Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 5
Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 -1929 có những điểm nổi bật:
- Kinh tế phát triển không đều xen lẫn khủng hoảng.
- Đời sống nhân dân đói khổ, phong trào đấu tranh lên cao, phong trào công nhân phát triển dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản năm 1922.
- Đầu thập kỉ 20 của thế kỉ XX, Chính phủ Nhật Bản thi hành một số cải cách chính trị tích cực, nhưng cuối thập kỉ 20, Chính phủ của tướng Ta-na-ca đã thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại hiếu chiến phản động.
Câu 10
Năm 1929-1933 diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
Năm 1939-1945 diễn ra cuộc chiến tranh thế giới thứ 2
Câu 6
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vì :
Mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc : các nước đế quốc Đức, I-ta-li-a, Nhật Bán, bị mất hết thuộc địa sau chiến tranh, tìm cách gây chiến để chia lại thị trường thế giới. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các đế quốc.
- Chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ tạo điều kiện cho phát xít Đức gây chiến tranh. Đây là nguyên nhân trực tiếp của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1934- 1945).
Câu 4
Sau Mĩ, Nhật Bản là nước thứ hai thu được nhiều lợi và không mất mát gì trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy vậy, nền kinh tế Nhật Bản cũng chỉ phát triển trong một vài năm đầu sau chiến tranh.
Trong vòng 5 năm (1914 - 1919), sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng; gấp 5 lần Sau chiến tranh, nhiều công ty mới xuất hiện, mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường châu Á. Tuy nhiên, nền nông nghiệp không có gì thay đổi, những tàn dư phong kiến còn tồn tại nặng nề ở nông; thôn Giá thực phẩm, nhất là giá gạo tăng cao làm cho đời sống nhân dân rất khó khăn. Đặc biệt là trận động đất lớn tháng 9 - 1923 làm cho thủ đô Tô-ki-ô hầu như sụp đổ hoàn toàn.
Năm 1927. Nhật Bản lại lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính làm 30 ngân hàng phải đóng cửa. Khủng hoảng tài chính đã làm mất lòng tin của nhân dân và giới kinh doanh vào chính phủ, đồng thời chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế Nhật Bản.
Ở mặt trận Xô- Đức, trận phản công tại Xta-lin-grát (từ tháng 11-1942 đến tháng 2-1943) của quân đội Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh thế giới. Trong trận đánh này, Hồng quân Liên Xô đã tấn công, bao vây, chia cắt để tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức. Từ đây, phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận
Đáp án cần chọn là: B
Sau đây là phần thuyết trình của nhóm em về những diễn biến chính của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
Để biết được sự bùng nổ của chiến tranh và sự lan rộng toàn thế giới từ ngày 1-9-1939 đến đầu năm 1943 thì chúng ta tìm hiểu phần một.
1.Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ ngày 1-9-1939 đến đầu năm 1943)
-Trong giai đoạn này,bằng chiến thuật chớp nhoáng,phát xít Đức đã chiếm hầu hết các nước châu Âu ngoại trừ nước Anh và một số nước trung lập.
-Vào ngày 22-6-1941,phát xít Đức bắt đầu tấn công và dần dần đánh chiếm vào sâu bên trong lãnh thổ Liên Xô.
-Trong lúc Đức đang thắng thế ở châu Âu thì ở Thái Bình Dương:
+Ngày 7-12-1941,Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mĩ ở Chân Châu Cảng (đảo Ha-oai).
+Khi đó,quân đội Nhật chiếm toàn bộ vùng Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương.
-Bên cạnh đó ở Bắc Phi:
+Tháng 9-1940,quân I-ta-li-a tấn công AiCập.
-Chiến tranh bắt đầu lan rộng ra toàn thế giới.
-Chiến sự đã diễn ra trên khắp các mặt trận như:
+Mặt trận Tây Âu.
+Mặt trận Xô-Đức.
-Mặt trận châu Á.
+Mặt trận châu Á-Thái Bình Dương.
+Cuối cùng là mặt trận Bắc Phi.
-Tháng 1-1942,Mặt trận Đồng minh chống phát xít đã được thành lập với mục đích:
+Đoàn kết.
