K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2018

 a-3; b-1; c-2

14 tháng 12 2021

B - C nha b

14 tháng 12 2021

Câu B. Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Câu C. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

K cho mik nha

12 tháng 3 2021

Tục ngữ là trí khôn muôn đời của nhân dân. Mỗi câu tục ngữ là một bài học lớn. Là một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ : '' Có công mài sắt có ngày lên kim ''. Cuộc sống vốn dĩ không dễ dàng, mỗi chúng ta cần nỗ lực để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Vì thế câu tục ngữ '' Có công mài sắt có ngày lên kim '' dùng để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống. Câu tục ngữ gồm hai vế, một vế là nguyên nhân, một vế là kết quả. Hai vế này có cặp từ hô ứng với nhau: '' Có công - có ngày ; mài sắt - nên kim '' . Vế trước chỉ sự nỗ lực, vế sau chỉ thành quả mà thông qua sự nỗ lực ấy mà đạt được.

“Có công mài sắt có ngày nên kim”.

   Đó là câu tục ngữ mà thầy thường dẫn ra trong lớp để khuyên nhủ chúng em. Nhiều bạn làm theo lời khuyên của thầy mà đã đạt kết quả mỹ mãn, trong đó có em.

   Còn nhớ hồi đầu năm cứ đến giờ tập làm văn là em ngồi thừ ra cắn bút trong khi các bạn khác trong lớp chữ nghĩa cứ tuôn trào. Đến khi các bạn viết đã đầy trang rồi, thế mà em cố gắng lắm cũng chỉ được sáu bảy dòng rồi cạn nguồn và em cứ ngồi loay hoay mãi.

   Chưa bao giờ em được điểm bảy hay tám về môn văn. Má em khuyên nhủ: “Con phải ráng mà kiên nhẫn, đừng chán nản. Phải có công mài sắt thì mới có ngày nên kim được con ạ! Văn ôn, võ phải luyện mà. Con ôn luyện đi. Má sẽ giúp sức cho con”.

   Lời căn dặn của má thúc giục em, từ đó, ngoài việc học và làm bài mới, em đã dành hẳn mỗi ngày một giờ đồng hồ để học văn. Thoạt tiên, em tìm lại sách lớp bốn, đọc kỹ phần ghi nhớ. Má hướng đẫn thật chu đáo khâu tìm hiểu đề, xác định nội dung và thể loại của nó. Má cho em đọc nhiều lần bài văn mẫu, bài đọc thêm ở sách tham khảo rồi yêu cầu em viết bài làm của mình không được giống với những điều gì đã đọc. Lúc đầu, em bắt chước các bài vàn mẫu ấy nhưng dần dần tập viết khác đi bằng cách diễn đạt của mình. Má dạy em cách dùng từ, diễn ý sao cho xác hợp mà thoát ý. Nghe lời má, em sắm một quyển sổ tay chép các đoạn văn hay của các nhà văn nổi tiếng. Lúc nào rảnh rỗi là em lấy số tay đọc để tìm hiểu và học tập cách dùng từ, diễn ý sinh động hấp của các bậc tiền bối này.

Có công mài sắt, có ngày nên kim

1. Ngày xưa, có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.

2. Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi:

- Bà ơi, bà làm gì thế?

Bà cụ trả lời:

- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.

Cậu bé ngạc nhiên:

- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?

3. Bà cụ ôn tồn giảng giải:

- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Cũng như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.

4. Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.

Câu 1. Qua nhiều lần thí nghiệm, Xi-ôn-cốp-xki đã : A. Thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng.B. Tìm ra cách chế khí cầu bay bằng kim loại.C. Tìm ra cách chế khí cầu bay bằng nhựa cứng.Câu 2. Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?A. Có ước mơ táo bạo, ý chí kiên trì theo đuổi.B. Đọc nhiều sách báo, làm nhiều thí nghiệm, sống kham khổ.C. Có sự khổ công nghiên cứu, kiên trì,...
Đọc tiếp

Câu 1. Qua nhiều lần thí nghiệm, Xi-ôn-cốp-xki đã :

 

A. Thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng.

B. Tìm ra cách chế khí cầu bay bằng kim loại.

C. Tìm ra cách chế khí cầu bay bằng nhựa cứng.

Câu 2. Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?

