K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2018

Trắc nghiệm
1 Ngành động vật nguyên sinh
- Di chuyển: nhờ roi, chân giả, lông bơi,.... hoặc cơ quan di chuyển bị tiêu giảm

-Động vật nguyên sinh kí sinh: trùng kiết lị, trùng sốt rét,..

Kí sinh trong cơ thể người hoặc động vật.

2 Ruột khoang
- Thủy tức di chuyển bằng đế và tua miệng (kiểu lộn đầu)

-Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ miệng.

3 Giun dẹp
- Động vật kí sinh là: sán dây, sán lá gan, ....

Kí sinh ở cơ thể con người, động vật hoặc thực vật

Sán lá máu vào cơ thể người qua da

4 Giun tròn

-Giun đũa kí sinh ruột non con người.

Tác hại của giun đũa với sức khỏe con người:

  • Chúng lấy chất dinh dường cua người, gây tắc ruột, tắc ống mật và tiết độc tố gây hại cho người.
  • Nếu có người mắc bệnh thì có thể coi đó là “ổ truyền bệnh cho cộng đồng”.
  • Vì từ người đó sẽ có rất nhiều trứng giun thải ra ngoài môi trường và có nhiều cơ hội (qua ăn rau sống, không rứa tay trước khi ăn,...) đi vào người khác.

- Bên ngoài giun đũa có chất cuticun để chúng không bị ảnh hưởng bởi men tiêu hóa của vật chủ.

5 Giun đất
- Giun đất lưỡng tính

-Đai sinh dục nằm ở vị trí đốt thứ10 đến đốt thứ 13

31 tháng 10 2018

trắc nhiệm mà như tự luân thế bn

18 tháng 12 2017

Đai sinh dục của giun đất nằm ở:

- Đốt thứ 13, 14, 15.

- Đốt thứ 14, 15, 16.

- Đốt thứ 15, 16, 17.

- Đốt thứ 16, 17, 18.

18 tháng 12 2017

Cảm ơn bạn nha!

22 tháng 10 2017

Câu 1 :

Đại diện của ngành giun tròn là giun đũa

Đặc điểm chung của giun tròn :

+) Cơ thể hình trụ thường thuôn 2 đầu

+) Có khoang cơ thể chưa chính thức

+) Cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn

+) Phần lớn số loài giun tròn sống kí sinh , một số nhỏ sống tự do

Câu 2 :

Vai trò của động vật nguyên sinh :

- Làm thức ăn

- Có ý nghĩa về địa chất

- Gây bệnh cho người , động vạt

Câu 3 :

Đặc điểm chính của ngành giun đất

+) Cơ thể đối xứng 2 bên , phân đối , khoang cơ thể chính thức

+) Có cơ quan tiêu hóa phân hóa , hô hấp qua da , có hệ tuần hoàn kín và hệ thần kinh kiểu chuỗi hạch

+) Giun đất lưỡng tính , khi sinh sản thì ghép đôi

Caai 4 :

Vì mưa nhiều làm đất ướt => thiếu oxi => bò lên để lấy khí

22 tháng 10 2017

thanks yeu

Câu 1: Em hãy nêu lần lượt tên các ngành động vật đã học? Nêu đặc điểm chung của mỗi ngành đó? Với mỗi ngành hãy kể tên tối đa các đại diện mà em biết? Câu 2: Hãy nêu đặc điểm của trùng kiết lị và trùng sốt rét: Câu 3: So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét: Câu 4: Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh? Câu 5: Cấu tạo giun đũa - vòng đời phát triển? Trình bày các biện...
Đọc tiếp

Câu 1: Em hãy nêu lần lượt tên các ngành động vật đã học? Nêu đặc điểm
chung của mỗi ngành đó? Với mỗi ngành hãy kể tên tối đa các đại diện mà em
biết?

Câu 2: Hãy nêu đặc điểm của trùng kiết lị và trùng sốt rét:
Câu 3: So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét:
Câu 4: Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh?
Câu 5: Cấu tạo giun đũa - vòng đời phát triển? Trình bày các biện pháp cơ
bản phòng chống giun đũa kí sinh?
Câu 6:
1. Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất? Vì sao mưa
nhiều giun đất lại chui lên mặt đất? Lợi ích của giun đất đối với đất trồng
2. Nêu cấu tạo trong của giun đất? Giun đất di chuyển như thế nào?
Câu 7: Để nhận biết các đại diện thuộc ngành giun đốt ta dựa vào đặc điểm
nào?
Câu 8: Nêu cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và di chuyển của châu chấu?
Câu 9: Nêu vai trò thực tiễn của sâu bọ? Biện pháp chống sâu bọ có hại
nhưng an toàn cho môi trường?
Câu 10: Cho biết vai trò thự tiễn của ngành chân khớp? Ý nghĩa của lớp vỏ
kitin giàu canxi và sắc tố của Tôm?
Câu 11: Đặc đểm cấu tạo ngoài cá chép thích nghi môi trường sống?
Câu 12: Trình bày cấu tạo trong của cá chép? Hãy kể ra những biện pháp
đánh bắt cá ở địa phương gây ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi cá và ô nhiễm môi
trường?

