K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2017

Em tham khảo và tự diễn đạt lại nhé

Nhân vật phụ trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" cũng là biểu trưng cho những con người thầm lặng cống hiến cuộc đời mình cho cuộc sống của biết bao người ở dưới miền xuôi, và sự nghiệp chiến đấu của cả dân tộc.

a.Nhân vật xuất hiện trực tiếp:

*Bác lái xe

- Là người sôi nổi có nhiều năm công tác, có nhiều kinh nghiệm.

-Góp phần làm nổi bật nhân vật chính

- 32 năm chạy xe trên tuyến đường hiểm trở, hiểu tường tận Sa Pa

- Qua lời kể của bác lái xe, cô gái và người đọc hồi hộp chờ đợi sự xuất hiện của anh thanh niên

*Nhân vật ông họa sĩ già:

- Là một người từng trải cuộc sống và am hiểu nghệ thuật; lời nói, cử chỉ, thái độ của ông làm cho nhân vật chính hiện ra rõ nét hơn, đồng thời lại khơi gợi thêm nhiều khía cạnh ý nghĩa về cuộc sống, về nghệ thuật.

-Ngay phút đầu gặp anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khát khao của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động bối rối vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết.

- Là người từng trải, khát khao nghệ thuật

-Nhạy cảm, thâm trầm và sâu sắc.

- Trước chàng trai trẻ đáng yêu, ông họa sĩ bỗng thấy như "nhọc quá" vì những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh

Chi tiết này giúp cho nhân vật chính hiện lên rõ nét hơn.

*Cô kỹ sư trẻ

-Một kỹ sư trẻ vừa mới ra trường, xung phong lên miền núi heo hút công tác

-Hồn nhiên, ý tứ, kín đáo

-Tìm thấy lẽ sống, hướng đi cho mình

-Bó hoa tinh thần, sự háo hức và mơ mộng

-Những thu lượm bổ ích phong phú tươi non về nhận thức, tâm hồn, hiểu con đường cô đang đi tới, yên tâm và vững tin vào quyết định cô đã lựa chọn.

-Sức tỏa sáng của nhân vật chính (anh thanh niên) giúp cô có sức mạnh, vững tin hơn, bước tiếp con đường mình đã chọn.

b.Nhân vật gián tiếp

*Ông kỹ sư vườn rau:

- ngày này sang ngày khác rình xem ong thụ phấn cho su hào như thế nào để cứ thế đi thụ phấn cho từng cây su hào cho củ ngọt hơn, to hơn.

-Anh cán bộ nghiên cứu sét "Mười một năm không một ngày xa cơ quan, không đi đến đâu mà tìm vợ"

=> Sự từ chối làm mẫu vẽ của anh thanh niên đã mở ra trước mắt người đọc cả một đội những con người đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cuộc đời mình để xây dựng tổ quốc.Sa Pa lặng lẽ cũng như họ vậy, luôn thầm lặng làm công việc của mình mà không hề sợ khó, sợ khổ, sợ cô đơn.Bởi vì trong họ luôn có một sự sống động của đức hi sinh, của lòng yêu nghề, yêu cuộc sống lao động và những thành quả mà mình làm ra vì nó góp phần xây dựng đất nước.Họ đều được gọi chung chung bằng danh từ chung chứ không ai có tên cả. Họ là những con người giản dị, không tên, không tuổi, hi sinh và cống hiến một cách thầm lặng.

Qua đó, để như một bài học, một lời nhắc nhở cho thế hệ trẻ ngày nay về lẽ sống. Sống làm sao cho xứng đáng với thành quả của các thế hệ đi trước đã để lại cho mình, góp phần dựng xây quê hương ngày một giàu đẹp hơn.