A. Có ước mơ táo bạo, ý chí kiên trì theo đuổi.

B. Đọc nhiều sách báo, làm nhiều thí nghiệm, sống kham khổ.

C. Có sự khổ công nghiên cứu, kiên trì, bền bỉ. Quyết tâm thực hiện mơ ước của mình.

Câu 3. Cao Bá Quát đã luyện chữ bằng cách nào?

A. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện cho chữ cứng cáp, mỗi tối ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ.

B. Chữ viết tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Nội dung ý nghĩa của truyện “ Văn hay chữ tốt” là:

A. Ca ngợi đức tính kiên trì luyện tập viết chữ của Cao Bá Quát.

B. Cao Bá Quát ân hận vì chữ xấu nên không giúp được bà cụ hàng xóm.

C. Ca ngợi Cao Bá Quát có tấm lòng nhân hậu, biết giúp đỡ bà cụ hàng xóm.

II. Dựa vào kiến thức tiếng việt đã học trong tuần 13, em hãy chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:

Câu 5. Dòng nào dưới đây gồm các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người?

A. Quyết chí, bền chí, bền bỉ, vững chí, gian lao, gian truân .

B. Quyết chí, bền chí, bền bỉ, vững chí, bền lòng, quyết tâm.

C. Quyết tâm, kiên trì, khó khăn, gian khổ, gian lao.

Câu 6. Dòng nào dưới đây gồm các từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người?

A. Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian lao, gian nan.

B. Gian khó, bền chí, vững chí, bền bỉ, bền lòng.

C. Kiên nhẫn, kiên trì, khó khăn, gian khổ, gian lao.

Câu 7. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây không nói về ý chí, nghị lực của con người?

a. Có chí thì nên.

b. Thua keo này, bày keo khác.

c. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

d. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

e. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

f. Thắng không kiêu, bại không nản.

 

A. Câu tục ngữ c, e, f.

B. Câu tục ngữ e,f.

C. Câu tục ngữ c, e.

Câu 8. Câu hỏi sau là bà cụ tự hỏi mình hay hỏi người khác?

“Gia đình già có việc oan uổng muốn kêu oan, nhờ cậu viết cho lá đơn, có được không?”

A. Tự hỏi mình.

B. Hỏi người khác.

Câu 9. Dấu hiệu nào giúp em nhận ra câu dưới đây là câu hỏi?

Câu “Khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá.” có mấy tính từ, đó là những từ nào?

A. Từ nghi vấn “nào” và cuối câu có dấu chấm hỏi.

B. Từ nghi vấn “ mấy, nào” và cuối câu có dấu chấm.

C. Từ nghi vấn “ mấy, nào” và cuối câu có dấu chấm hỏi.

Câu 10. Trong các câu văn dưới đây, câu văn nào không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu, lỗi dấu câu?

A. Rồi bà lão ôm chầm lấy nàng tiên ốc rồi từ đó bà lão và nàng tiên ốc sống hạnh phúc bên nhau.

B. Nhiều năm sau, khi đã lớn Tôi vẫn luôn tự dằn vặt mình.

C. Ông nói với mẹ tôi: Bố khó thở lắm!

D. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ thương tình, đưa bà cụ về nhà, lấy cơm cho ăn rồi mời nghỉ lại. Tra loi giup e voi a

0
26 tháng 4 2020

1.Chim Khôn đạu nóc nhà quan,

Trai khôn tìm vợ,gái ngoan tìm chồng

2.Chồng như đó,vợ như hom

3.Chồng đẹp,vợ đẹp những nhìn mà no

26 tháng 4 2020

1. Lên non mới biết non cao,

Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy.

2. Con người có cố, có ông

Như cây có cội, như sông có nguồn.

3. Anh em như chân với tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

4. Con có cha như nhà có nóc.

18 tháng 7 2018

giới thiệu về bản thân?

18 tháng 7 2018

viết giới thiệu về cái gì vậy bn

Anh Nguyễn Công Hùng, một anh chàng lập trình viên liệt toàn thân, người đã mở ra trang web hỗ trợ người khuyết tật tìm kiếm thông tin việc làm. Thuở nhỏ, vì căn bệnh hiểm nghèo khiến anh liệt toàn thân, nhưng anh không đầu hàng số phận mà vẫn kiên trì đi học. Đến năm 15 tuổi, anh hoàn toàn không thể cử động được các cơ quan trên cơ thể. Bằng nghị lực của mình, Anh vẫn tự học ở nhà, theo đuổi nghề lập trình. Năm 2003, anh mở một trung tâm dạy tin dành cho người khuyết tật, đồng thời sáng tạo trang web giúp người khuyết tật tìm kiếm việc làm phù hợp. Anh được tạp chí eChip trao tặng danh hiệu Hiệp sĩ Công nghệ thông tin.

