K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2016

Câu 1:
1. Chuyển động tự quanh quay quanh trục của trái đất

a. Mô tả chuyển động
- Tự quay quanh mình đúng 1 vòng mất khoảng thời gian 24 giờ
- Hướng: Tây sang Đông
- Vận tốc lớn nhất ở xích đạo (464m/giây) giảm dần về 2 cực (2 cực: 0m/giây)
b. Hệ quả
- Ngày đêm diễn ra liên tục, nhiệt độ trái đất được điều hoà
-Mọi điểm ở vị trí khác nhau trên bề mặt Trái Đất có giờ khác nhau, giờ địa điểm
phía đông sớm hơn địa điểm phía Tây.
- Có cảm giác mặt trời và các tinh tú chuyển động biểu kiến.
- Sinh ra lực coriolis làm lệch hướng các chuyển động: Bắc bán cầu lệch phải,
Nam bán cầu lệch trái.
2. Chuyển động của trái đất quanh mặt trời
a. Mô tả chuyển động:
- Cách thức chuyển động: Tịnh tiến
- Quỹ đạo chuyển động: En-líp.
- Hướng chuyển động: Tây sang Đông.
- Thời gian chuyển động: Một vòng quỹ đạo mất 365 ngày 06 giờ.
- Khi chuyển động trục trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66độ33'
không đổi hướng
b. Hệ quả
- Chuyển động biểu kiến của mặt trời trong năm giữa 2 chí tuyến.
- Ngày đêm dài ngắn theo mùa ở 2 nửa cầu: mùa nóng ngày dài hơn đêm, mùa
lạnh đêm dài hơn ngày.
- Hai nửa cầu có mùa trái ngược nhau.
Câu 2:

– Kinh tuyến:
+ Đầu phía trên của đường Kinh tuyến là hướng Bắc.
+ Đầu phía dưới của đường Kinh tuyến là hướng Nam.
– Vĩ tuyến:
+ Đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông.
+ Đầu bên trái của vĩ tuyến là hướng Tây.
– Cơ sở xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào Kinh tuyến, Vĩ tuyến
– Có bản đồ không thể hiện các đường kinh tuyến và vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc rồi tìm các hướng còn lại.
Hinh 10. Các hướng chính và Hình 11. Tọa độ địa lí của điểm C
Câu 3:
- "Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa.

- Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi, ánh sáng Mt chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nân các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng"
- Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối".

29 tháng 10 2016

1. Vận động tự quay quanh trục:
+ Đặc điểm:
~ quay từ tây -> đông ( ngược chiều kim đồng hồ )
~ thời gian tự quay quanh trục là 23h 56’04”.
~ vận tốc quay lớn nhất ở xích đạo và giảm dần về 2cực.
+ Hệ quả:
~ sự luân phiên ngày đêm do trái đất hình khối cầu và luôn được Mặt Trời chiếu sáng 1 nửa, sinh ra ngày đêm.
~ do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt Trái đất đều được mặt trời chiếu sáng rồi chìm vào bóng tối -> sự luân phiên ngày đêm.
~ giờ trên trái đất và đường chuyển ngày quốc tế do trái đất hình khối
cầu, tự quay quanh trục nên các địa điểm thuộc kinh tuyến khác nhau có giờ khác nhau ( giờ địa phương )
~ giờ quốc tế: người ta chia Trái đất làm 24 múi giờ mỗi mũi giờ rộng 15* kinh tuyến. Giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế.
~ sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:
lực làm lệch hướng là lực Côriôlic.
- Biểu hiện: Bắc bán cầu lệch về phía phải.
Nam bán cầu lệch về phía trái.
- Nguyên nhân: do vận động tự quay của trái đất từ tây -> đông với vận tốc khác nhau ở các vĩ độ.
- Lực Côriôlic tác động đến sự chuyển động các khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái đất.

