K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Biển là tổ quốc

Mẹ Việt Nam quặn mình sinh ta ra từ biển

Dịu dàng vỗ về ta lớp lớp sóng ngời ngời

Hạt muối mặn đỏ au ta tình yêu tổ quốc

Ta vụt lớn rồi.Biển vẫn mãi đưa nôi.

Biển là ta, biển là tổ quốc

Mỗi giọt biển một tế bào của đất nước linh thiêng

Nếu tổ quốc của chúng ta mất biển,

Máu nghìn đời sẻ biết chảy về đâu

Nếu tổ quốc của chúng ta mất biển

Hồn ông cha biết nương náo nơi nào?

Hôm nay bóng tối và lòng tham thộc bão giông vào biển

Biên rùng mình, máu của biển đỏ loang

Những tiếng thét trào lên bất tận

Bắc Trung Nam lớp lớp sóng dân tràn.

Ta tan mình vào lòng đất nước

Dưới ngọn cờ sáng rực tiếng cha ông

Xung quanh ta triệu người dân đất việt

Siết tay nhau hoà biển sóng hoà mình

Siết tay nhau đem ánh bình minh

Đem sự thật đến đập tan lòng tham bóng tối .

Trước mặt chúng ta ánh dương vẫy gọi...

Triệu triệu người một biển sóng hôm nay

Triệu triệu người bình yên biển ngày mai

Chúng ta là biển, biển là chúng ta, biển là đất nước

Tổ quốc không thể nào mất biển

Việt Nam ơi!

Câu 1: xác định phong cách ngôn ngử của văn bản trên

Câu 2: bài thơ đả neu ra những vai trò nào của biển đối với tổ quốc

Cau 3: chỉ và phân tích tác dụng của biện phap tu từ trong câu thơ:

Những tiếng thét trài lên bất tận

Bắc Trung Nam lớp lớp sóng dâng tràn

Cau 4: la thế hệ trẻ anh chị có suy nghỉ gì trước tiếng gọi của tổ quốc: tổ quốc không thể nào mất biển Việt Nam ơi!

Giúp em gấp đi ạ..thứ 7 này nộp rồi 😭😭😭😭

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.   Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc Các con nằm thao thức phía Trường Sơn Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn.   Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

 

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

 

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

 

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

 

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.

 

 

 

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

 

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

 

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

 

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn.

 

 

 

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

 

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

 

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

 

Trong hồn người có ngọn sóng nào không.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo

 

Lạc Long cha nay chưa thấy trở về

 

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

 

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi.

 

 

 

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể

 

Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù

 

Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ

 

Thương Hòn Mê bão tố phía âm u.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích

 

Những đau thương trận mạc đã qua rồi

 

Bao dáng núi còn mang hình goá phụ

 

Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa

 

Đã mười lần giặc đến tự biển Đông

 

Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử

 

Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng.

 

 

 

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo

 

Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn

 

Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy

 

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân.

 

 

 

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

 

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

 

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thửa trước

 

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

 

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

 

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

 

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.

 

(“Tổ quốc nhìn từ biển” – Nguyễn Việt Chiến)

 

1. Trong văn bản, tác giả đã nhìn Tổ quốc từ những phương diện nào?

 

2. Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm của mình như thế nào với đất nước?

 

3. Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp cấu trúc “Nếu Tổ quốc…”?

 

4. Hình ảnh “Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi” gợi cho em suy nghĩ gì?

 

PHẦN II: LÀM VĂN (7đ) 

 

Câu 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2đ)

 

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày những việc cần làm của thanh niên để góp phần xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.

0
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc Các con nằm thao thức phía Trường Sơn Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng Sóng lớp lớp đè...
Đọc tiếp
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không?

1.em hiểu thế nào về ý nghĩa hai câu thơ sau :

"Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không?"
2.theo anh chị tại sao tác giả cho rằng :

"Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng"
3.câu thơ yêu thích nhất của em trong khổ thơ trên ? ý nghĩa ?

1
3 tháng 10 2019

Tham khảo:

1.em hiểu thế nào về ý nghĩa hai câu thơ sau :

"Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không?"

- Hình ảnh "sóng" trong câu 3 Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa không dừng lại ở nghĩa đen với những lớp sóng trào dâng cuồn cuộn trên đại dương, ý nghĩa của động từ "đè" đã đưa đến tầng nghĩa ẩn dụ với những liên tưởng về sự đe doạ, xâm lấn của kẻ thù từ thời này sang thời khác, hàng ngàn năm nay, hình ảnh gợi nỗi căm giận về dã tâm của kẻ thù luôn muốn xâm phạm chủ quyền thiêng liêng của dân tộc ta.

