K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài tập 1 : Điền các số từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau :a) Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau ............ chiều.b) Yêu nhau cau ........... bổ ............ Ghét nhau cau ............. bổ ra làm .............. ( Ca dao )c) Cây đa ............. năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói...
Đọc tiếp

Bài tập 1 : Điền các số từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau :

a) Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau ............ chiều.

b) Yêu nhau cau ........... bổ ............

Ghét nhau cau ............. bổ ra làm ..............

( Ca dao )

c) Cây đa ............. năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn đó là cả ........... tòa cổ kính hơn cả thân cây .........., ............ đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình.

( Nguyễn Khắc Viện )

d) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy ............. mặt trời trong lăng rất đỏ

( Viễn Phương )

Bài tập 2 : Điền lượng từ thích hợp vào chỗ trống :

a) Quê hương ........... người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

( Đỗ Trung Quân )

b) Tiếng hót trong bằng nước

Tiếng hót cao bằng mây

.......... làn gió thơ ngây

Truyền âm thanh đi khắp

( Xuân Quỳnh )

c) Đẹp lắm anh ơi ! Con sông Ngàn Phố

Trắng ......... đôi bờ hoa bưởi trắng phau

( Tô Hùng )

 

4
22 tháng 11 2016

Bài tập 1 : Điền các số từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau :

a) Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

b) Yêu nhau cau sáu bổ ba

Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười

( Ca dao )

c) Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn đó là cả một tòa cổ kính hơn cả thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình.

( Nguyễn Khắc Viện )

d) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

( Viễn Phương )

Bài tập 2 : Điền lượng từ thích hợp vào chỗ trống :

a) Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

( Đỗ Trung Quân )

b) Tiếng hót trong bằng nước

Tiếng hót cao bằng mây

Những làn gió thơ ngây

Truyền âm thanh đi khắp

( Xuân Quỳnh )

c) Đẹp lắm anh ơi ! Con sông Ngàn Phố

Trắng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau

( Tô Hùng )

Chúc bạn học tốt nhéhiha

22 tháng 11 2016

Bài tập 1 : Điền các số từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau :

a) Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau ..chín .. chiều.

b) Yêu nhau cau ..sáu.. bổ ..ba..

Ghét nhau cau ..sáu.. bổ ra làm ..mười..

( Ca dao )

c) Cây đa ..nghìn... năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn đó là cả ..một.. tòa cổ kính hơn cả thân cây .chín., ..mười .. đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình.

( Nguyễn Khắc Viện )

d) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy ..một.. mặt trời trong lăng rất đỏ

( Viễn Phương )

Bài tập 2 : Điền lượng từ thích hợp vào chỗ trống :

a) Quê hương ..mỗi.. người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

( Đỗ Trung Quân )

b) Tiếng hót trong bằng nước

Tiếng hót cao bằng mây

..Những... làn gió thơ ngây

Truyền âm thanh đi khắp

( Xuân Quỳnh )

c) Đẹp lắm anh ơi ! Con sông Ngàn Phố

Trắng ..cả... đôi bờ hoa bưởi trắng phau

( Tô Hùng )

19 tháng 2 2017

*Tác giả muốn nhắn gửi :

+Tiếng Việt trong sáng, thiết tha, yêu tiếng nói là yêu tiếng nói dân tộc. Thể hiện xuyên suốt cụ thể lòng yêu nước của nhân dân.

24 tháng 10 2017

Tiếng Việt là tên riêng của môn học(danh từ riêng) còn tiếng Việt là tiếng mà chúng ta sử dụng hằng ngày(danh từ chung)

20 tháng 8 2017

a) Cây chanh trong vườn đang nở hoa trắng muốt.

b) Tiếng chim hót vang sau nhà, tiếng bạn ấy giật minh tỉnh giấc.

c) những đám mây đang lặng thầm trôi

d) Những cơn gió khẽ lướt trên mặt hồ

e) Gió thổi cuồn cuộn lá cây rơi lả tả.

gTừng đàn cò bay vút theo mây

h) Dòng sông chảy nhanh nước réo to sóng vỗ hai bên bờ xối xả.

i) Mưa xuống trút xuống giọt ngã giọt bay bụi nước tỏa trắng xóa .Con gà ướt nhẹp vội tìm chỗ trốn.