27 tháng 9 2021

Bạn tham khảo ạ:

Ý chí và nghị lực là rất cần thiết giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn và những thử thách trong cuộc sống. Và em muốn muốn kể cho các bạn nghe về một tấm gương với ý chí và nghị lực của mình đã vượt lên trên số phận để thành công. Đó là tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã có hoàn cảnh kém may mắn khi thầy bị liệt cả hai tay, mọi hoạt động và sinh hoạt đều rất khó khăn chứ chưa nói gì đến chuyện đi học. Những tưởng con người ấy sẽ chấp nhận đầu hàng số phận, nhưng không, số phận kém may mắn không những không trở thành rào cản mà còn là động lực để thầy cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Thầy vẫn khát khao được đi học như những bạn cùng trang lứa nhưng điều này thực sự rất khó khăn vì đôi tay ấy làm sao có thể cầm được bút để viết nên những con chữ như những bạn bình thường.

Và rồi thầy quyết định tập viết bằng chân, điều này tưởng như không tưởng nhưng lại trở thành hiện thực với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Những ngày đầu tập viết bằng chân của thầy vô cùng khó khăn, nhưng chưa lúc nào thầy nghĩ đến chuyện từ bỏ vì với thầy thất bại lớn nhất của một người là chấp nhận từ bỏ mà không nghĩ đến việc sẽ cố gắng hết sức, những nét chữ nó không theo ý muốn của thầy cứ nguệch ngoạc không thành chữ. Nhưng rồi với sự kiên trì chịu khó của mình, ngày nào thầy cũng luyện tập, tập viết mọi lúc mọi nơi, có khi thầy tập viết bằng những mẩu gạch thay cho bút và phấn, những mẩu gạch kẹp vào chân rất khó khăn và còn đau nữa nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập của thầy.

Và cuối cùng, thầy đã thành công, mặc dù viết bằng chân nhưng chữ của thầy rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn nhiều chữ của những bạn viết bằng tay. Tất cả là nhờ vào sự chăm chỉ luyện tập không quản ngại khó khăn gian khổ của thầy. Năm học nào thầy cũng đạt thành tích cao trong học tập, các bạn bè trong lớp trước đây từ thái độ xem thường, miệt thị thầy bao nhiêu thì giờ đây lại khâm phục thầy bấy nhiêu. Để rồi sau này thầy trở thành một thầy giáo giỏi tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình như bây giờ chúng ta vẫn nhắc đến tên của thầy với một sự khâm phục và kính trọng.

Trang chủ Tập làm văn lớp 4

KỂ VỀ NGƯỜI CÓ Ý CHÍ NGHỊ LỰC MÀ EM BIẾT HOẶC ĐƯỢC NGHE KỂ

Văn tham khảo lớp 4 chủ đề kể về một người có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống mà em biết hoặc đã từng được nghe kể.

MỤC LỤC NỘI DUNG

  • 1. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký
  • 2. Một số bài văn mẫu đạt điểm cao kể về những tấm gương giàu nghị lực
  • 2.1. Bài mẫu 1
  • 2.2. Bài mẫu 2
  • 2.3. Bài mẫu 3

Bạn đang tìm hiểu cách làm bài văn kể về người có ý chí nghị lực? Vậy thì không thể bỏ qua những bài văn mẫu tuyển chọn hay nhất của Đọc Tài Liệu sau đây kể về những tấm gương người có ý chí, nghị lực vượt lên trên khó khăn trong cuộc sống. Tài liệu sẽ giúp em hiểu và nắm được cách làm, sưu tầm được những ý văn hay góp phần cho bài viết của mình thêm hấp dẫn.

  Tham khảo ngay...

Đề bài: Kể một câu chuyện về người có ý chí nghị lực trong cuộc sống mà em biết hoặc đã được nghe kể.

