Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ngay sau khi nhật đầu hangt, các nước đna nổi dậy giành độc lập.
sau đó các nước đế quốc lại trở lại xâm lược,nhân dân các nước này tiến hành k/c và giữa những năm 50 các nước lần lượt giành dc độc lập.
cũng từ thời gian đó ,đế quốc mĩ can thiệp vào dna, tiến hành xâm lược vn,lào ,cam pu chia.
từ thời gian đó, các nước đna có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: một số nước tham gia khởi nquan sự seato, trở thành đồng minh của mĩ như thái lan philippin,một số nước thực hiện chính sách trung hoa như indonexia ,mianma
say khi giành dc độc lập các nc châu Á đã tiến hành cải cách kinh tế- xã hội và thu dc nhiều thành tựu đáng kể.
biểu hiện ở các nước như: Nhật Bản với chính sách tiến bộ đúng đắn Nhật tăng trưởng một cách "thần kì" trở thành một trong ba trong tâm kinh tế tài chính của thế giới.
Trung Quốc 1979 thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng TRung Quốc trở thành một nước XHCN hiện đại giàu mạnh-dân chủ-văn minh. Đền năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế các nhất thế giới, tổng sản phẩm trong nước( GDP) đạt 9,6%/năm.
Hàn Quốc là trung tâm sản xuất sản phẩm công nghệ của thế giới . Giáo dục dc quan tâm hàng đấu, xuất khẩu đứng thứ 7 thế giới.
Thái LAn 1987-1990 tăng trưởng 11,4% xuất khẩu gạo đứng top đầu thế giới
Sin-ga-po là trung tâm tài chính lớn của thế giới điểm du lịch thu hút khách hàng đầu thế giới. Là quốc gia sáng tạo cạnh tranh nhất. 1965-1973 kinh tế tăng trưởng 12% và trở thành " Con Rồng châu Á"
Ma-lai-xi-a chú trọng đầu tư vào công nghiệp nặng GDP 7 %/năm.
chính sự tăng trưởng thành kì trên mà nhiều nhà chuyên gia dự đoán rằng " thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á"
4. Cách mạng là xóa bỏ cái cũ để thay thế bằng cái mới tiến bộ hơn, là một sự thay đổi sâu sắc, thường xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn. Các cuộc cách mạng có thể dẫn đến thay đổi trong các thể chế chính trị – xã hội, hoặc thay đổi lớn trong một nền kinh tế hay văn hóa
1.
-Người lãnh đạo: Tôn Trung Sơn
-Mục tiêu của Hội là đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.
-Kết quả :
+ Đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
-Ý nghĩa: Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á
-Hạn chế:
+Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.
+Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.
+Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.
1. Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt.
- Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
- Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương; sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa khác; phong trào nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc đấu tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.
2. Ý nghĩa lịch sử:
*Đối với Việt Nam:
- Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - đế quốc trên đất nước ta. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
- Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
*Đối với thế giới:
- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.
- Là một sự kiện có “tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
\
Sau cttg thứ 2 đã bùng nổ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở chấu á,phi,mĩ,la tinh đã lm hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc dần tan dã thành mảng lớn và sụp đổ hoàn toàn .Quá trình đó chia lm 3 giai đoạn
a, giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ xx
Ở ĐNA sau khi phát xít nhật đầu hàng lm quân đồng minh.Nhân dân đã nổi dậy tiến hành khởi nghĩa vũ trang nhằm lật đổ ách thống trị của phát xít và thành lập chính quyền cách mạng tiêu biểu ah ;In-đo-nê-xi-a (17-8-1945),Việt Nam (19-8-1945),Lào (12-10-1945)
Nhiều nc ở Nam á,Bắc phi cũng nổi dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc . điển hình Ai Cập,ấn độ...đăch biệt năm 1960 dc gọi '5 chau phi' vs 17 quốc gia dc công bố độc lập
các nc ở mĩ la tinh pt đấu tranh diễn ra rầm rộ .Ngày 1-1-1959 cách mạng nhân dân cu ba thắng lợi lật đỏ chế độ độc tài thân mĩ
b,gđ giữa những năm 60 đến nhưng năm 70 của tk xx
Đặc điểm tiêu biểu của pt đấu tranh giải phóng dân tộc ở gđ này này là cuộc đấu ttranh của các nc Châu phi như ;Ăng-go-la,Mô-dăm-bích....kết quả là đều giành lại dc độc lập dân tộc
c,gđ giữa nhưng năm 70 đến nhưng năm 90 của tk xx
Đến cuối những năm 70,CNTD chỉ còn tồn tại dưới hình thuwac sphaan biệt chủng tộc (A-pác-thai)ở 3 mirng nam châu phi;Rô-đe-di-a,tây nam phi và cộng hà nam phi
cuộc đấu tranh kiên cường của ng dân da đeb đã xóa bỏ dc chế độ phân biệt chủng tộc và tahnhf lập dc chính quyền riêng cảu họ.tiêu biểu là cuộc đấu tranh ở cộng hòa nam phi đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc sau hơn 3 tk tồn tại
-Nét nổi bật của châu á trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là viwwcj các nc khu vuwch ĐNA đã đấu tranh giaanhf lại chính quyền đây cũng là nét nổi bật tiền đề lm cơ sở cho nét nổi bật kkhacs
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đòi độc lập dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Phi. Phong trào nổ ra sớm nhất là ở vùng Bắc Phi, nơi có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác trong lục địa. Khởi đầu là thắng lợi của cuộc binh biến tháng 7 - 1952 của các sĩ quan yêu nước do Đại tá Nát-xe chỉ huy. Cuộc binh biến này đã lật đổ chế độ quân chủ và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Ai Cập ngày 18 - 6 - 1953. Tiếp đó là thắng lợi của cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài từ năm 1954 đến năm 1962 của nhân dân An-giê-ri nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. Từ sau đó, hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc lần lượt tan rã, các dân tộc châu Phi giành lại được độc lập và chủ quyền.
Các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, xã hội và đã thu được nhiều thành tích. Nhưng những thành tích ấy chưa đủ sức làm thay đổi một cách căn bản bộ mặt của châu Phi. Nhiều nước châu Phi vẫn ở trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu. Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định. Đó là các cuộc xung đột nội chiến đẫm máu do mâu thuẫn sắc tộc hoặc tôn giáo, tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất và các loại dịch bệnh hoành hành.
- Từ năm 1987 đến năm 1997, riêng ở châu Phi có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến. Do xung đột giữa hai bộ tộc Hu-tu và Tu-xi ỏ Ru-an-đa, một quốc gia nhỏ ở Trung Phi rộng 26 nghìn km2 với dân số 7,4 triệu người (2002), đã có tới 800 nghìn người thiệt mạng, 12 triệu người phải lang thang tị nạn.
- Liên hợp quốc xếp 32 trong 57 nước châu Phi vào nhóm những nước nghèo nhất thế giới. 1/4 số dân châu Phi thuộc diện đói ăn kinh niên
Vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX, số nợ của các nước châu Phi lên tới 300 tỉ USD.
Trong những năm gần đây, cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các nước châu Phi đã tích cực tìm kiếm các giải pháp, đề ra cải cách nhằm giải quyết các cuộc xung đột khắc phục những khó khăn về kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực. Lớn nhất là Tổ chức thống nhất châu Phi, nay gọi là Liên minh châu Phi (AU).