Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1) Đoạn thơ trên thuộc thể thơ tự do.
2) Nội dung chính của đoạn thơ: Gợi về những câu chuyện cổ tích xa xưa, nhưng vị anh hùng dân tộc. Qua đó, thể hiện tinh thần kháng chiên, truyền thống yeu nước chống giặc ngoại xâm.
3)Những câu thơ trên là niềm tự hào của tác giả đối voi các vị anh hùng dân tộc đã giành lại độc lập dân tộc. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trước sự xâm lược của quân giặc. Qua đó, để lại nhiều bài học sâu sắc để thế hệ trẻ cta noi gương và cố gắng gìn giữ, phát huy giá trị cao cả, thiêng liêng này.
a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại
- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...
+ Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.
+ Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.
...
b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:
- Kiểu nhân vật bất hạnh
- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc
- Các yếu tố hoang đường kì ảo:
+ Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai
+ Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân
+ So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú
+ Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.
c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...
a, ptbđ: miêu tả+ biểu cảm
b, biện pháp tu từ:
-so sánh, tác dụng: giúp bộc lộ cảm xúc của người viết, 1 tình yêu quê hương da diết, trân thành, sự gắn bó, hòa quyện vô cùng ấm áp, thân quen ,quê hương còn là cái nôi nuôi dưỡng ta khôn lớn trưởng thành (dẫn chứng: so sánh với: dàn hoa bí, dậu mùng tơi, bờ dâm bụt, ao sen trắng, như người mẹ)
-ẩn dụ: "là hoa sen trắng tinh khôi" /tác dụng: thể hiện vẻ đẹp trong sáng, thanh bình, đó là sự trường tồn, phát triển của quê hương.
-điệp ngữ, điệp từ: quê hương,... : nhấn mạnh vẻ đẹp của quê hương, tinh yêu tha thiết của tác giả.
c, mình cho ý , bạn viết nhé ^^:
- là nơi chôn rau cắt rốn của con người
-quê hương đem đến cho con người giá trị vật chất, tinh thần, nuôi sống ta cả về thể xác lẫn tâm hồn.( điểm tựa vững vàng trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của mỗi con người)
- mang cho chúng ta lòng tự hào, tự tôn dân tộc, bồi đắp những tình cảm cao đẹp( tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm,tình yêu quê hương, đất nước,...)
-phê phán những người không có tình yêu quê hương đất nước
-liên hệ bản thân.
Chúc bạn học tốt nhé^^
Cảm xúc mùa thu không chỉ vẽ nên một bức tranh thu giàu chất gợi hình mà còn gợi lên trong ta một nỗi niềm sâu kín. Mượn hình ảnh của thiên nhiên để nói lên tâm trạng của mình, đó là nỗi lo âu thế sự, nỗi nhớ quê hương cùng nỗi cô đơn, lạnh lẽo của tác giả. Tác giả như đang khắc họa bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc, bất an, chao đảo. Nỗi buồn lạc lõng giữa thiên nhiên phải chăng cũng là nỗi chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc. Nỗi nhớ quê hương tha thiết, dồn nén không thể giải tỏa được, đồng thời vẽ ra những hình ảnh quen thuộc về cuộc sống quê nhà khắc sâu tâm trạng lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.
Những câu thơ sử dụng chất liệu ca dao trong đoạn trích:
Cái cò ...sung chát...đào chua
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
1. Đề tài: người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945.
3.
Chí khí được thể hiện qua:
1. Thể hiện ở thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp
- Nửa năm hương lửa đương nồng:
+ Cuộc sống hôn nhân mới hình thành, giai đoạn tình yêu, tình vợ chồng nồng nàn, thắm thiết nhất.
->Giai đoạn hạnh phúc nhất.
+ Nếu là người bình thường, trong sự hạnh phúc của cặp đôi “trai anh hùng, gái thuyền quyên” như thế này thì sẽ cảm thấy thỏa nguyện, bằng lòng.
+ Nhưng Từ Hải là người phi thường: “Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”, hơn hẳn những người khác cả về trí tuệ và sức lực -> không bằng lòng với cuộc sống gia đình bình dị, hạnh phúc giản đơn.
-> Quyết tâm ra đi.
=> Từ Hải không phải là người một nhà, người một xóm, người một họ mà là người của trời đất bốn phương (Hoài Thanh)
2. Thể hiện ở hành động ra đi dứt khoát và mạnh mẽ
- Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương:
+ Lòng bốn phương: chí lớn lập công danh sự nghiệp của kẻ làm trai trong xã hội phong kiến.
+ động lòng: chí lớn vốn ấp ủ từ rất lâu, nó chỉ tạm thời trì hoãn khi chung hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, và bây giờ, hôm nay là lúc chí lớn được đánh thức.
->Từ Hải gạt bỏ tình riêng để thực hiện chí lớn.
