Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Quê hương” là hai tiếng gọi thân thương nhất đối với mỗi một con người. Bởi đó là nơi chúng kiến ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Đối với em cũng vậy, quê hương em thật đẹp và mỗi lần nhắc gọi quê hương em thấy trong lòng trào dâng bao cảm xúc khó tả.
Quê hương em là một làng quê rất trù phú. Những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, những bãi ngô, nương dâu xanh tít tắp đến tận chân trời. Con đường làng ngoằn ngoèo, quanh co nhưng vô cùng sạch sẽ vì được làm bằng bê tông. Từ ngày có đường bê tông sạch sẽ, chúng em đi học không còn phải chịu cảnh lầy lội bùn đất như trước kia nữa.
Những ngôi nhà hai tầng mọc lên khang trang làm cho quê hương ngày càng mới mẻ. Bây giờ ở quê em không còn có nhà tranh nữa mà tất cả đều có nhà ngói cả rồi. Vì thế tháng 10 năm ngoái, quê em đã được đón nhận danh hiệu Nông thôn mới.
Tuy rằng cuộc sống đã khấm khá hơn nhưng ở quê em, mọi người vẫn sống với nhau rất chan hòa, tình cảm. Khi bắt đầu một ngày mới, các bác nông dân thường rủ nhau ra đồng. Các chị hàng xén đẩy xe đi chợ, nói chuyện về giá cả hôm nay. Còn chúng em thì í ới gọi nhau đi học, cười đùa và nói chuyện làm cho làng xóm nhỏ trở nên xôn xao và tràn đầy sức sống hơn. Những buổi tối liên hoan văn nghệ, các cụ ông cụ bà cũng hào hứng đi xem rồi tham gia đọc thơ, kể chuyện nữa.
Những cánh diều đủ màu sắc, đủ hình dáng bay lên cao, cao mãi trên triền đê lộng gió có lẽ là hình ảnh mà em thích thú nhất. Hy vọng những ước mơ của chúng em sau này cũng sẽ bay cao, bay xa như thế.
Diện mạo quê hương em đang thay đổi từng ngày và ngày một giàu đẹp hơn. Em rất yêu quê hương của mình. Chính vì thế sau này, dù có đi đâu xa đi nữa thì em vẫn luôn nhớ về quê hương.
1. Tìm trong bài Thư gửi các học sinh hoặc Việt Nam thân yêu những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
Trả lời:
a. Thư gửi các học sinh: nước nhà, non sông.
b. Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương.
2. Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
Trả lời:
Những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc: đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương.
3. Trong từ Tổ quốc, tiếng quốc có nghĩa là nước. Em hãy tìm thêm những từ chứa tiếng quốc.
Trả lời:
Những từ chứa tiếng quốc: ái quốc, quốc gia, quốc ca, quốc khánh, quốc huy, quốc kì, quốc ngữ, quốc phòng, quốc tế, quốc sử, quốc dân.
4. Đặt câu với một trong những từ dưới đây:
a) Quê hương
b) Quê mẹ
c) Quê cha đất tổ
d) Nơi chôn rau cắt rốn
Trả lời:
a) Quê hương: Quê hương em ở thành phố Hồ Chí Minh – một thành phố sầm uất và náo nhiệt.
b) Quê mẹ: Quê mẹ em ở Bạc Liêu.
c) Quê cha đất tổ: Cho dù đi đâu, về đâu chúng ta cũng phải nhớ về quê cha, đất tổ.
d) Nơi chôn rau cắt rốn: Cha tôi luôn ao ước được thêm một lần về thăm nơi chôn rau cắt rốn của mình.
1. Thư gửi các học sinh: nước nhà, non sông.
Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương.
2. Đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương....
3. Ái quốc, quốc gia, quốc ca, quốc khánh, quốc huy, quốc kì, quốc ngữ, quốc phòng, quốc tế, quốc sử, quốc dân....
4.
a) Quê hương: Quê hương em ở thành phố Hồ Chí Minh – một thành phố sầm uất và náo nhiệt.
b) Quê mẹ: Quê mẹ em ở Bạc Liêu.
c) Quê cha đất tổ: Cho dù đi đâu, về đâu chúng ta cũng phải nhớ về quê cha, đất tổ.
d) Nơi chôn rau cắt rốn: Cha tôi luôn ao ước được thêm một lần về thăm nơi chôn rau cắt rốn của mình.