20 tháng 5 2017

Gợi ý:các nhân vật phụ trong truyện lặng lẽ sapa của nguyễn thành long đều có đặc điểm chung là yêu nghề , biết cống hiến vì tổ quốc
- ông họa sĩ : đã đến tuổi về hưu ( nhiều năm cống hiến cho quê hương đất nước ) nhưng vẫn còn say mê nghề nghiệp . Ông kok chịu nghỉ hưu mà xin đi thực tế ở vùng cao để sáng tác .Đây là người có vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng . Gặp anh thanh niên ông có sự đồng cảm và tìm ra ngay nguồn cảm hứng sáng tác
- Cô kĩ sư nông nghiệp trẻ đẹp , có người yêu ở thành phố và người yêu cô lo dc cho công việc của cô ở thành phố khi cô ra trường . Nhưng cô lại tình nguyện nhận công tác ở vùng cao ---> cô có bản lĩnh sống đẹp , sống vì lì tưởng của thanh niên trong thời đại hồ chí minh. Vì vậy , khi dc tiếp xúc và trò chuyện với anh thanh niên thì cô đã giải tỏa dc những băn khoăn , day dứt và yên tâm hơn với quyết định của mình, tìm ra dc giá trị đích thực của cuộc sống
- Bác lái xe : công việc rất bình thường nhưng đây là công việc có ý nghĩa . Ngày ngày bác không chỉ lo đưa đón khách mà cón đem niềm vui lại cho nhiều người . Dù tuổi cao nhưng bác vẫn yêu nghề , vẫn vững tay lái trên đoạn đường đèo dốc
-Trong văn bản còn xuất hiện những nhân vật gián tiếp như : anh kĩ sư vườn rau dưới sapa , nhà nghiên cứu lập bản đồ sét ở nước ta . Trong đó anh kĩ sư vườn rau thì ngày ngày ngồi rình xem cách ong thụ phấn cho su hào rồi sau đó tự mình làm thay cho đàn ong để cây su hào cho nhiều quả ngon ngọt phục vụ nhân dân miền bắc . Còn người nghiên cứu lập bản đồ sét thì trong 11 năm kok 1 ngày xa cơ quan ---> ca ngợi tập thể những con người lao động khoa học thầm lặng có ích cho đời để tiền hành chiến đấu chống mĩ ở miền Nam ---> stop here ^--^

1 tháng 3 2017

Con người sinh ra vốn không ai hoàn hảo, và mỗi người chúng ta cũng đã tự chất vấn về bản thân mình không biết bao nhiêu lần trong đời? Khi chúng ta nhìn lại mình, hẳn ta sẽ thấy còn thật nhiều điều thiếu sót, những chỗ khuyết, những vết xước. Và như thế, câu chuyện về chiếc bình nứt mà chúng ta sắp bàn dưới đây chính là câu chuyện dành cho những ai chưa bao giờ thấy mình hoàn hảo.

Chuyện kể về một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình nứt vì thế mà luôn thấy dằn vặt, cắn rứt, nên một ngày nó nói với người chủ nỗi xấu hổ của mình, nó xin lỗi ông vì không hoàn thành nhiệm vụ gánh nước một cách trọn vẹn. Và rồi, trước nổi mặc cảm của chiếc bình nứt, người chủ đã trả lời: chính nhờ vết nứt của chiếc bình mà nước gieo xuống cho những luống hoa mọc lên, duyên đáng và xinh đẹp…

Vâng, cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt kia. “Vết nứt” ấy tượng trưng cho khiếm khuyết, cho những gì không trọn vẹn trong bản thân mỗi con người. Nhưng cũng như chiếc bình – dù nứt mà vẫn có ích cho đời – gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên. Mỗi người chúng ta – dù không hoàn hảo như chiếc bình lành, nhưng ai cũng có những giá trị riêng, những đóng góp riêng cho xã hội. Chính điều đó làm nên những chỗ đứng khác nhau của mỗi con người trong cuộc đời.

Con người vẫn thường hay băn khoăn về bản thân, vì theo cách tự nhiên, tất cả mọi người trong cuộc đời này đều yêu thích và hướng về cái đẹp, ưa chuộng sự toàn thiện, toàn mĩ. Vì thế nên khi chúng ta nhận thấy mình không hoàn hảo, thấy mình có những khuyết điểm, những mặt hạn chế, thấy mình không bằng được người ta, không được tốt đẹp như người khác… chúng ta sẽ thấy khó chịu và cắn rứt – cũng như chiếc hình nút luôn mang niềm mặc cảm khi so sánh nó với chiếc bình lành. Thật vậy,có biết bao khiếm khuyết khiến chúng ta mặc cảm về bản thân mình. Một đôi tay không lành lặn, một giọng hát không hay, một khả năng toán học dở tệ hay một gia cảnh kém đầy đủ… tất cả đối với chúng ta thật đáng buồn, thật là những vết nứt khó xoá bỏ. Và như thế, chúng ta cứ mãi dằn vặt về bản thân mình.

Thế nhưng, chúng ta quên mất rằng, đằng sau những khiếm khuyết ấy, mỗi người vẫn luôn có những giá trị riêng. Nước chảy ra từ khe nứt của chiếc bình không lành lặn kia đã gieo mầm sự sống cho những luống hoa ven đường.

Chúng ta cũng từng biết một Nguyễn Ngọc Ký dù liệt hai tay nhưng vẫn đi học và học giỏi với những nét chữ, những con số viết ra khó nhọc từ đôi chân. Ông trở thành tấm gương chiến đấu với nghịch cảnh không mệt mỏi. Từ một đôi tay không trọn vẹn, từ nỗi bất hạnh của số phận – từ những “vết nứt”, Nguyễn Ngọc Ký đã làm được hơn rất nhiều những gì mà số phận đã định cho ông.