20 tháng 8 2017

a) Cây chanh trong vườn đang nở hoa trắng muốt

b) Tiếng chim hót sau nhà, tiếng bạn ấy giật mình tỉnh giấc

c) những đám mây đang nhẹ nhàng trôi

d) Những cơn gió khẽ lướt trên mặt hồ

e) Gió thổi cuồn cuộn lá cây rơi lả tả

gTừng đàn cò bay vút theo mây

h) Dòng sông chảy nhanh nước réo to sóng vỗ hai bên bờ ào ạt/ xối xả

i) Mưa xuống ào ào giọt ngã giọt bay bụi nước tỏa trắng xóa . Con gà ướt nhẹp vội tìm chỗ chú

10 tháng 10 2016

Hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác. Theo em, nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì:

a) Tiếng Việt có khả năng diển tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

linh động -> sinh động

b) Có một số bạn còn bàng quang trong lớp.

bàng quang -> bàng quan

Theo em, nguyên nhân của việc dùng sai từ là do người viết còn mắc lỗi lẫn lộn các từ gần âm.

10 tháng 10 2016

hay

13 tháng 2 2017

Nhà thơ Lưu Quang Vũ đã rất tài hoa khi khái quát được đặc trưng tiếng nói của dân tộc trong hai câu thơ xuất thần: "Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa. Óng tre ngà và mềm mại như tơ". Tác giả mượn những hình ảnh vừa gần gũi, thân thuộc vừa mang đậm bản sắc dân tộc như “đất cày”, “lụa”, “tre ngà”, tơ” để nói về tiếng Việt. Nhà thơ đã gợi cho người đọc cảm nhận được được tiếng nói dân tộc vừa có sự mộc mạc, chân chất, khỏe khoắn của “đất cày”; vừa có sự dịu dàng, mát mẻ của “lụa”; vừa có sự óng ả, thanh tao của “tre ngà”; vừa có sự mềm mại, uyển chuyển của “tơ”.

Như chúng ta đã biết với một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, hệ thống các thanh điệu với những âm độ, âm vực, tiếng Việt có khả năng tạo ra nhiều giai điệu khác nhau: du dương trầm bổng, réo rắt, sâu lắng, thiết tha… Tiếng Việt giàu âm thanh, nhạc điệu “nói thường nghe như hát/ kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh”.

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy

Và như để chứng minh tiếng Việt là ngôn ngữ giàu hình tượng, nhà thơ đã dẫn ra một số tiếng nói quen thuộc mà có khả năng gợi nhiều liên tưởng:

Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn

Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối

Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.

Nhà phê bình văn học Đặng Thai Mai cho rằng: “Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử”(2). Không đi sâu phân tích hay luận bàn sự giàu đẹp của tiếng Việt, nhà thơ Lưu Quang Vũ mượn chính ngôn ngữ đậm chất thơ của dân tộc mình để nói về vai trò của người sáng tạo ra thứ ngôn ngữ đó.

13 tháng 2 2017

Nhà thơ đã sáng tạo nên một thế giới hình ảnh sinh động, gợi cảm để tái hiện cội nguồn lịch sử tiếng nói dân tộc. Tiếng Việt không phải là một khái niệm trừu tượng mà là tiếng mẹ gọi, tiếng cha dặn, tiếng kéo gỗ, tiếng gọi đò, là câu hát lời ru "rung rinhnhịp đập trái tim" ...nghĩa là tất cả những gì gần gũi, thân thiết, máu thịt nhất đối vớimỗi người; là thứ tiếng lấm láp giọt mồ hôi mặn chát, những giọt nước mắt cay đắng và cả những tâm tình sâu lắng, ngọt ngào, say đắm. Tiếng Việt là thứ tiếng của Tình yêuvà Lao động. Có thể xem hai câu thơ: "Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa. Óng tre ngà và mềm mạinhư tơ" là những câu thơ hay nhất của bài thơ. Đó là một sự phát hiện, đúc kết sâu sắcvề đặc trưng tiếng nói, bản sắc dân tộc: vừa mộc mạc, chân chất, khoẻ khoắn, vừamềm mại, dịu dàng, mát mẻ, vừa cứng cỏi lại vừa óng ả, tinh tế, bay bổng...Những hìnhảnh "đất cày", "lụa", "tre ngà", "tơ" đều gần gũi, quen thuộc, mang đậm bản sắc dântộc. Hai câu thơ đẹp, lung linh sắc màu, càng đọc, càng suy ngẫm càng thấy thấm thía,xúc động.
Mình chưa chắc lắm!