Câu 1: Trình bày khái niệm kinh, vĩ tuyến và đặc điểm của các đường kinh, vĩ tuyến? Cách tính số lượng các đường kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu và xác định tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ?Câu 2: Trình bày các cách xác định phương hướng trên bản đồ?Câu 3: Nêu khái niệm và ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? Tính khoảng cách trên thực tế và khoảng cách trên bản đồ...
Đọc tiếp

Câu 1: Trình bày khái niệm kinh, vĩ tuyến và đặc điểm của các đường kinh, vĩ tuyến? Cách tính số lượng các đường kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu và xác định tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ?

Câu 2: Trình bày các cách xác định phương hướng trên bản đồ?

Câu 3: Nêu khái niệm và ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? Tính khoảng cách trên thực tế và khoảng cách trên bản đồ dựa vào tỉ lệ bản đồ?

Câu 4: Trình bày đặc điểm hình dạng, kích thước của Trái Đất?

Câu 5: Trình bày đặc điểm của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả? Giải thích một số hiện tượng thực tế sinh ra do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?

Câu 6: Tính giờ của các khu vực khác nhau trên Trái Đất theo giờ quốc tế(GMT) ?

Câu 7: Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả? Giải thích một số hiện tượng thực tế sinh ra do sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?

 

0
Câu 1: Trình bày khái niệm kinh, vĩ tuyến và đặc điểm của các đường kinh, vĩ tuyến? Cách tính số lượng các đường kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu và xác định tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ?Câu 2: Trình bày các cách xác định phương hướng trên bản đồ?Câu 3: Nêu khái niệm và ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? Tính khoảng cách trên thực tế và khoảng cách trên bản đồ...
Đọc tiếp

Câu 1: Trình bày khái niệm kinh, vĩ tuyến và đặc điểm của các đường kinh, vĩ tuyến? Cách tính số lượng các đường kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu và xác định tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ?

Câu 2: Trình bày các cách xác định phương hướng trên bản đồ?

Câu 3: Nêu khái niệm và ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? Tính khoảng cách trên thực tế và khoảng cách trên bản đồ dựa vào tỉ lệ bản đồ?

Câu 4: Trình bày đặc điểm hình dạng, kích thước của Trái Đất?

Câu 5: Trình bày đặc điểm của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả? Giải thích một số hiện tượng thực tế sinh ra do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?

Câu 6: Tính giờ của các khu vực khác nhau trên Trái Đất theo giờ quốc tế(GMT) ?

Câu 7: Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả? Giải thích một số hiện tượng thực tế sinh ra do sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?

0
Câu 1: Trình bày khái niệm kinh, vĩ tuyến và đặc điểm của các đường kinh, vĩ tuyến? Cách tính số lượng các đường kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu và xác định tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ?Câu 2: Trình bày các cách xác định phương hướng trên bản đồ?Câu 3: Nêu khái niệm và ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? Tính khoảng cách trên thực tế và khoảng cách trên bản đồ...
Đọc tiếp

Câu 1: Trình bày khái niệm kinh, vĩ tuyến và đặc điểm của các đường kinh, vĩ tuyến? Cách tính số lượng các đường kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu và xác định tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ?

Câu 2: Trình bày các cách xác định phương hướng trên bản đồ?

Câu 3: Nêu khái niệm và ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? Tính khoảng cách trên thực tế và khoảng cách trên bản đồ dựa vào tỉ lệ bản đồ?

Câu 4: Trình bày đặc điểm hình dạng, kích thước của Trái Đất?

Câu 5: Trình bày đặc điểm của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả? Giải thích một số hiện tượng thực tế sinh ra do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?

Câu 6: Tính giờ của các khu vực khác nhau trên Trái Đất theo giờ quốc tế(GMT) ?

Câu 7: Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả? Giải thích một số hiện tượng thực tế sinh ra do sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?