Mỗi người chúng ta cũng thế, chúng ta có thể thiếu sót, khiếm khuyết ở điểm này nhưng ta vẫn còn những giá trị tốt đẹp ở điểm khác. Có thể bạn hát không hay, nhưng bạn có thể chơi trống. Có thể bạn không biết đánh đàn, nhưng bạn lại là một vận động viên marathon rất cừ. Có thể bạn sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc, nhưng nhờ đó bạn biết nâng niu những niềm vui dù nhỏ nhặt nhất ở cuộc đòi, biết quý trọng và bảo vệ tình yêu thương giữa mình với mọi người xung quanh. Bỏi vì mọi thứ trong cuộc sống chỉ có tính tương đối, bởi vì không có gì là “bất hạnh hoàn toàn”, “khiếm khuyết hoàn toàn” – nếu bạn biết mở rộng đôi mất lạc quan để nhìn nhận và yêu thương cuộc sống, để yêu thương và quý trọng chính bản thân mình.

Mỗi con người, đối diện với những khiếm khuyết của bản thân, nên học cách chấp nhận sự không hoàn hảo ấy và đồng thời cần biết vươn đến những điều tốt đẹp. Hay nói cách khác, chúng ta cần học cách hiểu về bản thân, biết điểm mạnh, điểm yếu của chính mình để tự hoàn thiện, để làm nên một “ta” ngày càng tốt đẹp hơn. Chúng ta sống giữa xã hội, sống với mọi người, nên việc ta nhìn vào người khác là một điều tất yếu. Nhưng ta hãy chỉ nên nhìn người khác để học hỏi, để lấy đó làm gương, làm động lực hoàn thiện bản thân mình, hơn là nhìn người khác rồi chỉ toàn thấy mình xấu xí, kém cỏi và cử mãi dằn vặt trách cứ bản thân. Một người khôn ngoan là người luôn “biết người biết ta”, biết về người khác và hiểu về chính mình sẽ giúp mỗi người có thái độ nhìn nhận xác đáng về những ưu – khuyết của cuộc đời.

Và chúng ta hãy học cách nhớ rằng: cuộc sống này không có ai là hoàn hảo, không có gì là tuyệt đối. Chiếc bình lành tưởng chừng rất hoàn hảo, nhưng hoá ra nó “khuyết” ở chỗ không thể làm những luống hoa ven đường mọc lên. Như vậy, một cách nào đó, chiếc bình lành và chiếc bình nứt đã bổ khuyết cho nhau, cùng nhau giúp ông chủ vừa có nước đầy, vừa có những luống hoa xinh đẹp. Cuộc sống cũng vậy; vì con người không ai hoàn hảo nên con người phải tìm đến nhau, bổ khuyết cho nhau. Ấy chính là một trong những điều kì diệu của cuộc sống. Và néu có một ngày nào đó tắt cả mọi người trong vũ trụ này đều hoàn hảo, thì có lẽ con người cũng sẽ không còn khát khao vươn đến cái đẹp như con người đã và đang khát khao. Khi ấy, có lẽ con người sẽ không còn cần tìm đến nhau, bởi bản thân mỗi người đã đủ là một thế giới hoàn hảo rồi.

Và như thế, chính những vết xước, những mảnh khuyết, chính sự không – hoàn – hảo đã và đang duy trì vẻ đẹp của cuộc sống này…

Câu chuyện “Chiếc bình nứt” khép lại, để lại cho chúng ta thật nhiều suy tư. Đối diện với những khiếm khuyết của chính mình, mỗi người cằn học cách chấp nhận, đồng thời biết hướng đến những điều tét đẹp của bản thân. Bởi vì mỗi chúng ta sinh ra đều mang trong mình những giá trị và khả năng vô giá. Bởi vì cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt, dù nứt nhưng vẫn gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên, tươi đẹp và có ích cho cuộc đời…


Tham khảo thôi nhé đừng nên chép giống nhé bạn

1 tháng 3 2017

ukm, mk cảm ơn bạn nkahihivui

5 tháng 6 2017

"Trong những con đường chiếm lĩnh tri thức, tự học là một con đường thú vị". Trong quá trình hình thành kiến thức của mỗi con người, chúng ta sẽ không ngần ngại dùng mọi cách đẻ phát huy khả năng của con người. Chúng ta có thể nhờ sự giảng dạy của thầy cô, những người có kinh nghiệm giúp đỡ chúng ta. Nhưng sẽ chẳng có gì thú vị là tự bản thân khám phá ra mọi thứ.

