Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
♦ Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền:
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa tư bản độc quyền.
+ Ở giai đoạn đầu, tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, sức mạnh kinh tế chưa lớn. Càng về sau, sức mạnh của các tổ chức độc quyền càng tăng lên và từng bước chi phối toàn bộ nền kinh tế.
+ Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận cao. Các hình thức độc quyền tiêu biểu là: Các-ten, Xanh-đi-ca ở Đức và Pháp, Tờ-rớt ở Mỹ.
♦ Các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền có năm đặc điểm lớn, được Lênin nêu lên ở những năm đầu thế kỉ XX:
+ Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
+ Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp, và trên cơ sở “tư bản tài chính" đó, xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính.
+ Việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng hóa, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
+ Sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới.
+ Việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.
C. Tấn công vào thành trì phong kiến, hình thành quan điểm và tư tưởng của con người tư sản
Chủ nghĩa tư bản hiện đại có đặc điểm lớn so với tất cả các giai đoạn phát triển trước đây là trình độ phát triển rất cao của lực lượng sản xuất, trình độ khoa học công nghệ rất cao của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Các nước tư bản phát triển, như Mỹ, các nước Tây Âu, Nhật Bản là những nước đi đầu trong nghiên cứu phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đi đầu trong các lĩnh vực điện tử, tin học, thông tin, viễn thông, phát triển Internet, trí tuệ nhân tạo, công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ sinh học... làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, chất lượng, hiệu quả của những ngành kinh tế truyền thống và tạo nên nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều sản phẩm mới, công nghệ cao, có giá trị gia tăng, mức cạnh tranh cao.
Tham khảo
Trải qua hơn 400 năm, chủ nghĩa tư bản đã bước lên những nấc thang phát triển khác nhau mà mỗi nấc thang ấy đều được đánh dấu bằng sự bùng nổ của các cuộc cách mạng công nghiệp. Động lực cho sự phát triển được tạo ra từ khả năng sáng tạo vô hạn của con người. Bằng trí tuệ và khát vọng chinh phục, giai cấp tư sản đã ghi dấu ấn vào lịch sử và tạo dựng nên những giá trị văn minh vô cùng rực rỡ. Tuy nhiên, sự tiến bộ quá nhanh của khoa học - công nghệ cũng tạo ra những mặt trái, thách thức chủ nghĩa tư bản trong thời kì mới.
- Chủ nghĩa phát xít là nền chuyên chính, khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính.
- Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền không phải là sự thay thế một chính phủ tư sản này bằng một chính phủ tư sản khác, mà đó là sự thay thế của một nền thống trị kiểu dân chủ sang thống trị kiểu độc tài.
Trong khi đó, nền dân chủ Tư bản chủ nghĩa có những đặc điểm cơ bản là:
- Nền dân chủ cho thiểu số, phục vụ lợi ích cho thiểu số.
- Mang bản chất của giai cấp tư sản, lợi ích của giai cấp tư sản đối lâp với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
- Do các đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo, đa đảng về chính trị.
- Được thực hiện trên cơ sở kinh tế là chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX chủ yếu của toàn XH đó là chế độ áp bức bóc lột.
Đáp án cần chọn là: A
Chủ nghĩa tư bản có những tiềm năng và hạn chế như sau:
Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản:
Khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế: Chủ nghĩa tư bản tạo điều kiện thuận lợi cho sự cạnh tranh, khuyến khích sự sáng tạo và đầu tư, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Tăng trưởng và sự giàu có: Chủ nghĩa tư bản tạo ra cơ hội để tăng trưởng kinh tế và tạo ra sự giàu có cho các cá nhân và xã hội.
Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ: Chủ nghĩa tư bản khuyến khích sự đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, từ đó đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Hạn chế của chủ nghĩa tư bản:
Ung thư xã hội: Chủ nghĩa tư bản có thể tạo ra sự chênh lệch giàu nghèo, tăng cường sự bất công và gây ra các vấn đề xã hội như thất nghiệp, bất bình đẳng và nghèo đói.
