16 tháng 5 2018

- Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương”, cùng nhằm biểu đạt những khó khăn thử thách, chông gai trên đường đời.

- Bài học về cuộc sống: Cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến hạnh phúc, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau. Vượt qua gian khổ, vượt qua những thử thách, vượt qua những nỗi đau cũng là tự vượt qua chính mình để vươn lên và sống có ích cho đời.

I. Đọc hiểu (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang... Có cô Tấm náu mình trong quả thị Có người em may túi đúng ba gang.   Quê hương tôi có ca dao, tục ngữ, Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi. Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ, Một dây trầu...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị

Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang...

Có cô Tấm náu mình trong quả thị

Có người em may túi đúng ba gang.

 

Quê hương tôi có ca dao, tục ngữ,

Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.

Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,

Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.

         (Trích Bài thơ quê hương - Nguyễn Bính)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (0,5 điểm)

Câu 2. Hãy chỉ ra những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích trên. (1.5 điểm)

Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả của một biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ.  (1 điểm)

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) nêu nhận xét của anh (chị) về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc. (2 điểm) 

33
16 tháng 5 2021

1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: biểu cảm.

2.- "Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị

       Tiếng đàn kêu tính tịch tình tang..." (Truyện cổ tích "Thạch Sanh")

   -"Có cô Tấm náu mình trong quả thị" (Truyện cổ tích "Tấm Cám")

   -"Có người em may túi đúng ba gang."(Truyện cổ tích "Cây khế") 

   -"...Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi." (Truyện cổ tích "Sự tích trầu      cau")

3.Biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ là: điệp cấu trúc "Quê hương tôi         có..."

   Tác dụng:

   -Nghệ thuật: Làm cho lời thơ hài hòa cân đối,giàu giá trị gợi hình gợi            cảm cho đoạn thơ, gây hứng thú cho bạn đọc.

   -Nội dung:

    +Tác giả làm nổi bật lên giá trị của những câu chuyện cổ, những câu ca        dao tục ngữ,đồng thời khẳng định vai trò và ý nghĩa của văn học dân          gian nước nhà, ca ngợi truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: yêu công          lí,chuộng hòa bình chính nghĩa;tình nghĩa thủy chung; nghĩa tình.

    +Bên cạnh đó chúng ta cần tự hào và giữ gìn những truyền thống quý          báu đó,học tập để trau dồi kiến thức và nhân cách.

4.     Văn học dân gian đối vs mỗi nhà văn, nhà thơ... là nguồn mạch cảm xúc, là sản phẩm tinh hoa của dân tộc Việt được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật, đc chọn lọc từ những từ ngữ trau chuốt, đc gọt dũa cẩn thận từ bao đời nay.Song ai cũng có thể tham gia được,ai cũng được sửa chữa để tác phẩm được hay hơn,đầy đủ, phong phú hơn.Văn học dân gian là kho tí thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc, có giá trị giáo dục sâu sắc đạo lí làm người,có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo bản sắc riêng cho nền văn hóa dân tộc.Đoạn thơ trên là vậy, nó mang đến cho tác giả tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng; đồng thời cũng là niềm tự hào trước những giá trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của cội nguồn.Bản thân mỗi chúng ta ai cũng tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa đó, và cần giữ gìn nó vì đó là biểu hiện của lòng yêu nước ở mỗi người.

 

17 tháng 5 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.

Câu 2: Những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích là: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế, Sự tích Trầu Cau, Tay bưng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau…

Câu 3: Biện pháp điệp cấu trúc “Một … cũng…” Tác dụng: - Khẳng định giá trị nội dung của những câu truyện cổ, những câu ca dao tục ngữ. - Làm nổi bật vẻ đẹp truyền thống của dân tộc: thủy chung, nghĩa tình.