Marie Curie đã từng nói " Cuộc sống không có gì khiến ta phải sợ hãi. Cuộc sống chỉ là để ta tìm hiểu và khám phá.". Đúng đôi khi bạn dựa quá nhiều người sách hay người khác thì kiến thức của bạn chưa chắc là đã đủ, vì đôi khi bạn tin tưởng vào họ quá nhiều. Một lần thành công nhưng không phải do bạn tự khám phá thì bạn cho rằng nó thực sự là tuyệt và bạn chỉ biết chông chờ vào sự thành công " nhân tạo " ấy. Nhưng có người lại hỏi " trong con đường tri thức ấy ta phải bổ sung kiến thức đọc từ tài liệu và sự giảng dạy của người khác nhiều hơn so với tự học vậy mới thành công? " Đúng là nó không sai nhưng việc dựa vào kiến thức dựa vào người khác và những tài liệu có sẵn nó chỉ giúp chúng ta học và ghi nhớ kiến thức tạm thời rồi phút chốc quên ngay xong lại học lại, vậy thực sự quá là lâu nó khiến chúng ta càng ngày càng chậm so với những người khác. Vậy tại sao có người vừa học vừa tìm tòi lại đạt được kết quả cao như vậy thì mất quá nhiều thời gian? Không hề, vì họ biết vận dụng kiến thức đã đọc vào kiến thức thực tế. Họ biết cách làm thí nhiệm hóa học, biết được cấu chốt của tự nhiên, khi họ tự học chính là đang giúp họ nhanh chóng tiến bước trên con đường của mình.

Giáo sư Ngô Bảo Châu là nhà khoa học Toán học trẻ nhất Việt Nam được phong hàm giáo sư ở tuổi 33. Ông nổi tiếng với công trình chứng minh "Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu". Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành được giải thưởng Fields. Ông có nhiều công trình khoa học quốc tế được đánh giá cao và có nhiều đóng góp to lớn cho nền giáo dục nước nhà.Ông là người tìm tòi và là một nhà khoa học về Toán học. Ở một độ tuổi rất trẻ nhưng ông đã có được những thành tựu to lớn và được mọi người đánh giá rất cao.

Với những người nổi tiếng vậy với những bạn học sinh thì sao? Đương nhiên là cũng có rất nhiều giải thưởng cao cho những bạn có thành tích xuất sắc và có tinh thần tự học tự tìm tòi và khám phá. Những giải thưởng ấy sẽ trao những bạn đạt được những thành tựu trong học tập. Ngoài ra, kiến thức của các bạn rất chắc chắn vì không chỉ là những giờ học trên lớp, các bạn vẫn ra ngoài tìm hiểu và ghi lại những hiện tượng hay là những gì mà mình đã tìm thấy ghi chép lại.

" Người thông minh thì không làm việc gì mà không suy nghĩ.". Những con người biết suy nghĩ, biết chọn lọc kiến thức thì đó mới là người thông minh. Không phải cứ tự học là sẽ thông minh mà học là phải tiếp thu được kiến thức, phải nhận thức được phương hướng để giải quyết sao cho đúng. Sẽ chẳng có con đường nào dễ dàng cho bạn lựa chọn, bạn đang cố gắng hết mình để giữ vững cho mình vị trí trên đường chiếm lĩnh vực tri thức nhưng muốn đứng vững thì phải thay đổi chiến thuật đừng đứng yên một chỗ hãy sáng tạo nó bằng cách tự học, vì chỉ có vậy mới khiến bạn đứng trên con đường ấy chắc nhất.

Tất cả những gì mà con người đạt được là nhờ vào " Tự học", chỉ có tự học mới biết mình là ai và mình cần làm gì để thành công. Muốn mở rộng kiến thức thì phải tự mình cố gắng , tự mình tìm tòi, khám phá thay vì nhờ và chông cậy vào người khác. Đó mới là tri thức của con người.

5 tháng 6 2017

I.Mở Bài :
- Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.
- Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
-vì vậy ông cha ta thường có câu:"trong những con đường...................thú vị".