0
Câu 1: Trình bày khái niệm kinh, vĩ tuyến và đặc điểm của các đường kinh, vĩ tuyến? Cách tính số lượng các đường kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu và xác định tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ?Câu 2: Trình bày các cách xác định phương hướng trên bản đồ?Câu 3: Nêu khái niệm và ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? Tính khoảng cách trên thực tế và khoảng cách trên bản đồ...
Đọc tiếp

Câu 1: Trình bày khái niệm kinh, vĩ tuyến và đặc điểm của các đường kinh, vĩ tuyến? Cách tính số lượng các đường kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu và xác định tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ?

Câu 2: Trình bày các cách xác định phương hướng trên bản đồ?

Câu 3: Nêu khái niệm và ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? Tính khoảng cách trên thực tế và khoảng cách trên bản đồ dựa vào tỉ lệ bản đồ?

Câu 4: Trình bày đặc điểm hình dạng, kích thước của Trái Đất?

Câu 5: Trình bày đặc điểm của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả? Giải thích một số hiện tượng thực tế sinh ra do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?

Câu 6: Tính giờ của các khu vực khác nhau trên Trái Đất theo giờ quốc tế(GMT) ?

Câu 7: Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả? Giải thích một số hiện tượng thực tế sinh ra do sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?

4
31 tháng 10 2021

:V mày rảnh thế đăng cả 2 nick:V

31 tháng 10 2021

Tặng vé báo cáo bây giờ chứ lị >:(

TL

Câu 1:

Trái Đất hay Địa Cầu (chữ Hán: 地球, tiếng Anh: Earth), là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi "hành tinh xanh"[note 2], là nhà của hàng triệu loài sinh vật,[13] trong đó có con người và cho đến nay nó là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Hành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm[14][15][16][17] và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Kể từ đó, sinh quyển, khí quyển của Trái Đất và các điều kiện vô cơ khác đã thay đổi đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí cũng như sự hình thành của tầng ôzôn-lớp bảo vệ quan trọng, cùng với từ trường của Trái Đất, đã ngăn chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống.[18] Các đặc điểm vật lý của Trái Đất cũng như lịch sử địa lý hay quỹ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta ước tính rằng Trái Đất chỉ còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên (trở thành sao khổng lồ đỏ) và tiêu diệt hết sự sống.[19]

Bề mặt Trái Đất được chia thành các mảng kiến tạo, chúng di chuyển từ từ trên bề mặt Trái Đất trong hàng triệu năm. Khoảng 71% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi các đại dương nước mặn, phần còn lại là các lục địa và các đảo. Nước là thành phần rất cần thiết cho sự sống và cho đến nay con người vẫn chưa phát hiện thấy sự tồn tại của nó trên bề mặt của bất kì hành tinh nào khác ngoại trừ sao Hỏa là có nước bị đóng băng ở hai cực.[note 3][note 4] Tuy nhiên, người ta có chứng cứ xác định nguồn nước có ở Sao Hỏa trong quá khứ, và có thể tồn tại cho tới ngày nay.[20] Lõi của Trái Đất vẫn hoạt động được bao bọc bởi lớp manti rắn dày, lớp lõi ngoài lỏng tạo ra từ trường và lõi sắt trong rắn.[23]

Trái Đất tương tác với các vật thể khác trong không gian bao gồm Mặt Trời và Mặt Trăng. Hiện quãng thời gian Trái Đất di chuyển hết một vòng quanh Mặt Trời bằng 365,2564 lần quãng thời gian nó tự quay một vòng quanh trục của mình. Khoảng thời gian này bằng với một năm thiên văn tức 365,2564 ngày trong dương lịch.[note 5] Trục tự quay của Trái Đất nghiêng một góc bằng 23,44° so với trục vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo,[24] tạo ra sự thay đổi mùa trên bề mặt của Trái Đất trong một năm chí tuyến. Mặt Trăng, vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủy triều đại dương, bắt đầu quay quanh Trái Đất từ 4,53 tỷ năm trước, vẫn giữ nguyên góc quay ban đầu theo thời gian nhưng đang chuyển động chậm dần lại. Trong khoảng từ 4,1 đến 3,8 tỷ năm trước, sự va đập của các thiên thạch trong suốt thời kì "Công phá Mạnh muộn" đã tạo ra những sự thay đổi đáng kể trên bề mặt Mặt Trăng.

