K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2016

1. Cấu tạo bên trong Trái Đất được chia thành mấy lớp? Nêu đặc điểm của từng lớp

Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp:

- Lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70km, cấu tạo bởi các lớp đá rắn chắc. Càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao nhưng cao nhất cũng chỉ tới 1000 độ C.

- Lớp trung gian dày gần 3000km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C.

- Lớp lõi Trái Đất dày trên 3000km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái lỏng và rắn, nhiệt độ cao nhất tới 5000 độ C.

2. Trình bày đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất. Nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người.

a. Đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất:

- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương.

- Các địa mảng không cố định mà di chuyển rất chậm. Nếu hai địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương. Nếu hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nèn ép, nhô lên thành núi. Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất.

b. Vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và hoạt động của con người. Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như: không khí, nước, sinh vật… và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.

24 tháng 11 2016

tks tks nhìu...... nha

oaoa

29 tháng 12 2020

lỚP TRUNG GIAN LÕI VỎ TRÁI ĐẤT

ĐÂY NHA BẠN 

CHÚC BẠN HỌC TỐT hihihiu

14 tháng 12 2016

- Độ dày: từ 5km đến 70km

- Trạng thái: rắn chắc

- Nhiệt độ: càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ tới 1000oC

14 tháng 12 2016
Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất:
- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng và thấp bị nước bao phủ là đại dương.
- Các địa mảng không cố định một chỗ mà di chuyển chậm. Nếu như hai lớp địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương. Nếu hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nèn ép, nhô lên thành núi. Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất.
30 tháng 11 2016

1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp:

  • ​​Ngoài cùng là vỏ Trái Đất:

-Độ dày: từ 5km đến 7km.

-Trạng thái: rắn chắc.

-Nhiệt độ: càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao. Tối đa là 1000*C.

  • Ở giữa là lớp trung gian:

-Độ dày: gần 3000km.

-Trạng thái: quánh dẻo đến lỏng.

-Nhiệt độ: khoảng 1500*C đến 4700*C

  • Trong cùng là lõi:

 

-Độ dày: trên 3000km.

-Trạng thái: lỏng ngoài, rắn trong.

-Nhiệt độ: cao nhất khoảng 5000*C.

2. Lớp vỏ là lớp quan trọng nhất vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác: không khí, nước, sinh vật,...và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.

 

​ ​

30 tháng 11 2016

gồm lõi , nhân và vỏ .Lớp vỏ quan trọng nhất vì nó là nơi trú ẩn của con người và nhiều loại động vật khác

Nước là dung nham tạo ra sau nhiều thời gian khai hóa, phong thực!

5 tháng 12 2016

bucminh

5 tháng 5 2016

Chất mùn có vai trò: Cung cấp thức ăn, những chất cần thiết cho thực vật tồn tại và phát triển 

Con người có vai trò trong sản xuất nông nghiệp các hoạt động kinh tế làm cho độ phì của đất tăng hoặc giảmTrồng cây,chăm sóc,bảo vệ,bón phân và canh tác đúng ph­ương pháp độ phì sẽ tăng lên đất trở nên tốt. 
- Trái lại khai thác bừa bãi không có kế hoạch, không đúng ph­ương pháp độ phì sẽ giảm đất sẽ trở nên xấu. 

-Chất mùn có vai trò rất quan trọng trong đất vì chúng là nguồn thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sống trên mặt đất

-Độ phì của đất cao hay thấp tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên và con người trong việc canh tác. Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã tiến hành các biện pháp như: cày sâu, bừa kĩ, bón phân, tưới nước, thau chua, rửa mặn… nhằm làm tăng độ phì cho đất. Nhờ vậy, năng suất cây trồng ngày càng cao. Vì thế vai trò của con người rất quan trọng.

  
17 tháng 11 2016

* Các nhà địa chất sử dụng các phương pháp thực địa, phân tích trong phòng thí nghiệm, và mô hình số để giải mã lục sử Trái Đất và hiểu các quá trình xảy ra trên Trái Đất. Trong các cuộc khảo sát địa chất, các nhà địa chất thường dùng các thông tin nguyên thủy liên quan đến thạch học (nghiên cứu về các loại đá), địa tầng học (nghiên cứu các lớp trầm tích), và địa chất cấu tạo (nghiên cứu về thế nằm và sự biến dạng của đá). Trong một số trường hợp, các nhà địa chất cũng nghiên cứu đất, sông, địa hình, và băng hà; khảo sát sự sống hiện tại và quá khứ và các con đường địa hóa, và sử dụng các phương pháp địa vật lý để khảo sát phần bên dưới mặt đất.