+Tập hợp các lực lương chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
-Tiếp theo để tìm hiểu về sự phản công của quân Đồng minh và sự kết thúc của chiến tranh thế giới từ năm 1943 đến tháng 8-1945.
2.Quân Đồng minh pản công,chiến tranh kết thúc (từ năm 1943 đến tháng 8-1945)
-Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngược đồng thời đã làm xoay chuyển tình thế cuộc chiến tranh thế giới.
-Sau cuộc chiến thắng của Xta-lin-grat,Hồng quân liên quân Mĩ-Anh liên tiếp mở nhiều cuộc phản công trên khắp các mặt trận.
+Tại mặt trận Xô-Đức,Hồng quân Liên Xô đã phản công trên diện tích rộng,đã quét sạch quân Đức ra khỏi lãnh thổ của mình.
+Cuối năm 1944,Liên Xô được giải phóng.
+Trong khi đang trên đường truy kích quân Đức,Hồng quân Liên Xô đã giúp nhân dân các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít.
+Ở mặt trận Bác Phi,tháng 5-1943,trước các đợt tấn công của liên quân Mĩ-Anh,quân Đức và I-ta-li-a hải hạ vũ khí.
+Ở mặt trận Tây Âu,ngày 6-6-1944,liên quân Mĩ -Anh đổ bộ vào miềm Bắc của nước Pháp đã mở mặt trạn thứ hai ở Tây Âu.
-Sau sự thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở chiến dịch công phá Béc-lin.
-Đêm mồng 8 rạng sáng 9-5-1945 phát xút Dức đã ký văn kiện đầu hàng không điều kiện.
\(\Rightarrow\)Việc này đã dẫn đến chiến tranh thế giới kết thúc ở châu Âu với sư thất bại hoàn toàn của phe phát xít I-ta-li-a và Đức.\
Ở mặt trận châu Á-Thái Bình Dương,Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.
-Ngày 6 và 9-8-1945,Mĩ đã ném bom nguyên tử hủy diệt hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki (Nhật Bản)
\(\Rightarrow\)10 vạn người thiệt mạng,hàng chục vạn người bị tàn phế.
-Ngày 15-8-1945,Nhật Bản đầu hàng không điều kiện.
\(\Rightarrow\)Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
CHÚC BẠN THUYẾT TRÌNH THÀNH CÔNG NHA !BẠN HỌC TỐT NHA!
1-9-1939 Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh bùng nổ
9-1940 I-ta-li-a-tấn công Ai Cập
26-6-1941 Đức tấn công Liên Xô
7-12-1941 Nhật tấn công Mĩ ở Ha-oai
1-1942 Mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lập
2-2-1943 Chiến thắng Xta-lin-grat
6-6-1944 Anh - Mĩ đổ bộ vào Bắc Pháp
9-5-1945 Phát xít Đức đầu hàng
15-8-1945 Nhật đầu hàng, chiến tranh kết thúc
Câu 1
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vì: Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (đế quốc Đức, I –ta-li-a, Nhật Bản mất hết thuộc địa ->”bất mãn” âm mưu dùng vũ lực để chia lại thế giới.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng, đào sâu mẫu thuẫn giữa các nước đế quốc, đồng thời chính sách thỏa hiệp nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mĩ và âm mưu chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện để Phát xít Đức, I –ta –li –a. Nhật châm ngòi lửa chiến tranh. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 2
Giống nhau
- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.
- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.
- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.
- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.
Khác nhau
- Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, Áo- Hung, Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).
- Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.
- Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.
- Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.
- Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành
2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.
=> Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô
Câu hỏi. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai?
Mâu thuẫn về quyền lọi giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (đế quốc Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản mất hết thuộc địa => “bất mãn” âm mưu dùng vũ lực để chia lại thế giới).
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giói 1929-1933 đã để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng, đào sâu mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, đồng thời chính sách thỏa hiệp nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mĩ và âm mưu chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện để phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật châm ngòi lửa chiến tranh. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu hỏi. Nguyên nhân bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống và khác nhau?
