K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hôm qua em đi tỉnh về, Đợi em ở mãi con đê đầu làng. Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng. Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Nói ra sợ mất lòng em, Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa. Như hôm em đi lễ chùa, Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh. Hoa chanh nở giữa vườn chanh, Thầy u mình với chúng mình chân quê. Hôm qua em đi tỉnh về, Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

18 tháng 11 2023

Tác Giả Nguyễn Bính à bạn

18 tháng 11 2023

Bài thơ Chân quê là một trong những sáng tác tiêu biểu cho hồn quê của Nguyễn Bính. Ở đây ta cảm nhận được nỗi bi kịch của một người muốn níu giữ những giá trị văn hóa quê hương xưa. Tuy nhiên lại không làm được, điều này đã làm con người ta ám ảnh khôn nguôi.

Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ đợi chờ. Đó là một biểu hiện của tình yêu trai gái quê đầy giản dị và gắn bó. Đó cũng chính là từ lời ăn tiếng nói tới cách ăn mặc của người quê. Khi người yêu đi tỉnh về chàng trai không khỏi trông ngóng bồn chồn và còn ra tận con đê đầu làng để đón người yêu.

Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi

Con đê chính là một biểu hiện của làng quê xưa. Đó cũng chính là cái để bảo vệ xóm làng trước bão lũ, cũng là ranh giới giữa các địa phương. Đây là một hình ảnh vô cùng thân thuộc ở các làng quê. Tâm trạng của chàn trai lúc này là bồi hồi chờ đợi và có cả nhớ mong, trong khung cảnh làng quê ta càng cảm nhận được sâu sắc điều đó.

Qua bài thơ Chân quê Nguyễn Bính đã khắc họa sự thay đổi của người con gái ở thôn quê. Đó là khi chờ đợi chàng trai hết sức ngỡ ngàng về sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái. Trước mắt chàng trai, người yêu của mình như trở thành một người xa lạ. Bởi khi này cô gái khoác lên chiêc khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm… Đó đều là những thứ xa lạ ở thôn quê. Chính nó là các sản phẩm của thị thành được sản xuất tiêu biểu dành cho lớp người ở đây. Và giữa khung cảnh làng quê thanh bình ấy thì hình ành này không mấy phù hợp và trở nên kệch cỡm.

Nào đâu cái уếm lụa ѕồi?

Cái dâу lưng đũi nhuộm hồi ѕang хuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Tuy nhiên đó cũng chỉ là những sự thay đổi bên ngoài. Cái đáng nói ở đây chính là sự thay đổi trong nội tâm của cô gái. Chỉ với từ rộn ràng nhà thơ đã thể hiện được sâu csw điều đó. Rộn ràng không chỉ thể hiện ở tiếng của những loại quần áo này mà còn là sự thay đổi tinh thần của các cô gái. Nó cho ta cảm giác các cô gái đang thích thú, hí hởn với trang phục mới của mình.

Và sự thay đổi của cô gái này làm chàng trai đau đớn. Tuy nhiên chàng vẫn cố nén lòng mình và trách yêu nhẹ nhàng “Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi”. Đoạn đầu bài thơ chàng trai đang vui vẻ xưng em nhưng đến phần này lại xưng tôi. Đó cũng chính là một cách để thể hiện thái độ trách móc đối với người mình yêu. Sự trách móc ấy cũng chính là nỗi xót xa và tiếc nuối bởi các giá trị của thôn quê đã bị mai một.

Với đoạn này chàng trai đã dùng các loại vật dụng quen thuộc của thôn quê như yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ.. để đổi lại hình ảnh những trang phục biểu trưng của thành thị này. Tuy nhiên chàng trai cũng hiểu rằng đó là điều không thể nào được. Vốn các vật dụng ấy không đáng trách tuy nhiên đặt trong hoàn cảnh này nó không phù hợp. Đó cũng chính là giá trị mà bài thơ Chân quê muốn gửi gắm.Nhận thức rõ điều đó từ xưng tôi chàng đã sửa lại thành xưng anh. Điều đó thể hiện sự xuống thang của chàng trai này. Việc sử dụng các thanh bằng trắc đã thể hiện được giá trị mà bài thơ muốn chuyển tải. Đây cũng chính là một sự kết hợp tài tình giữa thơ mới và thơ cũ như là một sự phá cách.

Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh

Qua đoạn này ta cảm nhận được một sự dè dặt thận trọng khi bày tỏ tình yêu của mình. Chính cách nói này rất gần gũi với ca dao. Chàng trai đã van xin người mình yêu và cũng nhắc nhở cô gái hãy giữ lại những giá trị văn hóa tuyền thống lâu đời. Bởi nó chính là bản sắc và cũng chính là cái gốc nhân bản mà cha ông ta thường tạo dựng nên. Đó cũng chính là lý do mà cuối bài chàng trai viết nên các câu thơ tâm sự trùng trùng. Là sự day dứt và cũng là những dự cảm đáng sợ về những thay đổi ở thôn quê.

