K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ ÔN TẬP VĂN BẢN BUỔI HỌC CUỐI CÙNGPHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng...
Đọc tiếp

ĐỀ ÔN TẬP VĂN BẢN BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...

Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi

(Theo Ngữ văn 6, tập II)

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó?

Câu 2. Hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của 02 phó từ tìm được trong đoạn văn trên.

Câu 3. Em hiểu gì về câu nói của thầy Ha-men: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thỉ chẳng khác gì nắm giữ được chìa khóa chốn lao tù”?

Câu 4. Từ bài học về tình yêu với tiếng nói dân tộc - thứ tài sản quý giá nhất của mỗi con người, em hãy nêu những việc làm của mình để bảo vệ sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

       Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Hamen. Trong đó có sử dụng một phó từ.( Gạch chân, chú thích)

2
10 tháng 4 2020

Câu 1.

VB: Buổi học cuối cùng

TG: An-phông-xơ Đô-đê

Hoàn cảnh sáng tác :

- Truyện “Buổi học cuối cùng” lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.

Câu 2. 

Phó từ trong đoạn văn : vẫn , cũng

- Ý nghĩa :  phó từ là làm thành tố phụ trong cụm động từ, chỉ sự so sánh, tiếp diễn của hành động

Câu 3.

- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do

- Tiếng nói là tài sản  tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.

- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh

Câu 4.

 việc làm để bảo vệ sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ :

- Yêu tiếng nói của dân tộc mình

- Sử dụng tiếng nói của dân tộc trong giao tiếp hàng ngày, không lai căng, pha tạp ngôn ngữ khác vào ngôn ngữ nói của mình

- Trân trọng ngôn ngữ dân tộc mình, phát huy cái hay và giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc

- Sử dụng thành thạo ngôn từ dân tộc vào đúng mục đích, phù hợp với nội dung , hoàn cảnh giao tiếp

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn nổi tiếng An-phông-xơ Đô- đê (1840 – 1897) kể về lớp Tiểu học ở một làng quê nhỏ bé vùng An-dát, Lo-ren vào thời kì bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng. Chính quyền Phổ sau khi thắng Pháp đã cắt phần đất giáp biên giới này nhập vào nước Phổ và ra lệnh các trường học phải dạy bằng tiếng Đức. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và cảm động. Hai nhân vật chính của truyện là chú học trò Phrăng và thầy giáo già Ha-men. Diễn biến tâm lí của hai nhân vật này được nhà văn miêu tả rất tự nhiên, chân thực. Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và..

chúc bạn học tốt

10 tháng 4 2020

Nguyễn Ngọc Linh cái bài viết đoạn văn ở phần cuối là và.. j vậy b

Câu 1: Chép thuộc 2 khổ thơ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ.Câu 2: Cho đoạn văn: “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.a) Tìm và ghi lại các...
Đọc tiếp

Câu 1: Chép thuộc 2 khổ thơ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ.

Câu 2: Cho đoạn văn: “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

a) Tìm và ghi lại các phép so sánh có trong đoạn văn.

b) Nêu tác dụng của các phép so sánh tìm được.

c) Từ đoạn văn trên, em hãy nêu những việc làm để bảo vệ môi trường.

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn từ 8 – 10 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ qua cảm nhận của anh đội viên trong bài thơ “Đêm này Bác không ngủ”. Trong đoạn văn cần sử dụng ít nhất một phép so sánh. (Gạch chân dưới phép so sánh).

1
5 tháng 8 2020

c2

nước ầm ầm......sóng trắng

tăng sức gợi hình gọi cảm cho sự diễn đạt

không phá rừng 

không săn bắn động thực vật quý hiếm

không mua bán lâm sản trái phép

c3

mình sợ hơi dài

Câu 1: Chép thuộc 2 khổ thơ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ. Câu 2: Cho đoạn văn: “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.a) Tìm và ghi lại các...
Đọc tiếp

Câu 1: Chép thuộc 2 khổ thơ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ.

Câu 2: Cho đoạn văn: “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

a) Tìm và ghi lại các phép so sánh có trong đoạn văn.

b) Nêu tác dụng của các phép so sánh tìm được.

c) Từ đoạn văn trên, em hãy nêu những việc làm để bảo vệ môi trường.

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn từ 8 – 10 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ qua cảm nhận của anh đội viên trong bài thơ “Đêm này Bác không ngủ”. Trong đoạn văn cần sử dụng ít nhất một phép so sánh. (Gạch chân dưới phép so sánh).