II.Thân Bài :
-“Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
-“Tự học” là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
-Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…)cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học
-Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp…Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học
-Học bao giờ và lúc nào cũng chủ yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại thành kiến thức của mình, tự cải tạo tư duy của mình và rèn luyện cho mình kĩ năng thực hành những tri thức ấy
-Bồi dưỡng năng lực tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập.
-Ở bất cứ bộ môn nào, lĩnh vực nào, kiến thức cũng liên tục thay đổi theo những kết quả nghiên cứu mới, đáp ứng yêu cầu do cuộc sống đặt ra. Trong khi đó, kiến thức ở trường học phải theo một khung chương trình nhất định, phù hợp với nhiều đối tượng, nên có khi không bắt kịp sự thay đổi đó, không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người học.
- Tự học giúp chúng ta bổ khuyết nền giáo dục ở trường, bắt kịp những kiến thức phong phú, mới mẻ, đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Dù làm ngành gì, nghề gì cũng cần tự học thường xuyên. Nếu không chúng ta sẽ trở nên lạc hậu, cũ mòn.
- Đồng thời, bên cạnh việc đem lại những kiến thức, việc tự học cũng đem lại sự hứng thú, yêu thích lĩnh vực mà mình theo đuổi.
- Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời

- Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng.
- Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười hoc.
- Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài,làm bài, học bài, xem trước bài mới
- Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
-“Tự học” là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
-“Tự học” là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.

III.Kết Bài :
-Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.

23 tháng 10 2017

“Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dang tay ra về”

Nguyễn Du đã sử dụng từ láy “tà tà” vừa gợi ra hình ảnh trời chiều lại vừa gợi ra nhịp vận động chậm dãi, từ từ như muốn níu kéo thêm một chút khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân trước khi chìm hẳn vào bóng đêm. Có lẽ hình ảnh bóng chiều tà này cũng đồng điệu với tâm trạng của chị em Thúy Kiều khi trở về từ lễ hội mùa xuân “Chị em thơ thẩn dang tay ra về”. Từ thơ thẩn gợi ra trạng thái tự do, vô thức của chị em Thúy Kiều lại vừa gợi ra chút nuối tiếc, lưu luyến của hai chị ems au lễ hội mùa xuân.

“Bước dần theo ngọn tiểu kê

Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”

Hai chị em Thúy Kiều bước theo dòng suối nhỏ ven đường, tuy không trực tiếp miêu tả nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được những bước chân nhẹ nhàng chậm dãi như muốn đi, như muốn ở của hai nàng Vân, Kiều. Không khí náo nhiệt buổi sáng đã lùi lại nhường chỗ cho không gian rộng vắng nhưng không kém phần thơ mộng của cảnh vật “Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”, cảnh vật đẹp trong chính cái vẻ tĩnh lặng của nó.

“Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc qua”

Tác giả sử dụng từ láy “nao nao” gợi ra dòng chảy nhẹ, từng nhịp nhẹ nhàng uốn theo dòng suối bên đường tạo ra khung cảnh động mà có vẻ tĩnh. Cuối con suối là nhịp cầu nhỏ bắc ngang qua. Mọi khung cảnh đều rất giản dị, quen thuộc không có gì quá mới lạ nhưng lại mang đến nhiều cảm xúc cho chị em Thúy Kiều cũng như cho chính người đọc.

Bức tranh chiều tà như đối lập hoàn toàn với sự náo nhiệt, sôi nổi ban sáng nhưng dù ở thời điểm nào, bức tranh mùa xuân đều có những hấp dẫn của riêng nó, đó là cái nồng nhiệt của ngày xuân, nhưng đó cũng có thể là cái tĩnh lặng nhưng thơ mộng của chiều tà.

23 tháng 10 2017

"Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước lần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang" ...

Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người, ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người thiếu nữ. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đều là những từ láy có tính giảm nhẹ. "Tà tà" diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; "thơ thẩn" lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân (nó gần với nỗi buồn "tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn" của Xuân Diệu sau này) "thanh thanh" vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ "nao nao" trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ "nho nhỏ" gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người: "ngọn tiểu khê" - dòng suối nhỏ, phong cảnh thanh thoát, dịp cầu "nho nhỏ" lại nằm ở "cuối ghềnh" ở phía xa xa,... Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có thể mơ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.

28 tháng 10 2017

1.Mở bài

– Giới thiệu tác giả: Nguyễn Du nhà thơ thiên tài của dân tộc , ông đã có nhiều đóng góp cho kho tàng văn học dân tộc.

– Truyện Kiều là kiệt tác bất hủ viết về cuộc đời của Thúy Kiều – người con gái tài hoa bạc mệnh.