( giúp mink với)

1
13 tháng 3 2020
https://i.imgur.com/fAkJuJx.jpg
4 tháng 10 2016

- Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, có thể xoang. 
- Hệ tiêu hóa hình ống, phân hóa.
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ trên thành cơ thể. 
- Hô hấp bằng da hay bằng mang.

4 tháng 10 2016

- Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, có thể xoang. 
- Hệ tiêu hóa hình ống, phân hóa.
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ trên thành cơ thể. 
- Hô hấp bằng da hay bằng mang.

 

9 tháng 11 2019

2.

Ngành ruột khoang có vai trò:

+ Trong tự nhiên:

- Tạo vẻ đẹp thiên nhiên

- Có ý nghĩa sinh thái đối với biển

+ Đối với đời sống:

- Làm đồ trang trí, trang sức: san hô

- Là nguồn cung cấp nguyênliệu vôi: san hô

- Làm thực phẩm có giá trị: sứa

- Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.

+ Tác hại:

- Một số loài gây độc, ngứa cho người: sứa.

- Tạo đá ngầm, ảnh hưởng đến giao thông.

3.

San hô vừa có lợi vừa có hại.
- Có lợi:
+ Dùng làm vật trang trí, sản phâm mĩ nghệ,
+ Nghiên cứu địa chất, ý nghĩa sinh thái.
+ Tạo vẻ đẹp cho biển.

- Có hại:
+ Một số loài gây ngứa.
+ Cản trở giao thông đường thủy.

4.

Đặc điểm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là:

- Cơ thể dẹp, hình lá: chống lại các lực tác động của môi trường kí sinh.

- Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển: chun giãn, phồng dẹp để chui rúc trong môi trường kí sinh.

- Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển: bám chắc vào môi trường kí sinh.

- Hầu có cơ khỏe, cơ quan tiêu hóa tiêu giảm chỉ còn 2 nhánh ruột, không có hậu môn: lấy được nhiều chất dinh dưỡng từ vật chủ và trực tiếp hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể.

- Hệ sinh dục phát triển, lưỡng tính, ấu trùng cũng có khả năng sinh sản: sinh sản liên tục, số lượng trứng lớn đảm bảo duy trì thế hệ trong môi trường không thuận lợi.

5.

- Cơ thể thon dài, 2 đầu thon lại.

- Tiết diện ngang hình tròn.

- Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể.

- Cơ dọc phát triển

- Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn.

- Sinh sản:

+ Phân tính, tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống.

+ Thụ tinh trong, con cái đẻ khoảng 200000 trứng một ngày

6. Vòng đời giun đũa: Vòng đời sán lá gan: Chúc bạn học tốt!
9 tháng 11 2019

cảm ơn nháok

24 tháng 10 2018

2, Kể tên các đại diện của ruột khoang: sứa, san hô, thủy tức

Để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tê bào gai độc, có thế gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.

4,

Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất:

- Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.

- Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).

- Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

- Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.

- Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.

*Giun đất cũng giống như những sinh vật khác là hít thở bằng không khí.Dù nó sống ở dưới đất nhưng ở dưới đó cũng có một lượng không khí đủ để cho giun đất hít thở.Khi trời mưa,đất thấm ướt nước mưa khiến cho lượng không khí giảm đáng kể khiến giun đất không thể thở được nên mới phải ngoi lên mặt đất để thở.Cũng giống như việc chúng ta đổ nước vào tổ dế để bắt dế đó.

5,

SINH SẢN

1. Mọc chồi

- Khi đầy đủ thức ăn. thuỷ tức thường sinh sản vô tính bằng cách mọc chổi . Chồi con khi tự kiếm được thức ăn. tách khỏi cơ thể mẹ để sống độc lập.

2. Sinh sản hữu tính

- Tế bào trứng được tinh trùng cúa thuỷ tức khác đến thụ tinh . Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần. cuối cùng tạo thành thuỷ tức con. Sinh sản hữu tính thường xảy ra ờ mùa lạnh. ít thức ăn.

3. Tái sinh

- Thuỷ tức có khả năng tái sinh lại cơ thể toàn vẹn chi từ một phần cơ thể cắt ra.

10 tháng 10 2016

- Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, có thể xoang. 
- Hệ tiêu hóa hình ống, phân hóa.
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ trên thành cơ thể. 
- Hô hấp bằng da hay bằng mang.