1
5 tháng 8 2020

Câu 1 :              

                                               Anh đội viên nhìn Bác 

                                               Bác nhìn ngọn lửa hồng

                                               Lòng vui sướng mênh mông 

                                               Anh thức luôn cùng Bác . 

                                                Đêm nay Bác ngồi đó 

                                                Đêm nay Bác không ngủ 

                                                Vì một lẽ thường tình 

                                                Bác là Hồ Chí Minh . 

Câu 2 : 

a) 

Hãy đọc kĩ đoạn văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới:    " Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vao vòng nô lệ, chừng nào vẫn giữ được tiếng nói của mình...
Đọc tiếp

Hãy đọc kĩ đoạn văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới:

    " Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vao vòng nô lệ, chừng nào vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...

      Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chú ý nghe giảng đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi..."

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

Câu 2: Câu văn "... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..." đã sử dụng phép tu từ nào?

Câu 3:Em hiểu như thws nào về lời nói "...bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..."

Câu 4: Ý nghĩa của nhan đề văn bản là gì?

Câu 5: Điều mà em học tập được ở nhân vật "tôi" trong đoạn trích là gì?

    Ai làm trong tối nay và sáng mai mình sẽ tick cho. Các bạn giúp mình với nhé!

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
27 tháng 2 2019

1. PTBĐ chính: tự sự

2. Phép so sánh, qua từ "chẳng khác nào".

3. ý nói: ngôn ngữ của một dân tộc là hồn cốt, quyết định sự tồn tại và trường tồn của một đất nước.

4. ý nghĩa nhan đề: phản ánh hiện thực khách quan: nước Pháp thua cuộc trong cuộc chiến tranh Pháp -  Phổ và chịu sự thống trị của Đức.

2 tháng 3 2019

Câu 1 :Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu : Tự sự

Câu 2: Câu văn "... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..." đã sử dụng phép tu từ : So sánh.

Câu 3 : 

- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do

- Tiếng nói là tài sản  tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.

- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh

Câu 4 :

Nhan đề văn bản là”Buổi học cuối cùng” :

- Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha-men tại một trường làng trong vùng An dát. Đó là thời kỳ sau cuộc đấu tranh Pháp-Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo ren ở sát biên giới với Phổ cho  nước Phổ. Các trường học ở hai vùng này ,theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp.  Chính vì vậy, tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.

- Cách đặt nhan đề này gây sự chú ý cho người đọc đồng thời thể hiện sự xót xa của tác giả cũng như người dân nơi đây về sự mai một tiếng dân tộc.

Câu 5: 

- Bài học về thái độ cư xử với tiếng dân tộc.

 + Phải yêu quý tiếng mẹ đẻ:

 +Giữ gìn sự trong sáng.

 + Sử dụng có chuẩn mực

 + Làm giàu thêm vốn từ.

- Bài học phải có ý thức học tập nghiêm túc

+ Nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ học tập.

+ Có thái độ yêu say các môn học.

+ Có tinh thần tự học.

- Bài học về thành công trong cuộc sống. Muốn có thành công phải có niểm đam mê.

26 tháng 2 2019

Có hai mẹ con chim sẻ bay tránh rét qua mùa đông. Chúng bay đi mãi và đến tối lạc vào một khu rừng hoang.

Biết không thể bay đi được nửa, chim mẹ tìm một hốc cây nhỏ rồi dắt con vào đó ngủ qua đêm.

Nửa đêm, đang say giấc, mẹ con chim sẻ bỗng tỉnh dậy vì nghe tiếng gió rít ào ào. Nhìn ra ngoài trời, hai mẹ con thấy trời tối sầm. Sấm ì ầm từ đằng xa vọng lại. Trên bầu trời đen ngòm, những tia chớp nhằng nhịt đan chéo vào nhau. Những cơn gió mạnh làm cây cối nghiêng ngã. Chẳng mấy chốc, cơn mưa rào trút xuống như thác đổ không biết trên trời có bao nhiêu nước mà đổ xuống lắm thế.

Trong hốc cây nhỏ, mẹ con nhà chim sẻ run lẩy bẩy vì rét. Mưa hắt vào gốc cây lạnh buốt. Chim con khóc “ti ti”, nói với mẹ:

– Mẹ ơi, con rét quá! Rét quá!

Chim mẹ âu yếm dỗ dành con:

– Nín đi con của mẹ, nằm sâu vào hốc cây để mẹ che cho.