To lớn - Vĩ đại
- Căn nhà mới xây của chú em thật to lớn
- Tình yêu của Bác Hồ thật vĩ đại
Học tập - Học hành
- Học tập chăm chỉ là bản tính cần có của mỗi học sinh
- Học hành chăm chỉ sẽ mang lại kết quả tốt cho chúng ta
1. quốc ca, quốc kì, quốc hiệu, Tổ quốc
2. Đặt câu
- Mảnh đất quê hương đầy nắng và gió đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi khoáng đạt, trẻ trung.
- Hè nào tôi cũng háo hức được về thăm quê mẹ.
- Những người con xa xứ luôn mang trong tim dáng hình quê cha đất tổ.
- Nơi chôn rau cắt rốn là nơi không thể nào quên.
3. a. quê cha đất tổ
b. non sông gấm vóc
4. Phần vần của các từ lần lượt là:
Trạng nguyên: ang - uyên
Nguyễn Hiền: uyên - iên
Khoa thi: oa-i
làng Mộ Trạch: ang-ô-ach
huyện Bình Giang: uyên-inh-ang
1. Lập bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau đây theo cấu tạo của chúng. Biết rằng các từ đã được phân cách với nhau bằng dấu gạch chéo.
Hai / cha con / bước / đi / trên / cát,/
Ánh / mặt trời / rực rỡ / biển xanh /
Bóng / cha / dài / lênh khênh /
Bóng / con / tròn / chắc nịch /.
Tìm thêm ví dụ minh họa cho các kiểu cấu tạo từ trong bảng phân loại em vừa lập (mỗi kiểu thêm 3 ví dụ).
Trả lời:
Từ đơn | Từ phức | ||
Từ ghép | Từ láy | ||
Từ trong khổ thơ | hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, con, tròn | cha con, mặt trời, chắc nịch | rực rỡ, lênh khênh |
Từ tìm thêm | nhà, cây, hoa, lá, chim, mèo, gà, vịt,… | ngôi sao, mái nhà, mặt trăng | xinh xắn, đu đủ,… |
2. Các từ trong mỗi nhóm dưới đây quan hệ với nhau như thế nào?
- Đó là những từ đồng nghĩa.
- Đó là những từ đồng âm.
- Đó là những từ nhiều nghĩa.
a. đánh cờ, đánh giặc, đánh trống.
b. trong veo, trong vắt, trong xanh.
c. thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành.
Trả lời:
a. đánh cờ, đánh giặc, đánh trống.
- Đó là từ nhiều nghĩa.
b. trong veo, trong vắt, trong xanh.
- Đó là từ đồng nghĩa.
c. thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành.
- Đó là từ đồng âm.
3. Tìm các từ đồng nghĩa với những từ in đậm trong bài văn dưới đây. Theo em, vì sao nhà văn chọn từ in đậm mà không chọn những từ ngữ đồng nghĩa với nó?
Cây rơm
Cây rơm đã cao và tròn móc. Trên cục trụ, người ta úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ để nước không theo cọc làm ướt từ ruột cây ướt ra.
Cây rơm giống như một túp lều không cửa, nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa bất cứ nơi nào. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại.
Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò.
Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà.
Mệt mỏi trong công việc ngày mùa, hay vì đùa chơi, bạn sẽ sung sướng biết bao khi tựa mình vào cây rơm. Vì chắc chắn bạn sẽ ngủ thiếp ngay, vì sự êm đềm của rơm, vì hương đồng cỏ nội đã sẵn đợi vỗ về giấc ngủ của bạn.