+ Giống: Cả hai cuộc chiến tranh đều nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề phân chia thị trường và thuộc địa.
+ Khác nhau: Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc vói Liên Xô, Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Câu hỏi. Những mâu thuẫn đó được phản ánh như thế nào trong quan hệ quốc tế trước chiến tranh ?
Đến giữa những năm 30 của thế kỉ XX, trên thế giới đã hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau - khối phát xít lập thành trục Béc-lin - Rô-ma - Tô-ki-ô, và khối các nước “tư bản dân chủ” phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ). Hai khối đế quốc chống đối nhau, nhưng lại cùng chống Liên Xô - kẻ thù giai cấp và chế độ xã hội của họ.
Câu hỏi. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc chiến tranh ?
Từ sau Cách mạng tháng Mười Nga, mâu thuẫn giữa hai hệ thống xã hội đối lập - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa là cơ bản nhất, chính vì vậy, giai cấp tư sản có khuynh hướng muốn tập hợp các nước tư bản chủ nghĩa để chống Liên Xô, trong đó muốn sử dụng chủ nghĩa phát xít làm lực lượng xung kích. Điều đó giải thích vì sao các nước phương Tây lại làm ngơ trước những hành động bành trướng và xâm lược ngày càng gia tăng và ngang ngược của các nước phát xít.
Câu hỏi. Quan sát bức tranh (hình 75, SGK trang 105), em hãy giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước?
Đây là bức tranh biếm họa của một họa sĩ người Thụy Sĩ vẽ và được đăng trên các tờ báo lớn ở châu Âu đầu năm 1939. Trong bức tranh, Hít-le được ví như người khổng lồ Giu-li-vơ trong truyện “Giu-li-vơ du kí”, xung quanh là các nhà lãnh đạo các nước châu Âu (Anh, Pháp...) được xem như những người tí hon bị Hít-le điều khiển. Chính thái độ nhượng bộ, thỏa hiệp của giới lãnh đạo các nước châu Âu đã tạo điều kiện cho Hít-le tự do hành động, tấn công xâm lược châu Âu trước vì thấy chưa đủ sức tấn công Liên xô, Đức cần phải chuẩn bị tích lũy lực lượng đủ mạnh để tấn công Liên Xô.
Câu hỏi. Vì sao thái độ của Anh, Pháp với Đức ở giai đoạn đầu cuộc chiến tranh người ta gọi là “chiến tranh kì quặc”?
Là cuộc chiến tranh giữa Anh, Pháp với Đức ở giai đoạn 1 của Chiến tranh thế giới thứ hai. Các chính phủ Anh, Pháp tuyên chiến với Đức nhưng lại không đánh mà khoanh tay ngồi nhìn phát xít Đức nuốt chửng Ba Lan, nước đồng minh mà họ cam kết bảo vệ.
Câu hỏi. Vì sao Đức tấn công Ba Lan ?
Ba Lan là đồng minh quan trọng của Anh, Pháp, Đức tấn công Ba Lan là để thăm dò thái độ của Anh, Pháp.
II. Những diễn biến chính.
1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng trên thế giới (từ ngày 1 - 9 - 1939 đến năm 1943).
Câu hỏi. Nêu diễn biến chính của giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ hai?
Từ ngày 1 - 9 - 1939 đến ngày 22 - 6 - 1941: Đức hoàn toàn nắm quyền chủ động chiến lược, đánh chiếm một loạt các nước Tây Âu, kể cả Pháp.
Từ ngày 22-6 - 1941 đến cuối năm 1942: Đức tấn công và dần dần tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô bắt đầu.
Ở Thái Bình Dương, ngày 7 - 12 - 1941 Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng.
Ở Bắc Phi, tháng 9 - 1940 quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng toàn thế giới.
Tháng 1 - 1942, Mặt trận đồng minh chống phát xít được thành lập.
Câu hỏi. Tính chất của cuộc chiến tranh trong giai đoạn này (từ 9-1939 đến 6- 1741).
Cuộc chiến tranh hoàn toàn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến. Đó là cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phát xít và đế quốc nhằm tranh giành nhau thuộc địa và thống trị thế giới.