Rồi chím mẹ xòe đôi cách bé nhỏ, mỏng manh của mình che cho con, mặc cho mưa phả vào người làm ướt sững bộ cánh màu nâu bạc vì vất vả. Gió rít làm cho cái cây có hốc nhỏ nơi mẹ con chim sẻ trú nghiêng ngả. Mỗi lần như thế chim mẹ lại suýt rơi xuống đất. Ngoài trời, mưa vẫn rơi, gió vẫn gào thét ghê rợn. Chúng chẳng mảy may thương tình hai mẹ con đang run rẩy. Nhưng chúng càng điên dại bao nhiêu, tấm lòng chim mẹ thương con lại càng tăng lên bấy nhiêu. Chim mẹ đã làm thế với tất cả tình yêu thương mẫu tử của mình.

Trong lòng mẹ, chim con vẫn khô lông và không rét run như chim mẹ. Nghe gió rít mưa rơi ở ngoài mà nó càng thương mẹ. Cứ nghĩ đến cảnh mẹ nó bị ướt, lạnh mà nó trào nước mắt. Không rét mà nó cứ khóc tì ti trong lòng vì thương mẹ. Rồi nó thiếp đi từ lúc nào…

Gần sáng, biết không thể chinh phục nổi tấm lòng cao cả của chim mẹ, và cũng đã mệt rã rời, gió mưa đành phải rút lui.

Những lá cây được nước mưa tắm gội nên xanh bóng. Các bụi cây um tùm thấp lùn nằm bẹp xuống. Dưới đất, lá vàng rụng xuống thành một lớp dày.
Lúc này, chim Mẹ đã mệt rã rời. Nó gục xuống lưng con thiếp đi.

Mặt trời từ từ nhô lên sau đỉnh núi phía đông. Bầu trời thoáng đãng xanh thẳm. Mọi vật sung sướng đón chào những ánh nắng ấm áp. Cây cối trong khu rừng xào xạc chào mừng ông mặt trời. Khi đã lên cao, ông mặt trời phóng tầm mắt nhìn ra mọi nơi, thấy trong hốc cây có hai mẹ con chim sẻ đang nằm đó. Chim mẹ xơ xác, ướt sũng. Nghĩ đến trận mưa đêm hôm qua, ông mặt trời bồi hồi xúc động. Ông liền tỏa ra tia nắng ấm áp nhất, dịu hiền nhất vào gốc cây. Như có một sức mạnh, hai mẹ con chim Sẻ liền tỉnh dậy. Thấy ánh nắng ấm áp của mặt trời, chim con vui mừng nói vói mẹ:

– Mẹ ơi! Ra sưởi nắng nào! Một ngày mới bắt đầu rồi!

Chim mẹ né mình cho chim con ra sưởi nắng. Chim mẹ cũng gượng dậy bước ra cành cây đứng nhìn mọi vật. Chim con bay ra. Nó sung sướng liệng trên bầu trời trong xanh chan hòa ánh nắng vài vòng. Rồi chim con đậu trên cành cao cây bồ đề rỉa lông, rỉa cánh. Nó cất tiếng hót líu lo chào ông mặt trời rực rỡ. Cuối cùng, nó liệng một vòng đậu xuống chạc cây với mẹ, miệng nói:

– Mẹ ợ! Hôm nay là ngày sung sướng nhất của con. Chị Mùa Xuân đến rồi. Vui quá!

Chim mẹ âu yếm nhìn con, lòng lâng lâng một niềm vui khó tả. Nó gật đầu sung sướng đến trào nước mắt.

 Đọc văn bản dưới đay và trả lời câu hỏiCÂY DỪA    Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu,Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng   Thân dừa bạc phếch tháng năm,Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.    Đêm hè hoa nở cùng sao,Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh,    Ai mang nước ngọt, nước lành,Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.    Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,Gọi đàn gió đến cùng dừa...
Đọc tiếp

 Đọc văn bản dưới đay và trả lời câu hỏi

CÂY DỪA
    Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
   Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
    Đêm hè hoa nở cùng sao,
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh,
    Ai mang nước ngọt, nước lành,
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
    Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
    Trời trong đầy tiếng rì rào,
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
    Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời)


1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?
2. Nêu nội dung và ý nghĩa của văn bản trên.

* Gợi ý:

- Để xác định nội dung, ta trả lời câu hỏi: Bài thơ viết về đối tượng nào, viết về điều gì?

- Để xác định ý nghĩa, ta trả lời câu hỏi: Qua nội dung trên, bài thơ ca ngợi hay phê phán điều gì?
3. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng và nêu hiệu quả của những biện pháp nghệ thuật ấy trong bài thơ trên.

