K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2020

Có ý kiến cho rằng nếu Nguyễn Du miêu tả Kiều nhớ cha mẹ trước, nhớ người yêu sau thì phải đạo làm con hơn. Em suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên

Kiều đã nhớ đến người yêu trước rồi mới nhớ đến cha mẹ, phải chăng là nàng đã đặt chữ "tình" lên trên chữ "hiếu"? Thực ra, việc Nguyễn Du miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng trước rồi mới miều tả nỗi nhớ cha mẹ là hoàn toàn hợp lí, thể hiện cái tài của ND. Kiều không hề đặt chữ "hiếu" sau chữ "tình". Khi gia đình gặp tai biến, trước câu hỏi "Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?", Kiều đã dứt khoát lựa chọn chữ "hiếu" bằng hành động bán mình chuộc cha,cứu cả gia đình, bị đẩy vào lầu xanh.Kiều đã Làm tròn đc chữ hiếu. Giờ đây, khi cha và em nàng đã được cứu, người mà nàng cảm thấy mình có lỗi chính là Kim Trọng. Nhưng không vì thế mà nỗi nhớ cha mẹ kém phần day dứt." ND là người có con mắt trông khắp sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời", cái tài, cái tâm của ông trải dài trên thiên truyện. Chính vì vậy mà ND đã miêu tả K nhớ người yêu trước rồi nhớ đến cha mẹ sau hoàn toàn hợp lí. Qua đó còn cho thấy phẩm chất tốt đẹp của nàng, là con người nặng tình nghĩa, luôn nghĩ đén những người thân yêu.

1 tháng 6 2021

- Với cha mẹ, Kiều đã bán mk chuộc cha -> thực hiện đc chữ hiếu -> Bớt áy náy hơn
- Với Kim TRọng, Kiều vừa nợ chữ tình, nàng tự trách mk là kẻ phụ tình.
- Đây là tâm lí bình thường của người con gái đang yêu.
- Vì Nguyễn Du tiếc nuối, trân trọng cho mối tình này.

10 tháng 10 2021

Đây là ý kiến sai. Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước là hoàn toàn hợp lý. Vì: Kiều đã làm trọn chữ hiếu với bố mẹ vì đã bán mình chuộc cha nhưng nàng còn nợ Kim Trọng một lời thề non hẹn biển.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

1. Mở bài: Giới thiệu dẫn dắt nhận định và trích đoạn.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- "Lời văn tả ra như máu chảy ở đầu ngòi bút, nước mắt thấm trên tờ giấy" chính là cách nói nhân hóa, so sánh để nói về tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều. Điều đó cho thấy Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều bằng cả cái tài và cái tâm của người nghệ sĩ.

- "Khiến ai đọc cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột" ý nói sức lay động và tác động lớn của Nguyễn Du tới bao thế hệ độc giả. 

- Cả câu: Khẳng định cái tài cái tâm của Nguyễn Du đã khiến mọi thế hệ độc giả đều bị lay động.

b. Chứng minh qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

- Phân tích 6 câu đầu: Nỗi niềm cô đơn, buồn tủi của Thúy kiều trước lầu Ngưng Bích

- Phân tích 8 câu tiếp: Nỗi nhớ người yêu và mẹ cha của Thúy Kiều

- Phân tích 8 câu cuối: Nỗi buồn đau, lo lắng của Kiều cho cuộc đời của chính mình

=> Qua đoạn trích ta thấy được cái tâm của Nguyễn Du: ông đã hóa thân và am hiểu diễn biến tâm lí của nhân vật. Vì thế mà Nguyễn Du đã để Thúy Kiểu nhớ về người yêu trước rồi mới nhớ về mẹ cha. Sau đó, bức tranh tứ bình tả cảnh ngụ tình lại góp phần thể hiện được nội tâm sâu sắc nhất của nàng Kiều.

c. Đánh giá

- Nhận định trên là hoàn toàn đúng. 

- Nhận định trên phần nào được làm sáng tỏ qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

- Mở rộng: Ngoài ra nhận định còn được thể hiện qua nhiều đoạn trích khác của Truyện Kiều như Nỗi thương mình, Trao duyên,...

14 tháng 11 2021

tham khảo:

Khi tả Kiều tác giả đã cho ta thấy được vẻ đẹp và tài năng của nàng, nó đạt đến mức toàn diện, chuẩn mực của bậc tài hoa theo quan niệm thẩm mĩ của xã hội phong kiến, giỏi cả “cầm, kì, thi, họa”. Đặc biệt là tài đàn. Nhan sắc ở Kiều độc đáo, kì lạ vượt lên trên sự bình thường. Đó là loại nhan sắc hiếm có trên đời, thường được tôn sùng và cũng thường bị đố kị lúc nào cũng gây ra sóng gió cho mình. Thúy Kiều đúng là người hiếm có ở đời. Ở Kiều là sự kết hợp giữa tài - sắc - tình - mệnh. Từ bức chân dung ấy, người ta có thể cảm nhận được kiếp đời chẳng mấy êm đềm của nàng. Vì như Nguyễn Du đã khéo léo mượn hai hình tượng đẹp nhất của thiên nhiên là hoa và liễu đặt bên đời Thúy Kiều với tình cảm hờn ghen. Tạo hóa trêu ngươi để đưa Thúy Kiều vào những trái ngang, đau khổ.

