Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa tư bản nói chung, chủ nghĩa đế quốc nói riêng luôn tìm cách thích nghi trước sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp của các mối quan hệ kinh tế, chính trị quốc tế, nhưng bản chất của chúng vẫn không thay đổi. Bởi vậy, trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải đề cao cảnh giác, chủ động chống lại âm mưu "diễn biến hòa bình", ra sức phát huy nội lực và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Tấn công vào thành trì phong kiến, hình thành quan điểm và tư tưởng của con người tư sản
Tham khảo
♦ Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền:
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa tư bản độc quyền.
+ Ở giai đoạn đầu, tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, sức mạnh kinh tế chưa lớn. Càng về sau, sức mạnh của các tổ chức độc quyền càng tăng lên và từng bước chi phối toàn bộ nền kinh tế.
+ Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận cao. Các hình thức độc quyền tiêu biểu là: Các-ten, Xanh-đi-ca ở Đức và Pháp, Tờ-rớt ở Mỹ.
♦ Các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền có năm đặc điểm lớn, được Lênin nêu lên ở những năm đầu thế kỉ XX:
+ Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
+ Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp, và trên cơ sở “tư bản tài chính" đó, xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính.
+ Việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng hóa, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
+ Sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới.
+ Việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.
Nhận xét nào dưới đây là đúng về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?( 1919-1939)
A. Phát triển mạnh nhưng không bền vững.
B. Phát triển chậm chạp và liên tục suy thoái.
C. Phát triển nhanh nhưng khủng hoảng trầm trọng
D. Phát triển mạnh nhưng không đều giữa các nước đế quốc.
Tiềm năng: Từ sau thế chiến thứ 2 đến nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại có nhiều tiềm năng phát triển. Những tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện trên các lĩnh vực: kinh tế, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh và thích ứng,... Sự thay đổi, điều chỉnh cả trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã làm cho chủ nghĩa tư bản hiện đại có sự phát triển vượt bậc, đóng góp lớn đối với sự phát triển của thế giới.
Thách thức: Tư bản chủ nghĩa hiện đại vẫn còn đấu mặt với nhiều thách thức như: Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,..
Tham khảo
- Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
+ Có trình độ sản xuất phát triển cao chưa từng có trong lịch sử phát triển gần năm thế kỉ. Các nước tư bản luôn đi đầu trong phát triển kinh tế thế giới.
+ Có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, có cơ sở pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh.
+ Đã và sẽ tiếp tục có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển.
+ Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và sẽ tạo ra cho chủ nghĩa tư bản hiện đại những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế.
- Thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
+ Bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng, mặc dù chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những điều chỉnh quan trọng về quan hệ sở hữu và quản lí.
+ Đối mặt với những vấn đề chính trị, xã hội nan giải. Nền dân chủ tư sản đang bị xói mòn và trên thực tế nền dân chủ chỉ dành cho một bộ phận thiểu số người trong xã hội.
+ Tiềm ẩn những cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu như khủng hoảng tài chính - tiền tệ, khủng hoảng môi trường.
Chủ nghĩa tư bản có những tiềm năng và hạn chế như sau:
Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản:
Khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế: Chủ nghĩa tư bản tạo điều kiện thuận lợi cho sự cạnh tranh, khuyến khích sự sáng tạo và đầu tư, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Tăng trưởng và sự giàu có: Chủ nghĩa tư bản tạo ra cơ hội để tăng trưởng kinh tế và tạo ra sự giàu có cho các cá nhân và xã hội.
Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ: Chủ nghĩa tư bản khuyến khích sự đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, từ đó đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Hạn chế của chủ nghĩa tư bản:
Ung thư xã hội: Chủ nghĩa tư bản có thể tạo ra sự chênh lệch giàu nghèo, tăng cường sự bất công và gây ra các vấn đề xã hội như thất nghiệp, bất bình đẳng và nghèo đói.
Tập trung quyền lực: Chủ nghĩa tư bản có thể dẫn đến sự tập trung quyền lực vào tay một số ít người giàu có, gây ra sự thiếu cân bằng và ảnh hưởng đến quyền lợi của những người khác.
Môi trường và tài nguyên: Chủ nghĩa tư bản có thể đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên và gây ra tác động tiêu cực đến môi trường, gây ra biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường.
Tóm lại, chủ nghĩa tư bản có những tiềm năng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo ra sự giàu có, nhưng cũng có những hạn chế như sự chênh lệch giàu nghèo, tập trung quyền lực và tác động tiêu cực đến môi trường.