* Gợi ý: Cần thực hiện đúng các bước làm bài cho dạng câu hỏi này.

4. Em có cảm nghĩ gì về hai câu thơ:
                  Đứng canh trời đất bao la,
           Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

*Gợi ý: từ ngữ, hình ảnh thơ có gì độc đáo? Nó gợi lên trước mắt em những gì? Phong thái của sự vật, hiện tượng ấy ra sao, chúng có ý nghĩa tượng trưng gì hay không?...

1
17 tháng 8 2020

1. Miêu tả ; biểu cảm.

2.

-ND ; ý nghĩa : Bằng góc nhìn của trẻ em vô cùng hồn nhiên , chân thật , nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa giống như một con người :luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên.Thông qua việc miêu tả cây dừa, tác giả Trần Đăng Khoa muốn ca ngợi vẻ đẹp nên thơ, đáng yêu của vườn quê, của thiên nhiên, của con người Việt Nam.

3.

+)Biện pháp nghệ thuật :

*Nhân hóa:

-Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

TD: Bằng việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa một cách tài tình , tác giả đã miêu tả cây dừa giống như một con người với những động tác : " dang tay" , "gật đầu" vô cùng mềm mại , uyển chuyển.

-Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

TD : Biện pháp nhân hóa đã miêu tả cây dừa như hòa quyện vào với làn gió mát , như được chạm vào những đám mây xanh.Không những vậy , tiếng dừa còn làm cho cái nắng oi bức của buổi trưa trong những ngày hè như dần trở nên dịu lại.Những rặng dừa như đang bao bọc , che chở , mang đến sự bình yên bất tận cho làng quê yêu dấu.

*So sánh:

 - Quả dừa - đàn lợn con

TD : Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả những chùm dừa vô cùng ngộ nghĩnh , độc đáo và vô cùng thú vị : như những đàn lợn béo tròn được lợn mẹ lót ổ cho từ trên cao.

-Tàu dừa - chiếc lược 

TD:Một lần nữa , tác giả Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp so sánh vô cùng độc đáo, mới lạ dưới góc nhìn trẻ thơ : cây dừa như một chiếc lược , chải vào gợn mây xanh bồng bềnh , tạo cảm giác mượt mà , êm ả.

4 .

Dưới ngòi bút miêu tả tinh tế của Trần Đăng Khoa, hình ảnh cây dừa được cô đúc lại ở hai câu cuối:
“Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.”
Tác giả dùng biện pháp ẩn dụ để miêu tả cây dừa như một người lính. Hình ảnh cây dừa hiện lên thật đáng yêu như một con người ung dung, thanh cao nơi làng quê giản dị. Đó chính là tư thế và thần thái của cây dừa : hiện lên vô cùng đẹp trong bức tranh làng quê Việt Nam. Và phải chăng đó cũng là những vẻ đẹp và phẩm chất của con người Việt Nam?

Câu 1: Phó từ là gì?A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ.C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ.D. Không xác định.Câu 2: Phó từ gồm mấy loại lớn?A. HaiB. BaC. BốnD. NămCâu 3: Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ?A. Mùa hè...
Đọc tiếp

Câu 1: Phó từ là gì?

A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ.

C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ.

D. Không xác định.

Câu 2: Phó từ gồm mấy loại lớn?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Câu 3: Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ?

A. Mùa hè sắp đến gần.

B. Mặt em bé tròn như trăng rằm.

C. Da chị ấy mịn như nhung.

D. Chân anh ta dài lêu nghêu.

Câu 4: Câu “Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào…Anh phải sợ…” có phó từ nào?

A. Đừng

B. Vào

C. Cả

D. Cả A và B đều đúng

Câu 5: Câu văn: “Những người con gái Hoa kiều bán hàng xở lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.” có mấy phó từ?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 6: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?

A. Quan hệ thời gian; mức độ

C. Sự phủ định; cầu khiến

B. Sự tiếp diễn tương tự

D. Quan hệ trật tự

Câu 7: Xác định phó từ trong câu sau và cho biết ý nghĩa phó từ đó: “Tôi không nhìn thấy bạn đi ở đường.”?

A. Phó từ “không” biểu thị ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự.

B. Phó từ “thấy”  biểu thị ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự.

C. Phó từ “không” biểu thị ý nghĩa chỉ sự phủ định.

D. Không có đáp án đúng.

Câu 8: Từ nào không phải là phó từ chỉ sự cầu khiến?

