Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Phong trào văn hóa Phục hưng có tác động đến xã hội Tây Âu như thế nào?
=>
- Kinh tế : Quan hệ sản xuất tư bản công nghệ xuất hiện
- Xã hội : Giau cấp tư sản ra đời , có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị xã hội
2. Giới thiệu một sô thành tựu tiêu biểu về văn hóa của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX?
=>
Tôn giáo : Đạo Hin- đu , đạo Phật và đạo Hồi
chữ viết - chữ Phạn
Văn học : đã dạng , phong phú ( thơ ca , lịch sử , kịch thơ , truyện thần thoại , ... )
kiến trúc - điêu khắc : chịu ảnh hưởng của 3 tôn giáo lớn : Hinđu giáo , Phật giáo và Hồi giáo
Một số thành tựu văn hóa Ấn Độ:
– Tôn giáo: đạo Hindu, , đạo Phật.
– Chữ viết:
+ Phổ biến nhất là chữ Phạn.
+ Chữ Phạn là nguồn gốc của chữ Hindu thông dụng ở Ấn Độ.
– Văn học – nghệ thuật:
+ Hàng loạt tác phẩm chính luận, sử thi, kịch thơ,…
+ Hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa – ngôi sao sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả nhiều vở kịch nổi tiếng.
– Kiến trúc, điêu khắc:
+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo.
+ Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang phong cách tôn giáo.
Đây là một số gợi ý của tớ nhé ! cậu dựa vào để viết bài nhé!
Tôn giáo:
+Đạo Bà La Môn phát triển thành đạo Hin-đu-tôn giáo tịnh hành ở Ấn Độ
+Đạo Phật có sự phân hóa thành hai giáo phái và tiếp tục được phát triển mạnh trong thời Gúp-ta
+Đạo Hồi cũng được du nhập và phát triển thành một tôn giáo lớn từ thời vương triều Đe-li
-Chữ viết-văn học:
+Chữ Phạn đạt đến mức hoàn chỉnh,trở thành ngôn ngữ của Ấn Độ
+Đồng thời là nguồn gốc của chữ viết Hin-đi ngày nay
+Văn học Ấn Độ hết sức phong phú,đa dạng(thơ ca lịch sử,kịch thơ,truyện thần thoại..)với nội dung thể hiện chủ nghĩa nhân đạo,đề cao tư tưởng tự do,ca ngợi tình yêu lứa đôi và trong chừng mực nhất định đã trống lại quan niệm về sự phân biệt đẳng cấp
+Nổi tiếng nhất là Ka-li-đa-sa tác giả của nhiều tác phẩm văn học và sân khấu,trong đó có vở kịch Sơ-kun-tơ-la
-Điêu khắc,kiến trúc:
+Kiến trúc Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba tôn giáo lớn:Phật giáo,Hin-đi giáo và Hồi giáo
+Các thành tựu văn hóa Ấn Độ tiếp tục ảnh hưởng,được truyền bá ra bên ngoài,nhất là khu vực Đông Nam Á
Tên Triều đại | Thời gian tồn tại |
Gúp-ta | Từ thế kỉ IV-VI |
Hồi giáo Đê-li | Từ thế kỉ XII-XVI |
Mô-gôn | Từ thế kỉ XVI-XIX |
Tham khảo:
* Bảng thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX:
Triều đại | Thời gian tồn tại | Người sáng lập | Tên nước | Kinh đô |
1. Ngô | 939 - 965 | Ngô Quyền | Chưa đặt | Cổ Loa |
2. Đinh | 968 - 980 | Đinh Bộ Lĩnh | Đại Cồ Việt | Hoa Lư |
3. Tiền Lê | 980 - 1009 | Lê Hoàn | Đại Cồ Việt | Hoa Lư |
4. Lý | 1009 - 1225 | Lý Công Uẩn | Đại Việt | Thăng Long |
5. Trần | 1226 - 1400 | Trần Cảnh | Đại Việt | Thăng Long |
6. Hồ | 1400 - 1407 | Hồ Quý Ly | Đại Ngu | Thanh Hoá |
7. Lê sơ | 1428 - 1527 | Lê Lợi | Đại Việt | Thăng Long |
8. Mạc | 1527 - 1592 | Mạc Đăng Dung | Đại Việt | Thăng Long |
9. Lê Trung Hưng | 1533 - 1788 | Lê Duy Ninh | Đại Việt | Thăng Long |
10. Tây Sơn | 1778 - 1802 | Nguyễn Nhạc | Đại Việt | Phú Xuân (Huế) |
11. Nguyễn | 1802 - 1945 | Nguyễn Ánh | Việt Nam | Phú Xuân (Huế) |
-Thời kỳ cầm quyền của nhà Lý (1009-1225) và nhà Trần (1226-1400) là hai triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay.
Thời kì Vương triều Gúp-ta là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ân Độ cả về mặt kinh tế - xã hội và văn hoá. Vào thời gian này, người Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt.
Nhưng thời kì hưng thịnh của Vương triều Gúp-ta chỉ kéo dài đến giữa thế kỉ V và đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong. Từ đó, Ấn Độ luôn bị người nước ngoài xâm lược và thống trị.
Đến thế kỉ XII, người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi đã thôn tính miền Bắc Ấn và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII - XVI). Các quý tộc Hồi giáo vừa ra sức chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn, vừa thi hành việc cấm đoán nghiệt ngã đạo Hin-đu, làm cho mâu thuẫn dân tộc trở nên căng thẳng.
Đầu thế kỉ XVI, người Mông cổ đã tấn công Ấn Độ, lật đổ Vương triều Hồi giáo và lập nên Vương triều Ấn Độ Mô-gôn. Ông vua kiệt xuất của triều Mô-gôn là A-cơ-ba (1556 - 1605) đã thực thi nhiều biện pháp nhằm xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá Ấn Độ.
Vương triều Mô-gôn tồn tại đến giữa thế kỉ XIX thì bị thực dân Anh đến xâm lược, lật đổ. Từ đó, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước Anh.
- Vương triều Gúp - ta được hình thành từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ VI. Đây là thời kỳ thống nhất nền kinh tế, xã hội rất phát triển có nhiều thành tựu về nông nghiệp, thủ công nghiệp, sau đó bị nước ngoài xâm lược, thống trị
- Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XVI, Ấn Độ bị Thổ Nhĩ Kì xâm lược lập nên Vương triều hồi giáo Đê - li. Họ ra sức vơ vét bóc lột đất nước, con người Ấn Độ; cấm đạo Hin đu
- Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, người Mông Cổ cai trị Ấn Độ, thi hành nhiều chính sách tiến bộ, xóa bỏ kì thị tôn giáo, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, sau đó Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược và trở thành thuộc địa của Anh.
a.Ấn Độ dưới các triều đại phong kiến
- Ấn Độ chia thành nhiều khu vực hành chính
- Xâm lược các tiểu quốc Nam Ấn
b.Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ từ đầu thế kỉ thứ IV đến giữa thế kỉ thứ XIX
=>
Tôn giáo : Đạo Hin-đu, đạo Phật và đạo Hồi
Chữ viết : Chữ Phạn
Văn học : Đa dạng, phong phú (thơ ca, lịch sử, kịch thơ, truyện thần thoại,..
Kiến trúc-điêu khắc : chịu ảnh hưởng của 3 tôn giáo lớn : Hin-đu giáo , Phật giáo và Hồi giáo.