14 tháng 11 2021

Thúy Vân chứ khong phải Thúy Kiều ạ😞

Mỗi người giải 1 câu cx đc mình đang cần gấp. thx các bạn ^^ Phần II. (3điểm) “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai ...
Đọc tiếp

Mỗi người giải 1 câu cx đc mình đang cần gấp. thx các bạn ^^

Phần II. (3điểm)

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”

(Trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”- “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)

Câu 1: Giải nghĩa các từ ngữ: “chén đồng”, “tấm son”, “quạt nồng ấp lạnh”

Câu 2: Đoạn thơ trên đã diễn tả nỗi nhớ thương của Kiều với Kim Trọng và cha mẹ. Có ý kiến cho rằng: “Nếu Nguyễn Du miêu tả Kiều nhớ cha mẹ trước, nhớ người yêu sau thì phải đạo làm con hơn.” Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Câu 3. Từ đoạn trích trên và bằng những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về chữ “hiếu” của con cái đối với cha mẹ trong cuộc sống ngày nay.Phần II. (3điểm)

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”

(Trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”- “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)

Câu 1: Giải nghĩa các từ ngữ: “chén đồng”, “tấm son”, “quạt nồng ấp lạnh”

Câu 2: Đoạn thơ trên đã diễn tả nỗi nhớ thương của Kiều với Kim Trọng và cha mẹ. Có ý kiến cho rằng: “Nếu Nguyễn Du miêu tả Kiều nhớ cha mẹ trước, nhớ người yêu sau thì phải đạo làm con hơn.” Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Câu 3. Từ đoạn trích trên và bằng những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về chữ “hiếu” của con cái đối với cha mẹ trong cuộc sống ngày nay.

2
6 tháng 3 2020

Câu 1:

- Chén đồng: chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ (đồng tâm) với nhau.

- Tấm son: tấm lòng son, chỉ tấm lòng chung thủy gắn bó.

- Quạt nồng ấm lạnh: mùa hè, trời nóng nực thì quạt cho mẹ ngủ; mùa đông, trời lạnh giá thì vào nằm trước trong giường (ấp chiếu chăn) để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn. Ý cả câu nói về sự lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ.

Câu 2:

- Em không đồng ý vì Nguyễn Du làm như vậy rất phù hợp với qui luật tâm lí của nhân vật. Vì Thúy Kiều luôn cảm thấy mình là người có lỗi và bội bạc với Kim Trọng.

* Mình chỉ có thể giúp tới đó thôi

Chúc bạn may mắn!!!!

26 tháng 10 2020

Câu 2

Không

Vì nàng đã bán mình để chuộc cha xem như đã làm tròn chữ hiếu còn vs KT,kiều lại là kẻ lỗi hẹn phụ tình.Hơn nữa điều này hoàn toàn phù hợp vs quy luật tâm lý tình cảm của người con gái ,nhất là người con gái đang yêu

23 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Kiều nhớ Kim Trọng trước theo quan niệm xưa là không hợp lí nhưng thực ra lại là rất hợp lí vi khi bán mình để chuộc cha và em thì Thúy Kiều đã báo đáp được phần nào công ơn sin thành . Trước hết, Kiều nhớ đến Kim Trọng bởi trong cơn gia biến, Kiều đã phải hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ. Vì thế trong lòng Kiều, Kim Trọng là người mất mát nhiều nhất, nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Kiều khiến Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng.

 
1 tháng 2 2016

a. Giải thích ý thơ:

  • Niềm thương cảm của Nguyễn Du dành cho những người phụ nữ. "Phận" là thân phận,"mệnh" là số phận do trời định. "Lời bạc mệnh" là "lời chung" dành cho những người phụ nữ => Đó là kiếp "đàn bà" đều phải chịu đắng cay, khổ cực.

b. Trình bày suy nghĩ về số phận người phụ nữ xưa và nay:

  • Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội xưa 
    • Thân phận: thân phận của những con người chịu nhiều bất công, oan ức và bị chà đạp về nhân phẩm. 
    • Số phận Vũ Nương, Thúy Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ, là "tấm gương oan khổ";
  • Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội ngày nay
    • Ngày nay trong xã hội mới, xã hội hiện đại khi nam nữ đã bình quyền, phụ nữ đã được tôn trọng, đánh giá ngang với đàn ông. Pháp luật đã bảo vệ họ
    • Người phụ nữ ngày nay vẫn kế thừa và phát huy được truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: vẫn coi trọng tứ đức, tam tòng nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Tứ đức cùng với đạo tam tòng không phải là tư tưởng chính thống quyết định số phận họ. Ngày nay phụ nữ có quyền bình đẳng như nam giới: tự mình quyết định hạnh phúc, tương lai, cuộc đời mình.
    • Thực tế xã hội ngày nay bạo lực gia đình không hẳn đã chấm hết, người phụ nữ chưa hẳn đã được bình đẳng tuyệt đối như nam giới vốn do thiên bẩm là thế nhưng họ đã thực sự có một cuộc đời mới, số mệnh mới...