Cả tài nguyên khoáng sản lẫn các sản phẩm của sinh quyển Trái Đất được sử dụng để cung cấp cho cuộc sống của con người. Dân cư được chia thành hơn hàng trăm quốc gia độc lập, có quan hệ với nhau thông qua các hoạt động ngoại giao, du lịch, thương mại, quân sự. Văn hóa loài người đã phát triển tạo nên nhiều cách nhìn về Trái Đất bao gồm việc nhân cách hóa Trái Đất như một vị thần, niềm tin vào một Trái Đất phẳng hoặc Trái Đất là trung tâm của cả vũ trụ, và một quan điểm nhìn hiện đại hơn như Trái Đất là một môi trường thống nhất cần có sự định hướng.

Xin k

Hok tốt

31 tháng 10 2021

câu 1 

– Hệ Mặt trời bao gồm: Mặt trời và 8 hành tinh: sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương.

– Trái Đất ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

=>Ý nghĩa: Vị trí thứ ba của Trái Đất là một trong những điều kiện rất quan trọng góp phần để Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời.

. Hình dạng, kích thước.

- Hình dạng cầu và kích thước rất lớn.

- Độ dài bán kính Trái Đất: 6.370km.

- Độ dài đường Xích đạo: 40.076km.

21 tháng 12 2016

1. Kinh tuyến là một nửa vòng tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai Địa cực, có độ dài khoảng 20.000 km, chỉ hướng bắc-nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo.

Vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ. Trên Trái Đất, vòng tròn này có hướng từ đông sang tây. Vị trí trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến luôn vuông góc với một kinh tuyến tại giao điểm giữa chúng. Các vĩ tuyến ở gần cực Trái Đất có đường kính nhỏ hơn.

 

2. Bản đồ nào cũng có ghi tỉ lệ ở phía dưới hay ở góc bản đồ. Dựa vào tỉ lệ bản đồ chúng ta có thể biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa.

Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hai dạng:

- Tì lệ số : là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. Ví dụ : tỉ lệ 1:100.000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ bằng 100.000 cm hay 1 km trên thực địa.

- Tỉ lệ thuớc : tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tĩnh sẵn. mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa. Ví dụ : mỗi đoạn 1 cm bằng 1 km hoặc bằng 10 km v.v...

Ti lệ bản đồ có liên quan đến mức độ thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Ti lệ càng lớn thi mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.

21 tháng 12 2016

Câu 1:

  • Vĩ tuyến là các vòng tròn trên quả địa cầu, vuông gốc với kinh tuyến.
  • Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo
  • Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 1 độ thì trên bề mặt quả địa cầu, từ cực Bắc đến cực Nam, có tất cả 181 vĩ tuyến

Câu 2:

  • Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với khoảng cách thực tế trên mặt đất
  • Tỉ lệ số :là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
  • Tỉ lệ thước :tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa

Câu 3:

  • Kinh độ của 1 điểm là số độ tính từ kinh tuyến đi tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
  • Vĩ độ là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
  • Toạ độ địa lí của 1 điểm là kinh độ, vĩ độ của điểm đó.
  • Khi viết toạ độ địa lí của một điểm, người ta thường viết kinh độ ở trên và vĩ độ ở dưới.

