Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1) Kiều nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau vì: Lúc này tâm trạng đau đớn nhất của Kiều là "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai" nên người mà nàng thương nhớ đầu tiên chính là Kim Trọng
2) Đièu này đi ngược lại với trật tự lễ giáo phong kiến nhưng phù hợp với tâm trạng lúc này của Kiều. Sự đảo lộn trật tự này thể hiện sự tinh tế ngòi bút của Nguyễn Du vưaqf thể hiện sự cảm thông của tác giả
Nguyễn Du đã để Kiều nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau vì:
- Điều này không phù hợp với trật tự lễ giáo phong kiến nhưng lại rất hợp logic tâm trạng (Đối với cha mẹ, trong cơn gia biến, Kiều đã quyết định chọn bên hiếu, bán mình chuộc cha. Còn đối với Kim Trọng, Kiều vẫn tự xem mình là kẻ phụ bạc. Cho nên trong nỗi nhớ người thân, nàng dành nỗi nhớ đầu tiên cho Kim Trọng).
- Sự đảo lộn trật tự đó cho thấy sự cảm thông sâu sắc của tấm lòng thấu suốt nghìn đời, sự tinh tế của ngòi bút tâm lý bậc thầy Nguyễn Du.
Trả lời
Tác giả lại cho Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước vì:
+ Trong cơn gia biến, Thúy Kiều đã hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ.
+ Với Kim Trọng , Kiều luôn canh cánh bên mình vì cảm thấy đã phụ tình chàng và có lỗi với chàng khi không giữ được lời hẹn ước. Nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Thúy Kiều khiến Thúy Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng.
Câu 2
Bức tranh thiên nhiên thứ hai (8 câu cuối) phản chiếu tâm trạng của Thúy Kiều trở về với thực tại phũ phàng, nỗi buồn của Thúy Kiều không thể vơi mà cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định:
đó là rất hợp lí bởi vì sợ chàng ở nhà mau mỏi Kiều , nhớ thương Kiều ngôn xiết và qua đây tác giả cho người đọc biết được Kiều là một người con gái đa sầu đa cảm , chung thủy . Còn nhớ cha mẹ sau vì nàng ở một chốn xa xôi , - Lầu Ngưng bích ko lo nghĩ gì tới bản thân mình có gặp nạn hay không nhưng nàng lại nghĩ tới cha mẹ , nghĩ tới người yêu của nàng ..ở đây nói lên ngàng là một người luôn hiếu thảo với cha với mẹ , sợ rằng khi nào bị vùi dập vào chốn lầu xanh , bị rời xa quê hương , xa cha mẹ thì ở nhà ai chăm lo, chăm sốc , thương yêu cha mẹ mình đây . nàng thật là một con người không chỉ có tư dung tốt đẹp mà còn đẹp về phẩm hạnh cao quý..Đây là ý kiến của riêng mình thôi nha , nếu có sai sót mong bạn bỏ qua ^^
Kiều nhớ Kim Trọng trước theo quan niệm xưa là không hợp lí nhưng thực ra lại là rất hợp lí vi khi bán mình để chuộc cha và em thì Thúy Kiều đã báo đáp được phần nào công ơn sin thành . Trước hết, Kiều nhớ đến Kim Trọng bởi trong cơn gia biến, Kiều đã phải hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ. Vì thế trong lòng Kiều, Kim Trọng là người mất mát nhiều nhất, nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Kiều khiến Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng.
Không đồng ý.nỗi nhớ với chàng Kim được nói đến trước vì đây là nồi nhớ nồng nàn và sâu thẳm nhất. Nồi nhớ đó được xoáy sâu và đêm thề nguyền dưới ánh trăng và nỗi đau cũng trào lên từ đó
Nói về nỗi nhớ của Kiều,nhiều nhà hủ nho cho rằng Kiều bất hiếu khi nghĩ về Kim Trọng trước rồi mới nhớ tới cha mẹ nhưng điều đó lại rất phù hợp với tâm lí của Kiều bởi với cha mẹ nàng nàng đã làm tròn chữ "hiếu"khi hi sinh bản thân mình để bán mình chuộc cha và em .Còn với Kim Trọng thì nàng luôn cảm thấy có lỗi khi đã bị mình phụ tình.Cho nên Kiều nhớ về Kim Trọng trước là điều mà chúng ta đều có thể hiểu
p/s : mk ko cs hiểu tại sao lại viết "đoạn văn đối thoại" ??chỉ bt giải thích về nỗi nhớ th
Có ý kiến cho rằng nếu Nguyễn Du miêu tả Kiều nhớ cha mẹ trước, nhớ người yêu sau thì phải đạo làm con hơn. Em suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên
Kiều đã nhớ đến người yêu trước rồi mới nhớ đến cha mẹ, phải chăng là nàng đã đặt chữ "tình" lên trên chữ "hiếu"? Thực ra, việc Nguyễn Du miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng trước rồi mới miều tả nỗi nhớ cha mẹ là hoàn toàn hợp lí, thể hiện cái tài của ND. Kiều không hề đặt chữ "hiếu" sau chữ "tình". Khi gia đình gặp tai biến, trước câu hỏi "Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?", Kiều đã dứt khoát lựa chọn chữ "hiếu" bằng hành động bán mình chuộc cha,cứu cả gia đình, bị đẩy vào lầu xanh.Kiều đã Làm tròn đc chữ hiếu. Giờ đây, khi cha và em nàng đã được cứu, người mà nàng cảm thấy mình có lỗi chính là Kim Trọng. Nhưng không vì thế mà nỗi nhớ cha mẹ kém phần day dứt." ND là người có con mắt trông khắp sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời", cái tài, cái tâm của ông trải dài trên thiên truyện. Chính vì vậy mà ND đã miêu tả K nhớ người yêu trước rồi nhớ đến cha mẹ sau hoàn toàn hợp lí. Qua đó còn cho thấy phẩm chất tốt đẹp của nàng, là con người nặng tình nghĩa, luôn nghĩ đén những người thân yêu.
- Với cha mẹ, Kiều đã bán mk chuộc cha -> thực hiện đc chữ hiếu -> Bớt áy náy hơn
- Với Kim TRọng, Kiều vừa nợ chữ tình, nàng tự trách mk là kẻ phụ tình.
- Đây là tâm lí bình thường của người con gái đang yêu.
- Vì Nguyễn Du tiếc nuối, trân trọng cho mối tình này.
Đây là ý kiến sai. Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước là hoàn toàn hợp lý. Vì: Kiều đã làm trọn chữ hiếu với bố mẹ vì đã bán mình chuộc cha nhưng nàng còn nợ Kim Trọng một lời thề non hẹn biển.