Câu hỏi. Khi Liên Xô tham chiến tính chất chiến tranh thay đổi như thế nào?
Việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi tính chất của cuộc chiến tranh. Đó là chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh giải phóng của Liên Xô và các dân tộc nhằm tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Câu hỏi. Vì sao Anh, Mĩ phải cùng Liên xô thành lập Mặt trận chống phát xít?
- Vì cùng có kẻ thù chung là các nước phát xít.
- Bị sức ép của nhân dân các nước đòi chính phủ phải liên két với Liên Xô để chống kẻ thù chung của nhân loại.
2. Quân đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (từ đầu năm 1943 đến tháng 8- 1945).
Câu hỏi. Tình hình diễn biến chiến tranh từ đầu năm 1943 đến tháng 8 - 1945?
Chiến tranh Xta-lin-grát (2 - 2 - 1943) mở ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh. Hồng quân Liên Xô và liên quân Anh - Mĩ liên tiếp mở nhiều cuộc phản công trên các mặt trận.
Ngày 6 - 6 - 1944, các nước Mĩ, Anh mở Mặt trận thứ hai.
Ngày 16-4-1945, Liên Xô tấn công Béc-lin - sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức.
Ngày 9 - 5 -1945, Đức đầu hàng không điều kiện - Chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
Ngày 9 - 8 - 1945, quân đội Liên Xô tấn công vào đội quân Quan Đông của Nhật.
Ngày 6 và 9 - 8 - 1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki.
Ngày 15 - 8 - 1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Câu hỏi. Vì sao Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản? có phải vì thế mà Nhật Bản đầu hàng không?
Để chừng tỏ sức mạnh quân sự của Mĩ, tranh công với Liên Xô. Đạo quân chủ lực của Nhật đã bị Liên Xô đánh bại, phe phát xít đang hấp hối, Nhật Bản thua là tất yếu.
Câu hỏi. Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc đánh bại phát xít?
Liên Xô đóng vai trò là lực lượng đi đầu và là lực lượng chủ chốt góp phần quyết định thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.
Câu hỏi. Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây ra những hậu quả gì?
Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá dữ dội nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 20 triệu người bị tàn phế. Tiêu hủy hàng ngàn, hàng vạn thành phố, làng mạc và công trình văn hóa. Những thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, và bằng tất cả cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại. Đó là tội ác của chủ nghĩa phát xít - đế quốc, những kẻ đã nhen nhóm và gây nên cuộc chiến tranh đẫm máu ấy.
Câu hỏi. Qua các hình 77, 78, 79 (trang 108 - SGK), em suy nghĩ gì về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại?
Toàn nhân loại phải hứng chịu hậu quả của chiến tranh, cả những nước thắng trận và những nước bại trận ở tất cả các châu lục trên toàn thế giới.
Chúng ta phải ngăn chặn chiến tranh, phải làm thế nào để chiến tranh không bao giờ xảy ra nữa, đó là trách nhiệm của mỗi người, mỗi quốc gia và toàn thể nhân loại.
Câu hỏi. Lập bảng niên biểu những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Niên đại | Sự kiện chính |
1-9-1939 | Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh bùng nổ. |
9-1940 | I-ta-li-a tấn công Ai Cập. |
26-6-1941 | Đức tấn công Liên Xô. |
7-12-1941 | Nhật tấn công Mĩ ở Ha-Oai. |
1-1942 | Mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lập. |
2-2-1943 | Chiến thắng Xta-lin-grát. |
6-6-1944 | Anh-Mĩ đổ bộ vào Bắc Pháp. |
9-5-1945 | Phát xít Đức đầu hàng. |
15-8-1945 | Nhật đầu hàng, chiến tranh kết thúc. |
Chiến tranh Thái Bình Dương là tên gọi một phần của Chiến tranh thế giới lần thứ hai diễn ra trên Thái Bình Dương, các hòn đảo thuộc Thái Bình Dương và vùng Đông Á, Đông Nam Á từ ngày 7 tháng 12 năm 1941 đến 2 tháng 9 năm 1945.