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê.

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

Bài thơ Chân quê đã thổi hồn vào những người con trên mảnh đất quê mình. Đó là hình ảnh chàng trai muốn níu giữ nét chân chất thật thà khi người yêu đi tỉnh về. Bởi ở đó cô đã bị nhiễm lối sống phương Tây xa lạ. Tuy nhiên đó là điều không được. Đó cũng chính là ly do đọc bài thơ Chân quê ta cảm nhận được sự ám ảnh khôn nguôi.

tham khảo nhé bạn

30 tháng 3 2021

Bạn tham khảo nhé:

Câu 2:

Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

27 tháng 9 2016

Cũng như cánh diều và sợi dây nó được gắn chặt chẽ với nhau mãi mãi k thể tách ra được thì cha mẹ với con cái cũng vậy . nó là 1 thứ tình cảm thiêng liêng cao quý và bất diệt , k ai có thể chia cắt được ....Đấy là theo mk nghĩ vậy....!!!hahahehe

2 tháng 4 2021

Trả lời:

Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi...
Đọc tiếp

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
(Trích Hai đứa trẻ – Thạch Lam, SGK Ngữ văn lớp 11 tập một, NXB Giáo dục, trang 95 )
1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )
2. Từ gọi trong câu văn có tác dụng gì? Tìm và chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ miêu tả cảnh chiều buông ? (0,5 điểm )
3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )
4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

2
2 tháng 3 2020

1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )

=> Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn:

+ Hình ảnh so sánh độc đáo: Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

+ Nghệ thuật tả cảnh: dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối, dùng động tả tĩnh ⟶ sử dụng nghệ thuật tương phản làm đòn bẩy.

+ Ngôn ngữ: tinh tế, giàu chất thơ

+ Âm điệu: trầm buồn.

- Tác dụng: làm nổi bật nội dung đoạn văn và ngòi bút tài hoa của tác giả.



2 tháng 3 2020

3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )

=> Nội dung của đoạn văn: bức tranh thiên nhiên phố huyện với vẻ đẹp trầm buồn, tĩnh lặng, rất đỗi thơ mộng lúc chiều tà và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên.


4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

=> Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

1. Mày à, tao mới té xe– What !! Mặt…. đường có sao không hả mày. Tội thế cơ chứ !!!2. Tao ước gì một lần có soái ca yêu tao mày ạ– Thôi, cỡ mày chỉ có sói ca yêu thôi nhá3. Hôm nay, trời đẹp ghê, tự dưng tao thấy yêu mày ghê á…. Cho tao mượn tập chép bài nha– Yêu yêu cái Beep, tao cũng chưa chép nữa má4. Ngồi chung với mày, mà sao tao có cảm giác bất an thế này5. Sao chữ mày xấu quá...
Đọc tiếp

1. Mày à, tao mới té xe
– What !! Mặt…. đường có sao không hả mày. Tội thế cơ chứ !!!

2. Tao ước gì một lần có soái ca yêu tao mày ạ
– Thôi, cỡ mày chỉ có sói ca yêu thôi nhá

3. Hôm nay, trời đẹp ghê, tự dưng tao thấy yêu mày ghê á…. Cho tao mượn tập chép bài nha
– Yêu yêu cái Beep, tao cũng chưa chép nữa má

4. Ngồi chung với mày, mà sao tao có cảm giác bất an thế này

5. Sao chữ mày xấu quá vậy
– Mày có biết, chữ xấu là dấu hiệu của thiên tài không hả ???

6. Mày mua cái này ở đâu mà đẹp vậy mày
– Tao mua ở ngoài tiệm đó mày, tiệm đó ở trên trái đất, dưới mặt trời !!!

7. Gì thế, mày ăn gì mà ngon thế. Cho tao miếng coi
– Nè, nước miếng tao nè, ăn đi tó !!!

 

8. Mày nhìn thấy chị kia xinh ghê hông
– Gớm, sao xinh bằng tao

 

xin hỏi những câu nói này là của câu chuyện nào ạ ??????????????????