+ Thoắt: chí lớn thức dậy nhanh chóng, nhanh chóng quyết tâm thực hiện chí lớn. Từ trước khi gặp Thúy Kiều đã thực hiện chí lớn và giờ là lúc tiếp tục thực hiện sự nghiệp dang dở.
_ Diễn tả sự nhanh chóng trong việc thay đổi vị thế của Từ Hải từ là một con người của gia đình -> một anh hùng mang tráng chí bốn phương.
+ Trượng phu: sự trân trọng của tác giả Nguyễn Du đối với nhân vật Từ Hải.
=>Anh hùng hội tụ những phẩm chất phi thường, có thể thay đổi sơn hà, có thể mang lại xã hội mà nhân dân mong muốn.
- Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
- Quyết lời dứt áo ra đi
->Sử dụng một loạt các từ ngữ:
+ Thẳng rong: đi liền một mạch
+ Quyết lời, dứt áo
->Hành động dứt khoát, mạnh mẽ, không chút lưu luyến, bịn rịn.
Ra đi trong tâm thế ung dung.
ð Khí phách của bậc đại trượng phu.
Ghé vai gánh đỡ sơn hà
Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu
->Trượng phu là người đàn ông tài giỏi, có chí lớn.
->Đó là tâm trạng bình thường của người bình thường
=> Nhưng Từ Hải là người anh hùng, bậc đại trượng phu, không muốn Thúy Kiều phải bịn rịn. Sự ra đi như thế để lại dư âm trong những câu thơ cách mạng sau này:
Ví dụ: Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
3. Thể hiện qua lời đối thoại với Thúy Kiều
- Lời thoại của Thúy Kiều:
Theo thói thường, người bình thường sẽ ngăn cản nhưng là tâm phúc tương tri, là tri kỉ (hiểu chí hướng của Từ Hải) của Từ Hải, nàng không ngăn cản mà mong muốn làm trọn đạo tòng:
Nàng rằng phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.
->Trước quyết tâm ra đi của Từ Hải, nàng bày tỏ ước nguyện được đi theo để thực hiện trọn đạo tam tòng “Xuất giá tòng phu”.
-> Mong muốn được nâng khăn sửa túi cho chồng
-> Được chung vai gánh vác, được chia sẻ cùng chồng.
=> Những ước nguyện hoàn toàn chính đáng.
- Trách Thúy Kiều
Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình
->Từ Hải đánh giá cao Thúy Kiều, là người có tài có sắc -> Trách Thúy Kiều chưa thoát khỏi thói thường của nữ nhi
-> Trách nhưng cũng là động viên Thúy Kiều hãy vượt lên những tình cảm ấy để xứng đáng là tâm phúc tương tri của Từ hải, xứng đáng là phu nhân của một bậc anh hùng, một bậc đại trượng phu
=> Đằng sau đó là sự tự tin của Từ Hải đặt mình lên trên thiên hạ nên cũng yêu cầu Thúy Kiều phải hơn đời, hơn người.
- Lời ước hẹn của Từ Hải:
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
Làm ra rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
->Số từ số nhiều: mười vạn; động từ: dậy đất, rợp đường
-> Vẽ ra viễn cảnh rất huy hoàng: sau nhiều nhất là một năm (một năm xa cách là dài nhưng một năm để làm nên sự nghiệp hiển hách của người đàn ông lại là quá ngắn): trống rong cờ mở trở về “rước nàng nghi gia”, để sum họp vợ chồng trong vinh hiển.
=> Động viên Thúy Kiều.
=> Tự tin của Từ Hải, tự ý thức về tài năng xuất chúng của bản thân mình.
- An ủi Thúy Kiều:
Bằng nay bốn biển không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu
->Trong sự an ủi có sự lo lắng, giải thích để Thúy Kiều an lòng ở lại.
-> Trong câu thơ cũng thoáng chút cô đơn của Từ Hải. Tuy rằng tự tin nhưng cũng rất tự tin nhưng cũng rất lo lắng, bốn biển không nhà, trong tâm thế của một người anh hùng múa kích một mình trên sa mạc, hiểu việc mình cần phải làm, lập sự nghiệp lớn lao hiển hách để giúp đỡ nhân dân nhưng cũng thức tỉnh sớm, biết phải đối mặt với nhiều khó khăn.
4. Thể hiện ở hình ảnh không gian cao rộng
- Các hình ảnh:
+ bốn phương
+ Trời bể mênh mang
+ Bốn bể
+ Gió mây, dặm khơi
+ Cánh chim bằng
=>Không gian khoáng đạt, kì vĩ, lớn rộng đã nâng tầm vóc người anh hùng mang hùng tâm tráng chí Từ Hải luôn sánh ngang với tầm vóc vũ trụ.