Câu 4:

Có 3 loại kí hiệu bản đồ

  • Kí hiệu điểm:

Kí hiệu hình học

Kí hiệu chữ

Kí hiệu tượng hình

  • Kí hiệu đường
  • Kí hiệu diện tích

Các biểu hiện địa hình trên bản đồ:

-Bảng thang màu

-Đường đồng mức: là dường nối các điểm có cùng độ cao với nhau

  • Có trị số cách đều nhau
  • các dường đồng mức càng gần nhau thì độ dốc càng cao và ngược lại

Câu 5:

Trái Đất chuyển động theo theo hướng từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. Thời gian 1 ngày đêm theo quy ước là 24h

Câu 6:

  • Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiên và không đổi hướng nên Trái đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Do đó dường phân chia sáng tối không trùng với trục của Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam, có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ...
  • Các địa điểm trên dường xích đạo, quanh năm có ngày đêm dài ngắn như nhau.

Câu 7:

Trái Đất có 6 lục địa :

  • Lục địa Á-Âu
  • Lục đia Phi
  • Lục địa Nam Cực
  • Lục địa Bắc Mĩ
  • Lục địa Nam Mĩ
  • Lục địa Ô-xtray-li-a

Trái đất có 4 đại dương lớn:

  • Thái Bình Dương
  • Ấn Độ Dương
  • Bắc Băng Dương
  • Đại tây Dương

Chúc bạn học tốt, mệt quá oho

 

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÁT HẢI TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT HẢI ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Năm học: 2012 - 2013 MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 6 Tuần 11 - Tiết 11 Thời gian làm bài: 45 phút I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm) A. Khoanh tròn đáp án đúng. Câu 1. Trái đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần mặt trời A. Thứ 2 B. Thứ 3 C. Thứ 4 D. Thứ 5 Câu 2. Khi dựa vào đường kinh, vĩ tuyến trên bản đồ thì đầu...
Đọc tiếp

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÁT HẢI TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT HẢI ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Năm học: 2012 - 2013 MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 6 Tuần 11 - Tiết 11 Thời gian làm bài: 45 phút I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm) A. Khoanh tròn đáp án đúng. Câu 1. Trái đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần mặt trời A. Thứ 2 B. Thứ 3 C. Thứ 4 D. Thứ 5 Câu 2. Khi dựa vào đường kinh, vĩ tuyến trên bản đồ thì đầu trên của kinh tuyến chỉ hướng gì? A. Hướng Đông B. Hướng Tây C. Hướng Nam D. Hướng Bắc Câu 3. Để biểu hiện địa hình trên bản đồ người ta dùng : A. Đường đồng mức B. Kí hiệu đường C. Kí hiệu điểm D. Kí hiệu diện tích Câu 4. Để tiện cho việc tính giờ người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ. Vậy Việt Nam nằm trong khu vực giờ số mấy? A. Số 6 B. Số 7 C. Số 8 D. Số 9 B. Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho đúng A. Vĩ tuyến B. Tên gọi 1 230 27' B a Vùng cực Bắc 2 230 27' N b Vùng cực Nam 3 660 33' B c Chí tuyến Bắc 4 660 33' N d Chí tuyến Nam C. Điền các từ in nghiêng sau vào chỗ trống sao cho đúng: Tây sang Đông; elip gần tròn; 365 ngày 6 giờ; Tịnh tiến Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên một quỹ đạo có hình (1) ................ Theo hướng từ (2) ........... ... Thời gian chuyển động một vũng là (3) ........................ . Khi chuyển động quanh Mặt Trời trục của Trái Đất vẫn giữ nguyên hướng nghiêng và độ nghiêng không đổi nên gọi là sự chuyển động (4) ................... II.Tự luận: (7,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Kể tên các dạng kí hiệu bản đồ? Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên ta phải xem bảng chú giải? Câu 2: (4,0 điểm) Trình bày các hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?