Phạm Đức
Trả lời:
Từ | Từ đồng nghĩa |
tinh ranh | tinh khôn, ranh mãnh, khôn ngoan, ranh ma,… |
dâng | hiến, tặng, biêý, cho, nộp, cống,… |
êm đềm | êm ả, êm ái, êm dịu, êm đềm |
- Không thể thay từ tinh ranh bằng tinh nghịch vì từ tinh nghịch nghiêng về nghĩa nghịch nhiều hơn, không thể hiện rõ sự khôn ranh. Ngược lại cũng không thể thay tinh ranh bằng tinh khôn hoặc khôn ngoan vì tinh khôn và khôn ngoan nghiêng về nghĩa khôn nhiều hơn, không thể hiện rõ sự nghịch ngợm. Các từ đồng nghĩa còn lại cũng không dùng được vì chúng thể hiện ý chê (khôn mà không ngoan)
- Dùng từ dâng là đúng nhất vì nó thể hiện cách cho rất trân trọng, thanh nhã. Không thể thay dâng bằng tặng, biếu: các từ này tuy cùng thể hiện sự trân trọng nhưng không phù hợp vì không ai dùng chính bản thân mình để tặng biếu. Các từ nộp, cho lại thiếu sự tôn trọng. Từ hiến thì lại không được thanh nhã như từ dâng
- Dùng từ êm đềm là đúng nhất vì vừa diễn tả cảm giác dễ chịu của cơ thể, vừa diễn tả cảm giác dễ chịu về tinh thần của con người. Trong khi đó, từ êm ái, êm dịu chỉ nói về cảm giác dễ chịu của cơ thể, từ êm ả chỉ nói về sự yên tĩnh của cảnh vật, còn êm ấm (vừa êm vừa ấm) nghiêng về diễn tả sự yên ổn trong cuộc sống gia đình hay tập thể nhiều hơn.
4. Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
a. Có mới nới…
b. Xấu gỗ, hơn… nước sơn.
c. Mạnh dùng sức… dùng mưu
Trả lời:
a. Có mới nới cũ.
b. Xấu gỗ, hơn tốt nước sơn.
c. Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.
k nhé
1
Từ đơn | Từ phức | ||
Từ ghép | Từ láy | ||
Từ ở trong khổ thơ | Hai, bước, đi, trên, cát, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn | Cha con, mặt trời, chắc nịch | Rực rỡ, lênh khênh |
Từ tìm thêm | Nhà, cây, hoa, lá, chim, mèo, gà, vịt… | Mặt trời, chó sói, ngôi sao… | Xinh xắn, đu đủ, chuồn chuồn |
2
a) Đánh cờ, đánh giặc, đánh trống
-Đó là từ nhiều nghĩa
b)Trong veo, trong vắt, trong xanh
- Đó là từ đồng nghĩa
c) thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành
-Đó là từ đồng âm
3.
Tinh ranh: ranh mãnh, khôn ngoan, ranh ma
Dâng: hiến, tặng, biếu, cho, nộp, cống…
Êm đềm: êm ả, êm ái, êm dịu
Vì những từ đó là những từ đúng nghĩa nhất trong bài văn
4
a) Có mới nới cũ
b) Xấu gỗ, hơn(đẹp) nước sơn
c) Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu
– Nhóm 1: đánh tiếng, đánh điện
– Nhóm 2 : đánh giày, đánh răng
– Nhóm 3 : đánh trống, đánh đàn
– Nhóm 4 : đánh trứng, đánh phèn
– Nhóm 5 : đánh cá, đánh bẫy
b,
– Nhóm 1: làm cho nội dung cần thông báo được truyền đi
– Nhóm 2 : làm cho bề mặt bên ngoài đẹp hoặc sạch hơn bằng cách chà xát
– Nhóm 3 : làm cho phát ra tiếng báo hiệu hoặc tiếng nhạc bằng cách gõ hoặc gảy
– Nhóm 4 : làm cho một vật (hoặc chất) thay đổi trạng thái bằng cách khuấy chất lỏng
– Nhóm 5 : làm cho sa vào lưới hay bẫy để bắt
bạn ơi phần b) là các từ đánh là từ đồng âm hay nhiều nghĩa? vì sao? cơ mà
1) siêng năng, chăm chỉ, năng động,hoạt bát, lanh lợi.
2) chân bàn, chân núi, chân trời, chân lí, chân chính.
3)- nghĩa chuyển: em là gánh nặng cho gia đình.
- nghĩa gốc: cái tạ này nặng quá.
- 5 từ trái nghĩa với lười biếng là : chăm chỉ, siêng năng, cần cù, chịu khó, chăm làm
- 5 từ có tiếng chân mang nghĩa chuyển : chân trời, chân mày, chân đường, chân biển, chân tháp
Câu mang nghĩa gốc : Thùng hàng này nặng quá !
Câu mang nghĩa chuyển : Cô giáo chỉ em chữ bị thiếu dấu nặng.
1.đồng hương,cố hương
2.-cho,tặng,biếu,gửi
-to,lớn,khổng lồ,vĩ đại
-nhìn,xem,trông,ngó
biếu, phát