Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn chỉ cần nhớ thế này: \(1eV=1,6.10^{-19}J\)
\(1MeV=10^6eV=1,6.10^{-13}J\)
Rồi đổi qua lại lẫn nhau thôi.
Đồ thị của P theo Zc có dạng như thế này
P Zc Pmax Pmax/2 Zc1 Zc1
Như vậy em chỉ cần giải PT: P= Pmax / 2
Tìm đc nghiệm Zc1 và Zc2, suy ra \(Z_C\le Z_{C1}\) hoặc \(Z_C\ge Z_{C2}\)
và suy ra điều kiện của C
Động năng ban đầu cực đại của quang electron bứt ra từ mặt quả cầu:
\(\frac{mv^2_{max}}{2}=\frac{hc}{\lambda}-A=2,7.10^{-19}J\)
Gọi Q là điện tích của quả cầu, điện tích này phải là điện tích dương để giữ electron; điện tích Q phân bố đều trên mặt quả cầu, do đó điện thế trên mặt quả cầu là:
\(V=9.10^9.\frac{Q}{R}\). Trên quả cầu hình thành điện trường với các đường sức vuông góc với mặt cầu và hướng ra ngoài ( vì Q>0), điện trường này ngăn cản electron thoát ra khỏi quả cầu, công của điện trường cản là: \(W=eV=9.10^9.\frac{Qe}{R}\)
Muốn cho electron không thoát ra , công đó phải bằng động năng ban đầu cực đại của electron nghĩa là: \(9.10^9.\frac{Qe}{R}=\frac{mv^2_{max}}{2}\)
Thay số ta rút ra : \(Q=1,9.10^{-11}C\)
Hai nguồn dao động ngược pha nên trung điểm nối hai nguồn là điểm cực tiểu giao thoa.
S1S2 = 21. lamda/2
Khi tạo thành giao thoa, sẽ xuất hiện 20 bó sóng và 2 nửa bó ở 2 đầu mút. Các điểm thuộc cùng một bó cùng pha với nhau, 2 điểm thuộc 2 bó liên tiếp thì ngược pha.
Như vậy ta có 10 bó sóng mà các điểm tại đó cùng pha với nguồn.
Trong mỗi bó lại có 2 điểm dao động với biên độ là A (bụng có biên độ cực đại 2A)
Vậy tổng số điểm tìm đc là: 10.2 = 20 điểm.
@phynit. hình như cách này của bạn chỉ tính ra các điểm dao động với biện độ A chưa xét được cùng pha với nguồn.
iq vô cực