2. Thân bài

– Thúy Kiều người con gái có vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân khiến “mây thua nước tóc” “ liễu hờn kém xanh”

– > Vẻ đẹp khiến nhiên nhiên cũng phải ganh tị

– Thúy Kiều vừa có sắc vừa có tài năng cầm, kì, thi, họa

– Số phận chung của người phụ nữ xưa phải chịu những tủi cực, khó khăn, sự bất công của xã hội. Cuộc đời của họ như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ, như thân bèo trôi nổi vô định không biết trôi dạt về đâu

+ Dẫn chứng những câu ca dao tục ngữ

– Những đức tính cao đẹp của Thúy Kiều đại diện cho người phụ nữ xưa dưới chế độ phong kiến

+ Chữ hiếu: Thúy Kiều thật đáng thương khi rơi vào hoàn cảnh gia đình tan tác, nàng đã phải hy sinh chính hạnh phúc của mình để cứu lấy gia đình, cứu lấy cha -> Đặt chữ hiếu lên hàng đầu, gạt bỏ tình yêu với Kim Trọng-> Nàng bán thân mình để chuộc cha

=> Hành động chứng minh được lòng hiếu thảo, đức hy sinh – đức tính cao đẹp của người phụ nữ trong xã hội khi bị đẩy đến bước đường cùng.

+Chữ nghĩa. Đối với tình yêu thì Thúy Kiều là một người chung thủy, son sắc. Nàng luôn khao khát một tình yêu đẹp, một tình yêu đúng nghĩa. Nhưng trải qua những mối tình khác nhau càng khiến Kiều thêm thấm thía

  • Mối tình với Kim Trọng vì chữ hiếu mà không được chọn vẹn
  • Mối tình với Thúc Sinh Kiều nếm trải thân phận “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” => tình cảnh điển hình của phụ nữ xã hội phong kiến.
  • Mối tình với Từ Hải một mối tình trọn vẹn nhưng ngắn ngủi, người đã giúp Kiều giải oan

3. Kết bài

– Nhân vật Kiều là nhân vật điển hình cho hình tượng người phụ nữ xưa -> Ca ngợi phẩm giá của người phụ nữ

– Tố cáo, lên án xã hội phong kiến thối nát.

28 tháng 10 2017

Thúy Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn, nhưng phải chịu một số phận bất hạnh. Câu thơ miêu tả Thúy Vân: "Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da" còn đối với Thúy Kiều:" Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" đây là một nghễ thuật độc đáo của Nguyễn Du khi nói về hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều vì nó không những miêu tả sắc đẹp mà còn dự báo trước về cuộc đời. Ở Thúy Vân tác giả dùng từ" thua, nhường" thể hiện một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc, còn ở Thúy Kiều thì các từ "ghen, hờn" nói lên cuộc sống của Kiều sẽ gặp nhiều sống gió, trắc trở. Một người có tài, sắc, vừa sắc sảo về trí tuệ vừa mặn mà về tâm hồn lại phải chịu một cuộc đời đầy sóng gió, hai lần bị bán vào lầu xanh, hai lần trầm mình xuống sông tự vẫn, rồi hai lần nương nhờ cửa phật. Kiều là người biết báo ân, báo oán, khi có cơ hội Kiều đã tìm Hoạn Thư để trả thù nhưng cuối cùng nàng cũng tha cho Hoạn Thư thể hiện Kiều có lòng vị tha. Kiều là nhân vật đại diện cho những phụ nữ có tài, bạc mệnh bị bóng đêm chà đạp lên nhân phẩm con người, bị rẽ rún dưới xã hội phong kiến bất công.
-Còn lại bạn tìm thêm dẫn chứng và tự suy nghĩ làm nhé, mà nghĩ hè rồi còn làm nộp nữa à, tui nghĩ chắc bạn sắp thi tuyển sinh lớp 10 đúng không, năm nay thì không biết thế nào chứ môn văn năm ngoái tui thi tuyển sinh bài mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đấy.

22 tháng 6 2019

I. Mở bài:

Khi nhắc đến tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ ta không thể không nhắc đến một trong những chi tiết tạo nên sự đặc sắc cho câu chuyện đó là cái bóng. Đây cũng là chi tiết thể hiện tài năng của tác giả trong cách tạo dựng và xây dựng tình huống truyện, là chi tiết thắt nút và mở nút cho cau chuyện. Đồng thời mang lại nhiều giá trị nhân đạo, tố cáo những mặt trái của xã hội phong kiến xưa.

II. Thân bài

- Phân tích chi tiết cái bóng qua 3 ý chính: Thắt nút, mở nút truyện; tạo kịch tính truyện và giá trị nhân đạo

a, Thắt nút, mở nút truyện:

- Thắt nút

+ Vũ Nương trong 'Chuyện người con gái Nam Xương' được tác giả Nguyễn Dữ gợi lên cho người đọc là một người con gái nết na, công dung ngôn hạnh. Nàng hết mực chung thủy với chồng và hiếu thảo với mẹ già nhưng lại gặp phải bi kịch oan trái. Và một trong những chi tiết tạo nên tình hướng truyện này cho nàng xuất phát từ 'cái bóng'.