6

Câu chuyện bạn tự viết 

Hok tt

29 tháng 11 2019

sai rồi 

1. Mày à, tao mới té xe– What !! Mặt…. đường có sao không hả mày. Tội thế cơ chứ !!!2. Tao ước gì một lần có soái ca yêu tao mày ạ– Thôi, cỡ mày chỉ có sói ca yêu thôi nhá3. Hôm nay, trời đẹp ghê, tự dưng tao thấy yêu mày ghê á…. Cho tao mượn tập chép bài nha– Yêu yêu cái Beep, tao cũng chưa chép nữa má4. Ngồi chung với mày, mà sao tao có cảm giác bất an thế này5. Sao chữ mày xấu quá...
Đọc tiếp

1. Mày à, tao mới té xe
– What !! Mặt…. đường có sao không hả mày. Tội thế cơ chứ !!!

2. Tao ước gì một lần có soái ca yêu tao mày ạ
– Thôi, cỡ mày chỉ có sói ca yêu thôi nhá

3. Hôm nay, trời đẹp ghê, tự dưng tao thấy yêu mày ghê á…. Cho tao mượn tập chép bài nha
– Yêu yêu cái Beep, tao cũng chưa chép nữa má

4. Ngồi chung với mày, mà sao tao có cảm giác bất an thế này

5. Sao chữ mày xấu quá vậy
– Mày có biết, chữ xấu là dấu hiệu của thiên tài không hả ???

6. Mày mua cái này ở đâu mà đẹp vậy mày
– Tao mua ở ngoài tiệm đó mày, tiệm đó ở trên trái đất, dưới mặt trời !!!

7. Gì thế, mày ăn gì mà ngon thế. Cho tao miếng coi
– Nè, nước miếng tao nè, ăn đi tó !!!

 

8. Mày nhìn thấy chị kia xinh ghê hông
– Gớm, sao xinh bằng tao

 

xin hỏi những câu nói này là của câu chuyện nào ạ ??????????????????

5

I don't know

29 tháng 11 2019

thử đón đi

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: "Mẹ thường bảo làng ta giàu cổ tích Có bà tiên ông bụt giúp người Nhưng mẹ vẫn một đời áo rách Cố giữ lành câu Quan họ thôi Người để lại chiếc khăn hoa lý Em nhớ cho đời mẹ xưa nghèo Vẫn thơm thảo mùi hương quả thị Với câu thề quán dốc trăng treo Giờ biết lấy cớ gì anh dối mẹ Quan họ quên... rơi dọc tháng ngày Sợi tóc rụng như lá...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Mẹ thường bảo làng ta giàu cổ tích
Có bà tiên ông bụt giúp người
Nhưng mẹ vẫn một đời áo rách
Cố giữ lành câu Quan họ thôi
Người để lại chiếc khăn hoa lý
Em nhớ cho đời mẹ xưa nghèo
Vẫn thơm thảo mùi hương quả thị
Với câu thề quán dốc trăng treo
Giờ biết lấy cớ gì anh dối mẹ
Quan họ quên... rơi dọc tháng ngày
Sợi tóc rụng như lá vườn lặng lẽ
Mẹ không còn và mắt anh cay
Cứ ẩn hiện dáng đời trong câu hát
Lòng mẹ ta nhân hậu vô vàn
Vẻ thanh thoát nét hào hoa của trúc
Cũng nói lên cốt cách của làng."

1. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ gợi liên tưởng đến làng quan họ?

2. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đối lập được sử dụng trong đoạn thơ: "Nhưng mẹ vẫn một đời áo rách. Cố giữ lành câu Quan họ thôi." *

3. Em hiểu thế nào về ý thơ: "Quan họ quên... rơi dọc tháng ngày" *

4. Em rút ra được thông gì mà tác giả gửi gắm qua đoạn thơ: "Người để lại chiếc khăn hoa lý. Em nhớ cho đời mẹ xưa nghèo. Vẫn thơm thảo mùi hương quả thị. Với câu thề quán dốc trăng treo"? *

0
Phân biệt nghĩa sự việc, nghĩa tình thái trong các câu sau: 1. Giăng Van- giăng đi tới, giật gãy t rong chớp mắt chiếc giường cũ nát. 2. Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật, 3. Trái tim anh ở gần em như chính đời em vậy, Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu. 4. Sự thật là tôi chưa hề biết đến chuyện này. 5. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn...
Đọc tiếp
  • Phân biệt nghĩa sự việc, nghĩa tình thái trong các câu sau: 

  • 1. Giăng Van- giăng đi tới, giật gãy t rong chớp mắt chiếc giường cũ nát. 

  • 2. Mênh mông không một chuyến đò ngang. 
    Không cầu gợi chút niềm thân mật, 

  • 3. Trái tim anh ở gần em như chính đời em vậy, 
    Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu. 

  • 4. Sự thật là tôi chưa hề biết đến chuyện này. 

  • 5. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa. 

  • 6. Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao hay là cái người mà tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp phải không? 

  • 7. Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy ông, giáo ạ! 

  • 8. Sao tất phải về chầu Bắc thần, người hiền tất phải để cho thiên tử sử dụng. 

  • 9. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất! 

  • 10. Có thể nó sẽ không bao giờ trở về nơi này nữa! 

  • 11. Giá thử đêm qua không có thị thì hắn chết” 

  • 12.  Hôm nay trời đẹp nhỉ!

0