A. Hãy

B. Vẫn

C. Đừng

D. Chớ

Câu 9: Tìm phó từ trong câu: “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.”

A. Chung

B. Đã

C. Là

D. Không có phó từ

Câu 10: Phó từ đứng sau động từ, tính từ bổ sung ý nghĩa:

A. Chỉ mức độ

B. Chỉ khả năng

C. Chỉ kết quả và hướng

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 11: Từ nào là phó từ chỉ khả năng trong câu sau: “Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được.”?

A. Cũng

B. Không

C. Được

D. Cả A, B đều đúng

Câu 12: Xác định phó từ và ý nghĩa của chúng trong câu văn sau: “Vừa chén xong, chị ta tìm đến đứng chỗ mát rỉa lông, rỉa cánh và chùi mép.”

A. Phó từ “xong” biểu thị ý nghĩa thời gian.

B. Phó từ “xong” biểu thị ý nghĩa mức độ.

C. Phó từ “vừa” biểu thị ý nghĩa thời gian.

D. Phó từ “vừa” biểu thị ý nghĩa mức độ.

Câu 13: Câu “Em tôi đang ngồi học nên nó không đi chơi đâu.” có mấy phó từ?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 14: Trong đoạn văn: […] nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.” có bao nhiêu phó từ?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Câu 15: Phó từ chỉ kết quả và hướng trong câu sau là gì: “Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.”?

A. “nhôhụp

B. “giữađầu

C. “lênxuống

D. Cả ba đáp án trên

Câu 16: Những từ nào thuộc phó từ chỉ mức độ?

A. Rất

B. Lắm

C. Quá

D. Cả ba đáp án trên

giúp mk vs mk đang cần gấp

0
Câu 1: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?A. Quan hệ thời gian; mức độ                             C. Sự phủ định; cầu khiếnB. Sự tiếp diễn tương tựD. Quan hệ trật tự Câu 2: Xác định phó từ trong câu sau và cho biết ý nghĩa phó từ đó: “Tôi không nhìn thấy bạn đi ở đường.”?A. Phó từ “không” biểu thị ý nghĩa chỉ sự...
Đọc tiếp

Câu 1: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?

A. Quan hệ thời gian; mức độ                             

C. Sự phủ định; cầu khiến

B. Sự tiếp diễn tương tự

D. Quan hệ trật tự

 

Câu 2: Xác định phó từ trong câu sau và cho biết ý nghĩa phó từ đó: “Tôi không nhìn thấy bạn đi ở đường.”?

A. Phó từ “không” biểu thị ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự.

B. Phó từ “thấy”  biểu thị ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự.

C. Phó từ “không” biểu thị ý nghĩa chỉ sự phủ định.

D. Không có đáp án đúng.

Câu 3: Từ nào không phải là phó từ chỉ sự cầu khiến?

A. Hãy

B. Vẫn

C. Đừng

D. Chớ

Câu 4: Tìm phó từ trong câu: “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.”

A. Chung

B. Đã

C. Là

D. Không có phó từ

Câu 5: Phó từ đứng sau động từ, tính từ bổ sung ý nghĩa:

A. Chỉ mức độ

B. Chỉ khả năng

C. Chỉ kết quả và hướng

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 6: Từ nào là phó từ chỉ khả năng trong câu sau: “Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được.”?

A. Cũng

B. Không

C. Được

D. Cả A, B đều đúng

Câu 7: Xác định phó từ và ý nghĩa của chúng trong câu văn sau: “Vừa chén xong, chị ta tìm đến đứng chỗ mát rỉa lông, rỉa cánh và chùi mép.”

A. Phó từ “xong” biểu thị ý nghĩa thời gian.

B. Phó từ “xong” biểu thị ý nghĩa mức độ.

C. Phó từ “vừa” biểu thị ý nghĩa thời gian.

D. Phó từ “vừa” biểu thị ý nghĩa mức độ.

Câu 8: Câu “Em tôi đang ngồi học nên nó không đi chơi đâu.” có mấy phó từ?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 9: Trong đoạn văn: […] nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.” có bao nhiêu phó từ?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Câu 10: Phó từ chỉ kết quả và hướng trong câu sau là gì: “Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.”?

A. “nhôhụp

B. “giữađầu

C. “lênxuống

D. Cả ba đáp án trên

Câu 11: Những từ nào thuộc phó từ chỉ mức độ?

A. Rất

B. Lắm

C. Quá

D. Cả ba đáp án trên

CÁC BẠN GIẢI NHANH GIÚP MÌNH NHA!!!

0