Câu 4: Đoạn thơ là tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng của nhà thơ về những tác phẩm văn học dân gian. Đó cũng là niềm tự hào trước những giá trị trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Văn học dân gian là nguồn mạch, tinh hoa của văn hóa dân tộc, là tâm hồn Việt Nam được hun đúc bao đời. Tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa, những truyền thống tốt đẹp đó cũng là tự hào về nguồn cội, là biểu hiện của lòng yêu nước trong mỗi con người.

4 tháng 5 2017

Lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề tài này

Dàn bài tham khảo:

a. Mở bài

Giới thiệu vấn đề: Trong cuộc sống, đôi khi những khó khăn của hoàn cảnh làm ảnh hưởng tới việc phát huy khả năng của con người. Vì thế, tục ngữ có câu: "Cái khó bó cái khôn”.

- Định hướng tư tưởng cho bài viết: Câu tục ngữ có những mặt đúng, có những mặt chưa đúng. Khi vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn cuộc sống cần có sự linh hoạt.

b. Thân bài

Ý 1. Giải thích ý nghĩa tục ngữ:

- "Cái khó": Những khó khăn thực tế cuộc sống như hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, điều kiện làm việc thiếu thốn, môi trường sốne khắc nghiệt...

- "Cái khôn". khả năng suy nghĩ sáng tạo cũng như nhận thức đúng đắn về sự vật, sự việc, dự tính, phán đoán được hướng phát triển của vấn đề, đề ra những cách thức, giải pháp tốt để thực hiện công việc...

- "Cái khó bó cái khôn": "bó" là sự trói buộc, kìm hãm. Những khó khăn trong cuộc sống trói buộc khả năng nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo,....của con người (giống như một số bạn học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập vậy).

Câu tục ngữ đúc rút một thực tế là: Những khó khăn trong cuộc sống hạn chế nhiéu đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người. Bài học này có mặt đúng, có mặt chưa đúng:

- Mặt đúng: Con người bao giờ cũng chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh (ít hay nhiểu). Chẳng hạn, những bạn có điều kiện thuận lợi như gia đình giàu có, thời gian nhiều, tài liệu đủ, thầy giỏi, bạn tốt.. .sẽ có thể học tốt hơn những bạn nhà nghèo, thời gian dành cho học tập ít. điều kiện lài liệu, thầy, bạn...cũng thiếu thốn.

- Mặt chưa đúng: Bài học mà câu tục ngữ nêu ra còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò của cá nhân trong việc vươn lên trên hoàn cảnh, thậm chí cải tạo hoàn cảnh. Bằng chứng là nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn vẫn học tốt, ngược lại nhiều bạn có điều kiện thuận lợi nhưng do ỷ lại nên vẫn học yếu.

Ý 2. Vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn cuộc sống, học tập:

- Trước khi làm bất kì một việc gì, cần tính đến những điều kiện khách quan, lường trước những khó khăn.

- Nhưng trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn làm tiền đề cho sự thành công.

c. Kết luận

Đánh giá chung: Hoàn cảnh khó khăn như những thách thức trên bước đường chinh phục. Khó khăn càng nhiều thì khi đạt tới đỉnh cao ta càng thấy giá trị của vinh quang. Câu tục ngữ giúp ta nhận thức được một thực tế nhưng hiểu cặn kẽ mọi mặt sẽ khiến ta không nản lòng.

⚽Ecco king⚽

24 tháng 5 2019

Hai câu thơ có phép tu từ: ẩn dụ và hoán dụ

- Hoán dụ: thôn Đoài và thôn Đông ý chỉ người thôn Đoài và người thôn Đông (dùng cái để chưa nói về cái được chứa)

Ẩn dụ: cau- trầu chỉ tình cảm trai gái (cau- trầu dùng trong cưới hỏi)

b, Nỗi nhớ người yêu trong thơ Nguyễn Bính có cả ẩn dụ, hoán dụ, ẩn dụ trong thơ Nguyễn Bính lấp lửng hơn, phù hợp với việc diễn tả trạng thái cảm xúc mơ hồ khi yêu.

9 tháng 11 2016

ai jup e vs

 

14 tháng 11 2016

cậu đã làm bài này chưa