- Các phương pháp thực địa

Công việc khảo sát địa chất thực tế hay thực địa thay đổi tùy theo nhiệm vụ được giao (đặt ra). Các công việc thông thường bao gồm:

  • Lập bản đồ địa chất
    • Bản đồ cấu trúc: xác định các vị trí của các thành tạo đá chính và các đứt gãy, nếp uốn tác động lên (tạo ra) nó.
    • Bản đồ địa tầng: Xác định các vị trí của các tướng trầm tích (tướng thạch học và tướng sinh học) hoặc lập bản đồ đẳng dày của các lớp đá trầm tích
    • Bản đồ Surficial: Xác định vị trí của các loại đất và các tích tụ surficial
  • Khảo sát các đặc điểm địa hình
    • Tạo ra bản đồ địa hình
    • Khảo sát sự thay đổi của địa hình cảnh quan bao gồm:
      • Các dạng xói mòn và tích tụ
      • Thay đổi lòng sông tạo ra khúc uốn và thay đổimực xâm thực cơ sở (avulsion)?
      • Các quá trình sườn
  • Lập bản đồ dưới bề mặt bằng phương pháp địa vật lý.
    • Các phương pháp bao gồm:
      • Khảo sát bằng sóng địa chấn ở độ sâu nông
      • Thẩm thấu radar mặt đất (GPR)
      • Ảnh điện trở
    • Các phương pháp được sử dụng trong:
      • Tìm kiếm hydrocacbon
      • Tìm nước ngầm
      • Xác định vị trí các kiến trúc cổ bị chôn vùi
  • Địa tầng học phân giải cao
    • Đo đạc và mô tả các mặt cắt địa tầng trên bề mặt
    • Khoan giếng và đo đạc trong giếng
  • Sinh địa hóa học và vi sinh địa học
    • Thu thập mẫu để:
      • Xác định các đường sinh hóa
      • Xác định các tổ hợp loài mới
      • Xác định các hợp chất hóa học mới
    • Và sử dụng các phát hiện này để
      • Hiểu sự sống trước đây trên Trái Đất và nó thực hiện chức năng và trao đổi chất như thế nào
      • Tìm kiếm các hợp chất quan trọng để sử dụng trong dược phẩm.
  • Cổ sinh vật học: khai quật các vật liệu hóa thạch
    • Dùng nghiên cứu sự sống trong quá khứ và sự tiến hóa
    • Dùng trưng bày trong bảo tàng và giáo dục
  • Thu thập mẫu để nghiên cứu Niên đại địa chất và Niên đại chính xác (thermochronology)
  • Băng hà học: đo đạc các đặc điểm của băng hà và sự di chuyển của

-Các phương pháp trong phòng thí nghiệm

 

Trong lĩnh vực thạch học, các nhà thạch học xác định các mẫu đá trong phòng thí nghiệm bằng hai phương pháp là soi mẫu dưới kính hiển vi quang học và dưới kính hiển vi điện tử. Trong các phân tích khoáng vật quang học, mẫu lát mỏng được phân tích bằng kính hiển vi thạch học, nhờ đó các khoáng vật có thể được xác định qua các thuộc tính khác nhau của chúng bởi ánh sáng phân cực xuyên qua và mặt phẳng phân cực, gồm các tính chất của nó như khúc xạ kép, đa sắc, song tinh, và sự giao thoa bởi lăng kính lồi. Khi dùng máy dò điện tử, các vị trí riêng lẻ được phân tích về thành phần hóa học chính xác và sự thanh đổi về thành phần trong các tinh thể riêng lẻ.Các nghiên cứu về đồng vị bền và phóng xạ giúp con người hiểu hơn về thành phần vật chất bên trong, cũng như sự phát triển của địa hóa học về các loại đá.

Các nhà thạch học sử dụng dữ liệu về các bao thể và các thí nghiệm vật lý ở nhiệt độ và áp suất cao để tìm hiểu nhiệt độ và áp suất mà tại đó hình thành các pha tạo khoáng vật khác nhau, và bằng cách nào chúng biến đổi trong các quá trình mácma và biến chất. Nghiên cứu này có thể được ngoại suy từ thực tế để hiểu các quá trình biến chất và các điều kiện kết tinh của các đá mácma.Công trình này cũng giúp giải thích các quá trình xuất hiện trong lòng Trái Đất như sự hút chìm và sự tiến hóa của lò mácma.

 

17 tháng 11 2016

ai là cung bạch dươngBài 10 : Cấu tạo bên trong trái đất

16 tháng 11 2016

vâng, em chụp hình = laptop nó mờ lắm cj àk

16 tháng 11 2016

Bài 10 : Cấu tạo bên trong trái đất

Bảng ở trang 22 lớp 6 (SGK) nè cj Trần Ngọc Định

Bài 10 : Cấu tạo bên trong trái đất

Hình 26 trang 32 lớp 6 (SGK)

Bài 10 : Cấu tạo bên trong trái đất

Hình 27 trang 33 lớp 6 (SGK)

Làm hộ mình nha mọi người^^