***

CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ NGƯỜI CÓ Ý CHÍ NGHỊ LỰC PHI THƯỜNG: THẦY GIÁO NGUYỄN NGỌC KÝ

Ý chí và nghị lực là rất cần thiết giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn và những thử thách trong cuộc sống. Và em muốn muốn kể cho các bạn nghe về một tấm gương với ý chí và nghị lực của mình đã vượt lên trên số phận để thành công. Đó là tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã có hoàn cảnh kém may mắn khi thầy bị liệt cả hai tay, mọi hoạt động và sinh hoạt đều rất khó khăn chứ chưa nói gì đến chuyện đi học. Những tưởng con người ấy sẽ chấp nhận đầu hàng số phận, nhưng không, số phận kém may mắn không những không trở thành rào cản mà còn là động lực để thầy cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Thầy vẫn khát khao được đi học như những bạn cùng trang lứa nhưng điều này thực sự rất khó khăn vì đôi tay ấy làm sao có thể cầm được bút để viết nên những con chữ như những bạn bình thường.

Và rồi thầy quyết định tập viết bằng chân, điều này tưởng như không tưởng nhưng lại trở thành hiện thực với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Những ngày đầu tập viết bằng chân của thầy vô cùng khó khăn, nhưng chưa lúc nào thầy nghĩ đến chuyện từ bỏ vì với thầy thất bại lớn nhất của một người là chấp nhận từ bỏ mà không nghĩ đến việc sẽ cố gắng hết sức, những nét chữ nó không theo ý muốn của thầy cứ nguệch ngoạc không thành chữ. Nhưng rồi với sự kiên trì chịu khó của mình, ngày nào thầy cũng luyện tập, tập viết mọi lúc mọi nơi, có khi thầy tập viết bằng những mẩu gạch thay cho bút và phấn, những mẩu gạch kẹp vào chân rất khó khăn và còn đau nữa nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập của thầy.

Và cuối cùng, thầy đã thành công, mặc dù viết bằng chân nhưng chữ của thầy rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn nhiều chữ của những bạn viết bằng tay. Tất cả là nhờ vào sự chăm chỉ luyện tập không quản ngại khó khăn gian khổ của thầy. Năm học nào thầy cũng đạt thành tích cao trong học tập, các bạn bè trong lớp trước đây từ thái độ xem thường, miệt thị thầy bao nhiêu thì giờ đây lại khâm phục thầy bấy nhiêu. Để rồi sau này thầy trở thành một thầy giáo giỏi tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình như bây giờ chúng ta vẫn nhắc đến tên của thầy với một sự khâm phục và kính trọng.

Nhắc đến tên của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thì không một ai của đất nước Việt Nam không biết. Ở thầy chúng ta thấyđược sự cố gắng, ý chí và nghị lực của một người đã vượt lên trên số phận bất hạnh để thành công.


Cre: mạng

4 tháng 7 2020

       Đồng Tháp là quê hương bản quán của em.

9 tháng 11 2017

1.Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một bài học giáo dục lòng kiên trì, nhẫn nại không dành cho riêng ai và mãi mãi được thực hiện bất kì thời đại nào.

- Đây là một đức tính không thê thiếu được ở mỗi người chúng ta lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành và khi vào đời.

2.Câu : "Thua keo này ,  bày keo khác "

-Tùy thuộc vào bản chất của đối tượng mà trong sử dụng ngôn ngữ, thành ngữ thua keo này bày keo khác có những sắc thái ý nghĩa khác nhau. Với những người có tư tưởng làm việc phục vụ cho lợi ích nhân dân, thành ngữ thua keo này bày keo khác, thể hiện sự kiên trì phấn đấu để đạt mục đích.

Thành ngữ " thua keo này bày keo khác " bao gồm hai vế kết hợp với nhau, không đòi hỏi tính chặt chẽ một cách nghiêm ngặt. Vì vậy, trong sử dụng, giữa hai vế người ta có thẻ thêm vào các từ chỉ chủ thể hành động, chẳng hạn như thua keo này ta bày keo khác...

3.Câu : "Chớ thấy sóng cả , mà ngã tay chèo "

- Nghĩa là : Đừng thấy khó khăn mà nản chí, bỏ cuộc.

4.Câu : " Thất bại là mẹ thành công . " 

- Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến mẹ chăng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt từ các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến.

5.Câu : "Người có chí thì nên Nhà có nền thì vững "

- Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định sẽ thành công . 

^^

8 tháng 11 2017

ý bạn là sao?mình vẫn chưa hiểu