+ Thể hiện chí lớn của người anh hùng: khao khát được vẫy vùng, tung hoành giữa trời đất cao rộng giống như lời giới thiệu của Nguyễn Du “Đội trời đạp đất ở đời”.
- Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi: tái hiện hình ảnh người anh hùng Từ Hải: chim bằng tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng tạo nên sự nghiệp lớn.
->Chim bằng bay lên cùng gió mây chính là hình ảnh người anh hùng Từ Hải trong giây phút lên đường.
Trong bài thơ Đi trong Hương Tràm, việc tác giả Hoài Vũ lấy hình tượng "tràm" để luôn nói về sự gắn bó với nỗi nhớ "em" là bởi một tình yêu đẹp có sự gắn kết lớn lao đối với tình yêu quê hương, đất nước. Tác giả mượn hình ảnh thân thuộc đó là cây tràm, một loại cây có sự gắn kết vô cùng thân thuộc đối với những người dân miền sông nước. Bài thơ giống như một lời độc thoại triền miên không dứt với những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông… Nỗi buồn dường như xóa nhòa cả ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, bao trùm lên cả không gian và thời gian...Vẻ đẹp tình yêu đó được gắn liền với vẻ đẹp của cây tràm, dù chỉ là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị từ loài cây vốn rất đỗi quen thuộc với mọi người, những cũng nhờ hình ảnh đó, mà tác giả đã bộc bạch được hết tình cảm của nhân vật trữ tình "anh" đắm say, quyến luyến trong "tình em". Tất cả vẽ nên một bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, tự do, mang theo vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Bóng hình em giao hoà trong vẻ đẹp thiên nhiên mĩ miều ấy càng khiến “anh” thêm yêu đậm sâu. Qua đó, ta thấy được tình yêu anh dành cho em luôn gắn liền với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ.
1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: biểu cảm.
2.- "Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị
Tiếng đàn kêu tính tịch tình tang..." (Truyện cổ tích "Thạch Sanh")
-"Có cô Tấm náu mình trong quả thị" (Truyện cổ tích "Tấm Cám")
-"Có người em may túi đúng ba gang."(Truyện cổ tích "Cây khế")
-"...Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi." (Truyện cổ tích "Sự tích trầu cau")
3.Biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ là: điệp cấu trúc "Quê hương tôi có..."
Tác dụng:
-Nghệ thuật: Làm cho lời thơ hài hòa cân đối,giàu giá trị gợi hình gợi cảm cho đoạn thơ, gây hứng thú cho bạn đọc.
-Nội dung:
+Tác giả làm nổi bật lên giá trị của những câu chuyện cổ, những câu ca dao tục ngữ,đồng thời khẳng định vai trò và ý nghĩa của văn học dân gian nước nhà, ca ngợi truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: yêu công lí,chuộng hòa bình chính nghĩa;tình nghĩa thủy chung; nghĩa tình.
+Bên cạnh đó chúng ta cần tự hào và giữ gìn những truyền thống quý báu đó,học tập để trau dồi kiến thức và nhân cách.
4. Văn học dân gian đối vs mỗi nhà văn, nhà thơ... là nguồn mạch cảm xúc, là sản phẩm tinh hoa của dân tộc Việt được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật, đc chọn lọc từ những từ ngữ trau chuốt, đc gọt dũa cẩn thận từ bao đời nay.Song ai cũng có thể tham gia được,ai cũng được sửa chữa để tác phẩm được hay hơn,đầy đủ, phong phú hơn.Văn học dân gian là kho tí thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc, có giá trị giáo dục sâu sắc đạo lí làm người,có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo bản sắc riêng cho nền văn hóa dân tộc.Đoạn thơ trên là vậy, nó mang đến cho tác giả tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng; đồng thời cũng là niềm tự hào trước những giá trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của cội nguồn.Bản thân mỗi chúng ta ai cũng tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa đó, và cần giữ gìn nó vì đó là biểu hiện của lòng yêu nước ở mỗi người.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.
Câu 2: Những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích là: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế, Sự tích Trầu Cau, Tay bưng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau…
Câu 3: Biện pháp điệp cấu trúc “Một … cũng…” Tác dụng: - Khẳng định giá trị nội dung của những câu truyện cổ, những câu ca dao tục ngữ. - Làm nổi bật vẻ đẹp truyền thống của dân tộc: thủy chung, nghĩa tình.
Câu 4: Đoạn thơ là tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng của nhà thơ về những tác phẩm văn học dân gian. Đó cũng là niềm tự hào trước những giá trị trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Văn học dân gian là nguồn mạch, tinh hoa của văn hóa dân tộc, là tâm hồn Việt Nam được hun đúc bao đời. Tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa, những truyền thống tốt đẹp đó cũng là tự hào về nguồn cội, là biểu hiện của lòng yêu nước trong mỗi con người.