+ Vì thương con, mỗi đêm Vũ Nương trỏ bóng mình nói với con là cha – bé đản tin thật rồi đêm kể với Trương Sinh “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông biết nói, chứ không như cha tôi trước khi chỉ nín thin thít…”. Chàng vốn tính hay ghen nên làm cái cớ nghi ngờ vợ thất tiết và đuổi vợ đi. Vũ nương không thể tự minh oan nên đã tìm đến cái chết để tự vẫn.

+ Như vậy, chi tiết cái bóng 1 này đã giúp xây dựng tình huống truyện, nó điểm thắt nút tạo nên bi kịch cho Vũ Nương, đồng thời tạo nên sự mâu thuẫn cho người đọc cảm thấy phẫn nộ và uất ức thay cho nàng. Do đó, chi tiết cái bóng đồng thời cũng góp phần tạo nên sự kịch tính và cao trào cho câu chuyện.

- Mở nút (giải quyết vấn đề): Chi tiết cái bóng thứ 2 là cái bóng của Trương Sinh
Nếu như chi tiết 'cái bóng 1' đẩy Vũ Nương vào chỗ chết thì cái bóng hai lại có ý nghĩa giải oan cho Vũ Nương.
Sau khi thấy bóng Trương Sinh, bé Đản liền gọi cha “trong một đếm phòng không vắng vẻ” chỉ

có hai cha con, bé Đản chỉ chiếc bóng trên tường và nói: “Cha Đản lại đến kìa!” => từ đây Trương Sinh mới vỡ lẽ ra mọi chuyện và hiểu cho nỗi oan ức của vợ mình.

b, Giá trị nhân đạo của Chuyện người con gái Nam Xương qua chi tiết cái bóng

- Chi tiết cái bóng không chỉ có vai trò thắt nút và mở nút cho tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương mà nó góp phần tô đậm thêm vẻ đẹp của Vũ Nương trong vai trò làm vợ, làm mẹ. Nàng dùng cái bóng của mình để thể hiện thỏa nỗi nhớ chồng đang đi lính xa. Đây còn là phép ẩn dụ tình cảm vợ chồng gắn bó mà nàng dành cho chàng "như hình với bóng".

- Đồng thời, Vũ Nương dùng cái bóng cũng để bù đắp tình cảm cho con, xuất phát từ tình yêu vô bờ bến, dỗ dành con khi không có cha bên cạnh và nàng sẽ là người bù đắp cho những thiếu thốn ấy.

c, Giá trị tố cáo; cái bóng – mờ ảo + lời con trẻ = bi kịch oan khuất

- Chi tiết cái bóng được xem như ẩn dụ cho số phận của phụ nữ như bóng mờ ảo. Họ không có quyền được sống, không có quyền lên tiếng hay phản kháng để bảo vệ mình. => Qua đó, ta thật thương xót thay cho người phụ nữ dưới xã hội phong kiến xưa.

- Đồng thời, chi tiết cái bóng còn có giá trị phê phán, tố cáo xã hội phong kiến nam quyền bất công, lên án nạn nam quyền với những lễ giáo phong kiến hà khắc đẩy phụ nữ vào những bi kịch. Chỉ là một cái bóng - chi tiết mờ ảo hư vô nhưng lại có sức mạnh to lớn: đẩy Vũ Nương đến cái chết.

III. Kết bài

- Khẳng định được chi tiết cái bóng là nghệ thuật đặc sắc cho câu chuyện.

22 tháng 6 2019

Tham khảo:

- Chiếc bóng xuất hiện gián tiếp trong lời nói của bé Đản: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông biết nói, chứ không như cha tôi trước khi chỉ nín thin thít…”. Lần thứ hai khi Vũ Nương đã tự vẫn, “trong một đếm phòng không vắng vẻ” chỉ có hai cha con, bé Đản chỉ chiếc bóng trên tường và nói: “Cha Đản lại đến kìa!”

- Lần thứ nhất, “cái bóng” trở thành đầu mối, điểm thắt nút của câu chuyện. Mọi nghi ngờ thực chất khởi sinh từ cái bóng. Lần thứ hai, “cái bóng” mở mắt cho Trương Sinh về sự thật tội ác do chính chàng gây ra. Cũng chính cái bóng cởi nút, giải tỏa mọi khó khăn, thắc mắc cho Trương Sinh.

- Mặt khác, chiếc bóng tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nươngtrong vai trò làm vợ, làm mẹ. Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường bảo đó là cha Đản để dỗ con và làm nguôi ngoai nỗi nhớ – cả nỗi con nhớ cha, cả nỗi vợ nhớ chồng. Như thế, cái bóng trở thành biể tượng của tình chồng vợ gắn bó tuy hai mà một.