Tập trung quyền lực: Chủ nghĩa tư bản có thể dẫn đến sự tập trung quyền lực vào tay một số ít người giàu có, gây ra sự thiếu cân bằng và ảnh hưởng đến quyền lợi của những người khác.
Môi trường và tài nguyên: Chủ nghĩa tư bản có thể đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên và gây ra tác động tiêu cực đến môi trường, gây ra biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường.
Tóm lại, chủ nghĩa tư bản có những tiềm năng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo ra sự giàu có, nhưng cũng có những hạn chế như sự chênh lệch giàu nghèo, tập trung quyền lực và tác động tiêu cực đến môi trường.
Tham khảo:
Trải qua hơn 400 năm, chủ nghĩa tư bản đã bước lên những nấc thang phát triển khác nhau mà mỗi nấc thang ấy đều được đánh dấu bằng sự bùng nổ của các cuộc cách mạng công nghiệp. Động lực cho sự phát triển được tạo ra từ khả năng sáng tạo vô hạn của con người. Bằng trí tuệ và khát vọng chinh phục, giai cấp tư sản đã ghi dấu ấn vào lịch sử và tạo dựng nên những giá trị văn minh vô cùng rực rỡ. Tuy nhiên, sự tiến bộ quá nhanh của khoa học - công nghệ cũng tạo ra những mặt trái, thách thức chủ nghĩa tư bản trong thời kì mới.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm sự phát triển không đồng đều, bất bình đẳng, thất nghiệp, biến đổi khí hậu, và nhiều vấn đề khác. Để giải quyết những thách thức này, chủ nghĩa tư bản đã thực hiện một số biện pháp như sau:
- Tăng cường đầu tư vào các ngành kinh tế mới để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tạo ra việc làm mới.
- Thúc đẩy sự đổi mới công nghệ và sản xuất để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.
- Tăng cường hợp tác quốc tế để tăng cường thị trường và tăng cường cạnh tranh.
- Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường để giảm thiểu tác động của chủ nghĩa tư bản đến môi trường.
- Tăng cường đầu tư vào giáo dục và đào tạo để nâng cao trình độ công nhân và tăng cường sức cạnh tranh của lao động.
- Tăng cường quản lý tài chính và tài sản để giảm thiểu rủi ro và tăng cường sự ổn định của nền kinh tế.
-> Các biện pháp này vẫn chưa đủ để giải quyết hết các thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Các nhà lãnh đạo và nhà quản lý kinh tế cần phải tìm ra các giải pháp mới và hiệu quả hơn để đối phó với những thách thức này.
Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phân hóa giàu - nghèo trở nên không thể khắc phục
Em không đồng ý với quan điểm trên.
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ, xã hội loài người đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại. Tuy nhiên, cho dù có khoác trên mình những “tấm áo choàng lộng lẫy” như thế nào đi nữa thì bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn không hề thay đổi, đúng như nhận định của Đảng ta “về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công”. Sự áp bức, bất công đó thông qua sự thống trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền, của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Sự thống trị đó không chỉ đóng khung trong từng quốc gia, dân tộc mà được quốc tế hóa hơn bao giờ hết. Sự áp bức, bóc lột được che đậy dưới nhiều hình thức khác nhau và ngày càng mang tính chất tinh vi hơn trước; hình thức bóc lột cũng luôn có sự thay đổi dựa trên việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Sự bóc lột vượt khỏi biên giới quốc gia và được triển khai trên phạm vi quốc tế thông qua nhiều hình thức.
Dù có điều chỉnh thích nghi nhưng chủ nghĩa tư bản ngày nay vẫn không thể vượt qua khỏi mâu thuẫn vốn có, đó chính là“mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa”. Ngay khi đã mâu thuẫn sâu sắc với lực lượng sản xuất, nó vẫn chưa hết khả năng tự “co dãn”, tự điều chỉnh để thích nghi với lực lượng sản xuất mới, qua đó thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển trong thời kỳ nhất định. Đảng ta nhận định “Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản”. Như vậy có thể thấy rằng, chủ nghĩa tư bản hiện đại trong khi chưa phát triển đến giai đoạn diệt vong gần kề nó đang tiếp tục tiến triển một cách khách quan đến một xã hội khác cao hơn.