Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Văn bản Thánh gióng thuộc thể loại gì?
- Văn bản Thánh Gióng thuộc thể loại truyền thuyết.
Theo em, Truyền thuyết là gì?
- Truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử.
Câu 2: Để phân tích một tác phẩm truyền thuyết, em cần phân tích những yếu tố chính nào?
- Đề tài, chủ đề, nội dung chính của các truyền thuyết thường bắt nguồn từ những sự kiện, câu chuyện có trong lịch sử và mang ý nghĩa to lớn, quan trọng
- Sử dụng nhiều các yếu tố tưởng tượng, kì ảo, hư cấu.
- Các nhân vật trong truyền thuyết thường:
Được xây dựng rất đơn giản, không miêu tả quá cầu kỳ về tiểu sử hay ngoại hình.
Được hòa trộn giữa những tính chất, đặc điểm của con người bình thường với những đặc điểm mang tính phi thường, thần thánh,
kì ảo.
- Thường rất đơn giản, không có nhiều cao trào, biến động, các sự kiện, tình tiết khá ít ỏi.
Em hãy dựa vào Sách giáo khoa trang 18 và cho cô biết: Nhân vật, cốt truyện, yếu tố kì ảo là gì?
- Nhân vật: Đối tượng có hình dáng, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc,... trong tác phẩm, gồm: con người, thần tiên, ma quỷ, loài vật, đồ vật,...
- Cốt truyện: Các sự kiện chính, sắp xếp theo thứ tự trật tự nhất định: Mở bài, diễn biến, kết thúc.
- Yếu tố kì ảo: Cái khác, cái lạ trong các tác phẩm văn học.
~ Hok T ~
Văn bản Thánh Gióng thuộc thể loại truyền thuyết, đặc điểm của thể loại này như sau:
- Bài văn thuộc thể loại truyện dân gian, kể về những nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ
- Là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên thường có nhiều yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo
- Văn bản thường thể hiện thái độ, quan điểm cũng như cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật và sự kiện lịch sử được kể
chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết ko có thật.đó là những chi tiết có tính chất hoang đường kì lạ.
truyền thuyết luôn gắn bố với sự thật, với lịch sử ,phản ánh những sự kiện quan trong của dân tộc...
Lịch sử : có những hình ảnh và câu chuyện ngoài đời thật
Hoang đường : có những phép màu và những nhân vật thần tiên.
nhớ tick cho mk nha thanks
Bổ sung:Chi tiết tưởng tượng kì ảo là sự tượng tượng của người dân việt nam về sự kiện và nhân vật trong các truyền thuyết hay noi cách khác, là sự thần thánh hoá hoặc hình tượng hoá các chi tiết trong truyện
Nó giúp câu truyện thêm lì kì thú vị và giúp nổi bật nhân vật được tả ! hj !
Việc sử dụng các yếu tố này có tác dụng là:
+ Làm câu chuyện trở nên hay hơn và thú vị hơn
+ Người đọc thêm yêu thích câu chuyện
+ Thể hiện được hình dáng, ngoại hình của các nhân vật
yếu tố kì ảo : có thần giúp đỡ
yếu tố lịch sử:tục làm bánh chưng bánh giầy và thờ cúng tổ tiên
- Người mẹ ra đồng ướm thử vết chân lạ thì về nhà thụ thai , 12 tháng mới sinh con
- Cậu bé lên ba vận không biết nói cười , đặt đâu thì nằm đấy
- Khi nghe sứ giả loa , cậu bé cất tiếng nói rõ ràng , rành mạch
- Kể từ ngày gặp sứ giả , cậu bé lớn nhanh như thổi , cơm ăn mấy cũng ko no , áo mới mặc đã đứt chỉ
- Cậu bé vươn vai bỗng thành một tráng sĩ
- Roi sắt gãy , tráng sĩ nhổ tre để đánh giặc
Yếu tố tưởng tượng kì ảo: Chi tiết Gióng ăn 3 vạc cơm, lớn nhanh như thổi, cưỡi ngựa sắt, bay về trời.
rong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật... đã tạo nên yếu tố hoang đường, kì ảo. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, và trừng phạt những kẻ xấu xa, gian ác. Truyện cổ Sự tích bánh chưng bánh giày cũng có hai nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo Lang Liêu làm bánh đề lễ Tiên Vương. Nói rằng: Nhờ có Thần mách bảo mà Lang Liêu mới được nối ngôi vua tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Đó là vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, vai trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.
Cần yếu tố kì ảo bạn nhé tại 1 câu chuyện truyền thuyết là 1 câu chuyện không có thật nên chắc chắn nó sẽ có 1 số yếu tố kì ảo.
- Truyền thuyết thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.
- Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thế; chiến công phi thường; kết cục.
- Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đòng.
- Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.
- Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hoá nhân vật và chiến công của họ.