- Hình ảnh "sóng" trong câu 4 Trong hồn người có ngọn sóng nào không? mang ý nghĩa ẩn dụ chỉ những xúc cảm công dân trong tâm hồn mỗi con dân đất Việt, đó là lòng yêu nước, căm thù giặc, là ý chí kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm... Câu hỏi Trong hồn người có ngọn sóng nào không? cũng gieo vào lòng người những suy ngẫm sâu xa, chua xót về hiện tượng sống vô cảm của một bộ phận công dân thời hiện đại với vận mệnh Tổ Quốc!

2.theo anh chị tại sao tác giả cho rằng :

"Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng"

-> Hai câu thơ bi hùng ấy có thể xem là hay nhất trong bài thơ khiến người đọc cay xè mũi, rưng rưng. Mấy câu thơ ấy là câu hỏi lớn khi đất nước lâm nguy thì làm sao những người yêu nước lại có thể bình lặng được.

23 tháng 1 2021

Rồi câu hỏi là gì vậy bạn ?

23 tháng 9 2018

phương thức biểu đạt: nghị luận.

5 tháng 6 2017

Khẳng định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước... nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” thuộc phong cách chính luận.

- Đây là một đoạn trích trong bài viết của Hồ Chí Minh nhằm trình bày, đánh giá một

- Ngôn ngữ chính luận: từ ngữ chính trị (yêu nước, truyền thống, dân, Tổ quốc, xâm lược, bán nước, cướp nước...) câu văn là những nhận định, phán đoán

- Lí trí kết hợp với biểu cảm: nồng nàn, quý báu, sôi nổi, làn sóng mạnh mẽ, nhấn chìm...)

29 tháng 11 2019

Hình ảnh "sóng" trong câu 4 Trong hồn người có ngọn sóng nào không? mang ý nghĩa ẩn dụ chỉ những xúc cảm công dân trong tâm hồn mỗi con dân đất Việt, đó là lòng yêu nước, căm thù giặc, là ý chí kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm... Câu hỏi Trong hồn người có ngọn sóng nào không? cũng gieo vào lòng người những suy ngẫm sâu xa, chua xót về hiện tượng sống vô cảm của một bộ phận công dân thời hiện đại với vận mệnh Tổ Quốc!

16 tháng 7 2019

HS có thể trả lời 2 trong các biện pháp tu từ:

- So sánh : tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

- Điệp từ “ nó”

- Nhân hoá

Tác dụng : khẳng định sức mạnh vô địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.

Đọc câc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1-4: ....Các con đứng như tượng đài quyết tử Thêm một lần Tổ Quốc đươcn sinh ra Dòng máu Việt chảy trong tâm hồn người Việt Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa... ...Có nơi nào như đất nước chúng ta Khi giặc đến vạn người con quyết tử Cho một lần Tổ Quốc được sinh ra. Câu 1: chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật...
Đọc tiếp

Đọc câc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1-4:

....Các con đứng như tượng đài quyết tử

Thêm một lần Tổ Quốc đươcn sinh ra

Dòng máu Việt chảy trong tâm hồn người Việt

Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa...

...Có nơi nào như đất nước chúng ta

Khi giặc đến vạn người con quyết tử

Cho một lần Tổ Quốc được sinh ra.

Câu 1: chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của bptt sdung trong 2 câu đầu của đoạn thơ

Câu 2: vì sao tgia lại viết " có nơi nào như đất nước chubgs ta/ viết bằng máu và cả ngàn chương sử đỏ"

Câu 3: cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là gì?

Câu 4:hai câu thơ" dòng máu việt chảy trong tâm hồn người việt/ đang bồn chồn thao thức với Trường Sa " gợi cho anh chị những tình cản nào? Trình bày trog khoảng 7-10 câu

1
4 tháng 4 2020

1. So sánh -> khẳng định các con, những chiến sĩ là người làm nên Tổ quốc.

2. Vì Tổ quốc chúng ta được làm nên bởi máu xương của những thế hệ nối tiếp, còn ghi lại trong sử sách.

3. Cảm xúc tự hào, ngợi ca.

4. Tình cảm: thao thức, bâng khuâng, tự hào.