0
25 tháng 12 2016

1. HỆ QUẢ :

I. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời
Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lúc 12g trưa được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. Trên TráI Đất ta thấy hiện tượng này chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm trong vùng nội chí tuyến (23o27’B – 23o27’N), làm cho ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển, nhưng thực tế là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động tịnh tiến hàng năm của Mặt Trời.
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong một năm là : vùng nội chí tuyến.
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần trong một năm là : trên đường chí tuyến(23o27’B hoặc 23o27’N), .
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 0 lần trong một năm là : vùng ngoại chí tuyến.

II. Các mùa trong năm
– Khái niệm : Mùa là một phần thời gian của năm, có đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
– Nguyên nhân : Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo và trong suốt năm, trục không đổi phương trong không gian. Do đó có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
– Có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; mùa ở 2 bán cầu hoàn toàn trái ngược nhau.
– Việc tính mùa ở một số nước có sự khác nhau:

+ Dương lịch: các nước bán cầu Bắc:
– Mùa Xuân : 21/3 (xuân phân) – 22/6 (hạ chí)
– Mùa Hạ : 22/6 (hạ chí) – 23/9 (thu phân)
– Mùa Thu : 23/9 (thu phân) – 22/12 (đông chí)
– Mùa Đông : 22/12 (đông chí) – 21/3 (xuân phân)
+ Âm – dương lịch: nước ta và một số nước châu Á, phân mùa sớm hơn khoảng 45 ngày :
– Mùa Xuân : 4,5/2 (lập phân) – 5,6/5 (lập hạ)
– Mùa Hạ : 5,6/5 (lập hạ) – 7,8/8 (lập thu)
– Mùa Thu : 7,8/8 (lập thu) – 7,8/11 (lập đông)
– Mùa Đông : 7,8/11 (lập đông) – 4,5/2 (lập xuân)

 

III. Ngày, đêm dài ngắn theo Mùa và theo Vĩ độ
1. Theo mùa
+ Mùa Xuân : Ngày dài hơn đêm. Song, ngày càng dài và đêm càng ngăn khi Mặt Trời càng gần chí tuyến Bắc. Riêng ngày 21/3 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12g ở mọi nơi.
+ Mùa Hạ : Ngày vẫn dài hơn đêm. Nhưng khi Mặt Trời càng gần chí Xích đạo thì ngày càng ngắn dần, đêm càng dài dần. Riêng ngày 22/6 thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm.
+ Mùa Thu : Ngày ngắn hơn đêm. Mặt Trời càng gần chí tuyến Nam ngày càng ngắn, đêm càng dài. Riêng ngày 23/9 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12g ở mọi nơi.
+ Mùa Đông : Ngày vẫn ngắn hơn đêm. Nhưng khi Mặt Trời càng gần chí Xích đạo thì ngày càng dài dần, đêm càng ngắn dần. Riêng ngày 22/12 thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm.

2. Theo vĩ độ
– Ở Xích đạo : ngày và đêm dài bằng nhau trong năm.
– Càng xa Xích đạo : ngày và đêm càng chênh lệch nhiều.
– Từ vòng cực về phía cực : ngày dài suốt 24g (ngày địa cực) hoặc đêm dài suốt 24g (đêm địa cực).
– Riêng ở Cực : có 6 tháng đêm, 6 tháng ngày.

26 tháng 12 2016

Vì khi chuyển động quanh Mặt Trời trục nghiêng của Trái Đất không thay đổi nên có lúc nửa cầu này ngả gần Mặt Trời cũng có lúc chếch xa Mặt Trời và ngày 22/6 thì nửa cầu Bắc ngả gần Mặt Trời sinh ra hiện tượng ngày dài đêm ngắn ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam thì có hiện tượng ngày ngắn đêm dài khớp với câu "Đem tháng 5 chưa nằm đã sáng" và ngày 22/12 thì nửa cầu Bắc chếch xa Mặt Trời nhưng sinh ra hiện tượng ngày ngắn đêm dài và nửa cầu Nam thì có hiện tượng ngày dài đêm ngắn khớp với câu "Ngày tháng 10 chưa cười đã tối''

Hí hí kiểm tra tốt nha