Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
(a) Sai, nếu cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử thì đó là liên kết cộng hóa trị có cực.
(b) Đúng.
(c) Sai, cặp electron chung được tạo nên từ 2 electron của 2 nguyên tử.
(d) Đúng, cặp electron chung được tạo nên từ 2 electron hóa trị (electron ngoài cùng là những electron ở các orbital ngoài cùng và có thể tham gia vào các liên kết của nguyên tử).
- Phân tử H2 được tạo bởi 2 nguyên tử H, đều có độ âm điện là 2,2.
- Như vậy lực hút electron của 2 nguyên tử H bằng nhau. Vậy trong phân tử H2 cặp electron sẽ không bị lệch về nguyên tử nào.
- Trong phân tử NH3: độ âm điện của H và N lần lượt là 2,2 và 3,0
⟹ Nguyên tử N hút electron liên kết mạnh hơn H gấp 3,0 : 2,2 = 1,36 lần.
- Trong phân tử H2O: độ âm điện của H và O lần lượt là 2,2 và 3,4
⟹ Nguyên tử O hút electron liên kết mạnh hơn H gấp 3,4 : 2,2 = 1,54 lần.
Vậy cặp electron liên kết trong phân tử H2O bị lệch nhiều hơn trong phân tử H2O.
- Trong phân tử HCl, Cl có độ âm điện lớn hơn H => Cặp electron chung lệch về phía nguyên tử Cl
- Trong phân tử NH3, N có độ âm điện lớn hơn H => Cặp electron chung lệch về phía nguyên tử N
- Trong phân tử CO2, O có độ âm điện lớn hơn C => Cặp electron chung lệch về phía nguyên tử O
- Trong liên kết cộng hóa trị phân cực, cặp electron chung trong liên kết lệch hẳn về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn
=> Nguyên tử có độ âm điện lớn hơn sẽ mang số oxi hóa âm, nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn sẽ mang số oxi hóa dương
- Ví dụ:
+ NH3: N có độ âm điện lớn hơn H => N trong NH3 có số oxi hóa = -3, H trong NH3 có số oxi hóa = +1
+ HCl: Cl có độ âm điện lớn H => Cl trong HCl có số oxi hóa = -1, H trong HCl có số oxi = +1