\- Chiếc bóng là một ẩn dụ cho số phận mong manh của người phụ nữ trong chế độ nam quyền. Chỉ là chiếc bóng vô hình nhưng cũng có thể dẫn tới một bi kịch.

- Chi tiết cái bóng còn là bài học cho những người đàn ông có tính ghen tuông bóng gió, mùa quáng.

- Cái bóng là chi tiết nghệ thuật đắt giá, góp phần tạo kịch tính và thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện. Cái bóng tạo ra sự bất ngờ, tính hấp dẫn của tình huống, sự chặt chẽ cho cốt truyện, tạo sự thắt nút, mở nút rất hợp lí. Cái bóng là thông điệp muôn đời cho mọi người: đã yêu thương nhau phải tin tưởng, đừng để cái bóng rình rập, giết chết tình yêu, hạnh phúc gia đình.

Em tham khảo :

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bàn về lời xin lỗi, suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống

Ví dụ:

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.

II. Thân bài:

1. Giải thích

- "Xin lỗi": là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.

- Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người.

2. Bàn luận:

a) Biểu hiện của người biết nói lời xin lỗi:

- Luôn chủ động mở lời xin lỗi, tự nhận khuyết điểm về mình khi gây ra một lỗi lầm, hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến người khác

- Tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra

- Biết nhận thấy sai lầm của mình và mong muốn được khắc phục

- Người biết nói lời xin lỗi luôn sống hiền hòa, chuẩn mực, quan tâm, kính nhường và tôn trọng người khác.

b) Tại sao sống phải biết nói lời xin lỗi?

- Xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội

- Lời xin lỗi chân thành phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

- Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người

- Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra

- Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần

- Lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người

- Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên.

- Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm.

- Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Biết sống chân thành, tôn trọng, quý trọng người khác, thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình

- Lời xin lỗi phải xuất phát từ đáy lòng mới thật sự hữu dụng

- Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.

- Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn, đặc biệt cần biết sửa sai sau khi xin lỗi.

III. Kết bài:

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong các mối quan hệ cuộc sống

- Nêu quan điểm của mình về vấn đề này.


7 tháng 11 2017

1

Xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVIII bước vào sự khủng hoảng trầm trọng, bộc lộ tất cả những xấu xa, tồi tệ:

  • Đồng tiền lộng hành uy hiếp cuộc sống của người dân lương thiện (Mã Giám Sinh mua Kiều).
  • Những kẻ có tiền táng tận lương tâm. Đồng thời là tiếng nói thương cảm trước số phận và bi kịch của con người, tố cáo những thế lực xấu xa, khẳng định đề cao tài năng, phẩm chất và những khát vọng chân chín của con người. (Mã Giám Sinh).
  • Vua chúa quan lại ăn chơi, trụy lạc, thi nhau hà hiếp bóc lột dân lành (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh).
  • Giai cấp thống trị bạc nhược, tham sống sợ chết, phản dân hại nước. Đồng thời, Tái hiện chân thực hình ảnh tuyệt đẹp về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong công cuộc đại phá quân Thanh và sự thất bại thảm hại của bọn cướp nước, bán nước. (Hoàn Lê Nhất thống chí - Hồi thứ 14).
7 tháng 11 2017

4 câu đầu đoạn trích "Cảnh ngày xuân"(Truyên Kiều - Nguyễn Du) la bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp. Vẻ đẹp ấy gợi lên không gian và thời gian của ngày xuân:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi."​
Hình ảnh ẩn dụ"con én đưa thoi" không hẳn là những cánh én đang chao liệng giữa bầu trời mùa xuân tươi sáng mà còn chỉ bước đi của thời gian: nhanh như thoi đưa. Nghĩa là thời gian mùa xuân đang trôi nhanh về điểm cuối mùa. Mặt khác, trong 2 câu thơ người đọc còn nhận ra niềm nuối tiếc thầm kín của con người. Vẻ đẹp mùa xuân còn được đặc tả cụ thể qua màu sắc của cỏ cây:
"Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"​
Thảm cỏ xanh làm nền cho bức tranh xuân, trên cái nền xanh tươi ấy có điểm một vài bông hoa lê trắng tạo sự hài hoà tuyệt diệu. Có cảm giác những bông hoa lê nở muộn như đem vào bức tranh xuân màu sắc tinh khôi mới mẻ và đầy sức sống. Không chỉ vậy, từ "điểm" như gợi trước mắt người đọc đường nét sống động của những bông hoa. Như vậy, Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy một bức tranh xuân có vẻ đẹp thật thanh tú và tươi mát.

2 tháng 5 2017

hghhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuy,mmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm