K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2023

Tác Giả Nguyễn Bính à bạn

18 tháng 11 2023

Bài thơ Chân quê là một trong những sáng tác tiêu biểu cho hồn quê của Nguyễn Bính. Ở đây ta cảm nhận được nỗi bi kịch của một người muốn níu giữ những giá trị văn hóa quê hương xưa. Tuy nhiên lại không làm được, điều này đã làm con người ta ám ảnh khôn nguôi.

Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ đợi chờ. Đó là một biểu hiện của tình yêu trai gái quê đầy giản dị và gắn bó. Đó cũng chính là từ lời ăn tiếng nói tới cách ăn mặc của người quê. Khi người yêu đi tỉnh về chàng trai không khỏi trông ngóng bồn chồn và còn ra tận con đê đầu làng để đón người yêu.

Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi

Con đê chính là một biểu hiện của làng quê xưa. Đó cũng chính là cái để bảo vệ xóm làng trước bão lũ, cũng là ranh giới giữa các địa phương. Đây là một hình ảnh vô cùng thân thuộc ở các làng quê. Tâm trạng của chàn trai lúc này là bồi hồi chờ đợi và có cả nhớ mong, trong khung cảnh làng quê ta càng cảm nhận được sâu sắc điều đó.

Qua bài thơ Chân quê Nguyễn Bính đã khắc họa sự thay đổi của người con gái ở thôn quê. Đó là khi chờ đợi chàng trai hết sức ngỡ ngàng về sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái. Trước mắt chàng trai, người yêu của mình như trở thành một người xa lạ. Bởi khi này cô gái khoác lên chiêc khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm… Đó đều là những thứ xa lạ ở thôn quê. Chính nó là các sản phẩm của thị thành được sản xuất tiêu biểu dành cho lớp người ở đây. Và giữa khung cảnh làng quê thanh bình ấy thì hình ành này không mấy phù hợp và trở nên kệch cỡm.

Nào đâu cái уếm lụa ѕồi?

Cái dâу lưng đũi nhuộm hồi ѕang хuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Tuy nhiên đó cũng chỉ là những sự thay đổi bên ngoài. Cái đáng nói ở đây chính là sự thay đổi trong nội tâm của cô gái. Chỉ với từ rộn ràng nhà thơ đã thể hiện được sâu csw điều đó. Rộn ràng không chỉ thể hiện ở tiếng của những loại quần áo này mà còn là sự thay đổi tinh thần của các cô gái. Nó cho ta cảm giác các cô gái đang thích thú, hí hởn với trang phục mới của mình.

Và sự thay đổi của cô gái này làm chàng trai đau đớn. Tuy nhiên chàng vẫn cố nén lòng mình và trách yêu nhẹ nhàng “Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi”. Đoạn đầu bài thơ chàng trai đang vui vẻ xưng em nhưng đến phần này lại xưng tôi. Đó cũng chính là một cách để thể hiện thái độ trách móc đối với người mình yêu. Sự trách móc ấy cũng chính là nỗi xót xa và tiếc nuối bởi các giá trị của thôn quê đã bị mai một.

Với đoạn này chàng trai đã dùng các loại vật dụng quen thuộc của thôn quê như yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ.. để đổi lại hình ảnh những trang phục biểu trưng của thành thị này. Tuy nhiên chàng trai cũng hiểu rằng đó là điều không thể nào được. Vốn các vật dụng ấy không đáng trách tuy nhiên đặt trong hoàn cảnh này nó không phù hợp. Đó cũng chính là giá trị mà bài thơ Chân quê muốn gửi gắm.Nhận thức rõ điều đó từ xưng tôi chàng đã sửa lại thành xưng anh. Điều đó thể hiện sự xuống thang của chàng trai này. Việc sử dụng các thanh bằng trắc đã thể hiện được giá trị mà bài thơ muốn chuyển tải. Đây cũng chính là một sự kết hợp tài tình giữa thơ mới và thơ cũ như là một sự phá cách.

Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh

Qua đoạn này ta cảm nhận được một sự dè dặt thận trọng khi bày tỏ tình yêu của mình. Chính cách nói này rất gần gũi với ca dao. Chàng trai đã van xin người mình yêu và cũng nhắc nhở cô gái hãy giữ lại những giá trị văn hóa tuyền thống lâu đời. Bởi nó chính là bản sắc và cũng chính là cái gốc nhân bản mà cha ông ta thường tạo dựng nên. Đó cũng chính là lý do mà cuối bài chàng trai viết nên các câu thơ tâm sự trùng trùng. Là sự day dứt và cũng là những dự cảm đáng sợ về những thay đổi ở thôn quê.

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê.

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

Bài thơ Chân quê đã thổi hồn vào những người con trên mảnh đất quê mình. Đó là hình ảnh chàng trai muốn níu giữ nét chân chất thật thà khi người yêu đi tỉnh về. Bởi ở đó cô đã bị nhiễm lối sống phương Tây xa lạ. Tuy nhiên đó là điều không được. Đó cũng chính là ly do đọc bài thơ Chân quê ta cảm nhận được sự ám ảnh khôn nguôi.

tham khảo nhé bạn

Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiềuVẫn còn có bao điều tốt đẹpXa danh lợi, hãy chịu bề thua thiệtHãy vì người, nếu mong họ vì con. Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạchTình thương yêu không mua được bằng tiềnCần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốtOán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên. Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậyMuốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòngThà mất cả, cố giữ...
Đọc tiếp

Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều

Vẫn còn có bao điều tốt đẹp

Xa danh lợi, hãy chịu bề thua thiệt

Hãy vì người, nếu mong họ vì con.

 

Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch

Tình thương yêu không mua được bằng tiền

Cần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốt

Oán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên.

 

Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậy

Muốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòng

Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự

Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong.

(Nói với con, Nguyễn Huy Hoàng, nguồn http://baophunuthudo.vn/article)

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Việc vận dụng tục ngữ dân gian trong đoạn thơ thứ 2 có tác dụng gì?

Câu 3: Anh/ chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều

Vẫn còn có bao điều tốt đẹp

Xa danh lợi, hãy chịu bề thua thiệt

Hãy vì người, nếu mong họ vì con.

Câu 4: Những lời tâm sự "nói với con" của nhà thơ được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

II. Làm văn

Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc "Sống thẳng mình" của con người trong cuộc sống hôm nay.

 

1
11 tháng 2 2020

Phần đọc hiểu

Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ 8 chữ.

Câu 2: Việc vận dụng tục ngữ dân gian trong đoạn thơ thứ hai có tác dụng nhắc nhở người con giữ cho mình phẩm chất tâm hồn cao đẹp, trong sạch dù gặp hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt.

Câu 3: 

- Tin vào những điều tốt đẹp, tử tế trên đời.

- Biết sống vì người khác.

Câu 4:  Suy nghĩ theo các hướng

- Sống tử tế, yêu thương

- Tình cảm của người làm cha, mẹ với con cái.

Phân tích sự cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu qua đoạn thơ: Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian; Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Còn trời đất, nhưng...
Đọc tiếp

Phân tích sự cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu qua đoạn thơ:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian;

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…

Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộng ràng bỗng tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.

(Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr22-23)

100
14 tháng 5 2021

Hai câu thơ đầu đoạn, với cách ngắt, nhịp 3/5, đọc lên ta cảm thấy cái nhún nhảy của mùa xuân, của thời gian:

“Xuân dương tới / nghĩa là xuân dương qua

Xuân còn non / nghĩa là xuân sẽ già”.

      Các từ ngữ: “đương tới” với “đương qua”, “còn non'” với “sẽ già” tương ứng, đối lập nhau, diễn tả mùa xuân và thời gian vận động không ngừng. Bước đi của mùa xuân, dòng chảy của thời gian là mải miết, vô tận. Trong hiện tại “đang tới" đã có màu li biệt “đương qua”. Chữ “đang” chuyển thành chữ “đương” mộ: cách nói điệu đà, rất thơ. Trong dáng vẻ “còn non” hôm nay đã báo hiệu một tương lai “sẽ già”. Cách cảm nhận của thi sĩ về thời gian và mùa xuân là tinh tế và biểu cảm. Đó là một ý tưởng rất tiến bộ. Cũng chữ “non” và chữ “già” ấy, ông có những các cảm nhận rất độc đáo bằng một tâm hồn lãng mạng với cặp mắt xanh non.

“Tinh yêu đến, tình yêu đi, ai biết

Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt...

(...) Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!

Em, em ơi! Tình non sắp già rồi...”

                                                (“Giục giã")

      Và ông cũng nhìn thấy sự vật phát triển và đổi thay không ngừng. Mùa xuân thời gian và sự sống thật vô cùng kì diệu:

“Mấy hôm trước còn hoa

Mới thơm đây ngào ngạt

Thoáng như một nghi ngờ

Trái đã liền có thật”.

("Quả sấu non trên cao")

      Bảy câu thơ tiếp theo nói lên nghịch lí giữa tuổi trẻ, đời người với thời gian và vũ trụ. Và đó cũng là bi kịch của con người, đời người. Khi “xuân hết”, tuổi trẻ đi qua “nghĩa là tôi cũng mất”. Mất ý vị cuộc đời. Tuổi trẻ đáng yêu biết bao! Mỗi người chỉ có một thời son trẻ. Cũng như thời gian trôi qua, tuổi trẻ một đi không trở lại:

“Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất”.

      “Lượng trời cứ chật” mà “lòng tôi rộng”, muốn trường sinh bất tử, muốn trẻ mãi không già. Quy luật của sự sống thật vô cùng nghiệt ngã: “Không cho dài thời trẻ của nhân gian”. “Hảo hoa vô bách nhật - Nhân thọ vô bách tuế” (Nguyễn Du). “Mỗi năm một tuổi như đuổi xuân đi...” (Tục ngữ). Một lần nữa thi sĩ lại đặt ngôn ngữ trong thế tương phản giữa “rộng” với “chật”, để nói lên cái nghịch lí của đời người. Cũng là một cách cảm nhận thời gian rất thực.

“Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian”

      Xuân của bốn mùa thu thì tuần hoàn (xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận) nhưng đời người chỉ có một thời thanh xuân. Tuổi trò “chẳng hai lần thắm lại”. Vũ trụ đất trời thì vĩnh hằng, vô hạn. trái lại đời người thì hữu hạn. Kiếp nhân sinh nhiều bi kịch. Ai cũng muốn trẻ mãi không già, ai cùng muốn được sống mãi với tuổi xanh, tuổi hoa niên. Tiếng thơ cất lên như một lời than tiếc nuối:

... Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

      “Tiếc cả đất trời vì không được trẻ mãi để tận hưởng mọi cái đẹp của thiên nhiên và cuộc đời. Đó là lòng yêu đời và ham sống, khao khát được sống hết mình với tuổi trẻ:

“Mười chín tuổi, hỡi những nàng má ngọc.

Ríu rít chim, là tuổi ước mơ hoa!

Hãi chàng trai kiều diễm mãi vui ca.

Mười chín tuổi! Chẳng hai lần hoa nở!”

                                             ("Đẹp" - Xuân Diệu)

      “Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” cùng như “Mười chín tuổi! Chẳng hai lần hoa nở”, đó là bi kịch của người đời, xưa và nay. Có ham sống và yêu đời mới cảm nhận sâu sắc bi kịch ấy. Vì thế không được vung phí thời gian và tuổi trẻ.

      Hai câu thơ cuối dào dạt cảm xúc. Nhà thơ xúc động lắng nghe bước đi của thời gian, tiếng “than thầm tiễn biệt” của sông núi, của cảnh vật. Xuân Diệu rất nhạy cảm với thời gian trôi đi qua “mùi”, “vị” của năm tháng “chia phôi” trong dòng chảy vô tận. Một cách cảm nhận thời gian rất thơ, rất tinh tế:

"Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi.

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”.

      Đoạn thơ trên đây cho thấy vẻ đẹp trong thơ Xuân Diệu: Sự trau chuốt về ngôn từ, sự tinh tế trong cảm xúc biểu hiện. Một quan niệm nhản sinh rất tiến bộ về thời gian, về mùa xuân và tuổi trẻ. Cái tôi cá nhân trữ tình được khẳng định. Ham sống và yêu đời; sống hết mình, sông trong tình vêu - đó là những ý tưởng rất đẹp, vẻ đẹp của một hồn thơ lãng mạn - “vội vàng" không nghĩa là sống gấp như ai đó đã nói.

17 tháng 5 2021

Câu 2:

             

Xuân Diệu là một trong những nhà thơ lớn của văn học hiện đại Việt Nam. Ông bén duyên với văn học từ phong trào Thơ mới. Xuân Diệu đầu tiên được biết đến là một thành viên của phong trào Thơ mới, với những tác phẩm truyện ngắn. Thế nhưng, Xuân Diệu chỉ để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc qua những vần thơ tình đầy nhiệt huyết với cuộc đời. Chính nhờ những vần thơ ấy mà Xuân Diệu được xem là “nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới”.Tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu trong giai đoạn văn học trước Cách mạng tháng tám, phải kể đến hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Đây là hai kiệt tác của ông ngợi ca tình yêu đối với cuộc sống, khát khao giao cảm hòa nhập vào cuộc đời. Xuân Diệu hấp dẫn người đọc bằng một tình yêu say mê với cuộc đời, một trái tim hướng đến mùa xuân tuổi trẻ và tình yêu nơi trần thế một cách sôi nổi. Trong thơ Xuân Diệu có sự dung hòa giữa hồn thơ lãng mạn phương tây và hồn thơ trẻ trung của cặp mắt “xanh non biếc rờn”.

Bài thơ Vội vàng in trong tập Thơ thơ – thi phẩm đầu tay của “Ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu. Nếu ở khổ thơ đầu, Xuân Diệu gây ấn tượng với người đọc bằng bức tranh thiên nhiên tươi vui tràn đầy sức sống thì ở những dòng thơ tiếp theo nhà thơ lại thể hiện những suy nghĩ trăn trở về thời gian, về cuộc sống. Đọc đoạn hai ta cảm nhận được nhà thơ đã đưa ra những phát hiện về sự nảy chồi của thời gian.

 Mở đầu đoạn thơ là hai câu thơ với cách ngắt nhịp lẻ 3/5 như một sự vỡ lẽ. Bước chân của thời gian cứ thế mà trôi đi qua từng câu chữ:

                                                                                  “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

                                                                                      Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”

Các trạng thái của thời gian lần lượt được nêu ra. Nhưng đó không phải là khung cảnh nhộn nhịp mà là những trạng thái đối lập “đương tới” – “đương qua” và “còn non” – “sẽ già”. Các trạng thái ấy cũng chính là sự tiếp nối của chúng trong vòng xoay của thời gian.

Thời gian vận động không ngừng, mọi thứ cũng không ngừng đổi thay. Nếu trong văn học trung đại, thời gian là một vòng tròn tuần hoàn không ngừng lặp lại của sinh lão bệnh tử. Vì vậy, con người trung đại tuy ý thức được sự nhỏ bé của mình trước dòng chảy của thời gian nhưng rất ít khi ta thấy họ cất lời than thở vì cuộc sống ngắn ngủi. Như Mãn Giác thiền sư  từng viết:                                                                                                 

                                                                                             “Xuân khứ bách hoa lạc

                                                                                             Xuân đáo bách hoa khai”

 

Nhưng trong thời đại Thơ mới, con người đã ý thức rõ sự hạn hữu của đời người. Thời gian không còn là vòng tròn bất tận mà là một đường thẳng tuyến tính. Trong dòng chảy của thời gian, con người chỉ như một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc. Thời gian vô tận mà đời người hạn hữu. Vì vậy mà đứng trước thời gian con người thường thấy mình nhỏ bé bất lực, chỉ có thể buông xuôi nhìn thời gian qua lẽ tay. Mới khi nào mùa xuân còn tươi đẹp thì mai đây nó sẽ trở nên già cỗi như một quy luật tất yếu

“Hoa nở để mà tàn

Trăng tròn để mà khuyết”

Bước đi của màu xuân cũng là bước đi của thời gian và bước đi của đời người. Phép điệp“nghĩa là” càng nhấn mạnh thêm sự bất ngờ có phần hốt hoảng về dòng chảy của thời gian của cuộc đời. Người ta thường chỉ tiếc mọi thứ khi nó đã qua đi, khi nó chỉ còn là kỷ niệm nhưng Xuân Diệu là tiếc mùa xuân ngay khi nó đang đến, ngay khi ông đang đắm mình trong bức tranh xuân ấy. Đó không chỉ là mùa xuân của đất trời mà còn là mùa xuân của đời người. Phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2 để thấy Xuân Diệu còn lấy thời gian của đời người để làm thước đo cho thời gian của vũ trụ.

“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Những câu thơ được nối kết nhau bởi từ “xuân”. Điệp từ “xuân” được lặp lại để nhấn mạnh mùa xuân của đất trời cũng như nhấn mạnh mùa xuân của tuổi trẻ. Đó đều là những gì đẹp nhất của đất trời, của đời người. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, những tưởng thời gian bốn màu xuân hạ thu đông cứ thể mà chảy trôi mặc kệ sự tồn tại của con người, nhưng trong những dòng thơ của Xuân Diệu chúng lại có mối quan hệ gắn kết với nhau.

Thời gian thiên nhiên kết thúc “xuân hết” nhưng kéo theo đó “tôi cũng hết”. Câu thơ vang lên như nhue một tiếng thở dài cùng đất trời. Tuổi trẻ qua đi thì sự tồn tại của “tôi” cũng trở nên vô nghĩa. Bởi tuổi trẻ qua đi, tình yêu không còn thì mọi thứ cũng cứ thế mà trôi đi cùng dòng chảy của thời gian. “Lòng tôi” và “lượng trời” vốn đã là hai thế cực tương phản của sự hạn hữu và vô hạn.

Tuy nhiên trong góc nhìn của Xuân Diệu thì cái vốn hữu hạn như đời người lại được mở rộng đến vô cùng “lòng tôi rộng” còn thứ vốn tưởng chừng vô hạn trong thời gian của đất trời lại trở nên nhỏ bé “lượng trời cứ chật”. Phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2 còn cho thấy thời gian đất trời dường cũng đang trêu chọc con người. Mùa xuân của đất trời dù sẽ lặp lại nhưng màu xuân của đời người – tuổi trẻ thì vĩnh viễn không thể quay trở lại. Vì thế dù thời gian có lặp lại thì mọi thứ cũng vô nghĩa bởi lúc đó “tôi” không còn là “tôi” của hôm nay. Như chính Xuân Diệu đã từng nói

“Cái bay không đợi cái trôi

Từ tôi phút ấy sang tôi phút này”

Sự hạn hữu của đời người với thời gian được thể hiện rõ nét nhất ở dòng thơ “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”. Trời đất cứ thế mà xoay vần nhưng tôi sẽ không vĩnh hằng cùng đất trời. Lúc này, hẹn ước ba sinh hay một cuộc sống chốn thiên đường cũng không thể xoa dịu tâm hồn thi nhân. Bởi lẽ điều ông cần không phải là hạnh phúc ở một kiếp nào khác mà phải là được tận hưởng hương sắc cuộc đời được hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại khi tuổi trẻ đang đến, tình yêu đang xuân sắc.

Thế nhưng, phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc sẽ thấy dù biết trước “tôi” sẽ không tồn tại vĩnh viễn để đón nhận thiên nhiên đất trời tươi đẹp nhưng Xuân Diệu không tiếc cho mình, tiếc cho tuổi trẻ mà điều ông tiếc nhất chính “cả đất trời”. Xuân Diệu dường như đang tiếc nuối vì không thể tận hưởng hết mọi hương sắc của cuộc đời. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, ta thấy những dòng thơ này, hệ thống từ ngữ, hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ “rộng” – “chật”, “xuân tuần hoàn” – “tuổi trẻ chẳng hai lần”, “còn” – “chẳng còn”. Điều đó đã góp phần làm nổi bật tâm trạng tiếc nuối trước thời gian, cuộc đời.

 

Trước dòng chảy ấy không chỉ Xuân Diệu cảm thấy hối tiếc mà mọi vật cũng mang màu sắc u buồn, đầy mất mát chia ly.

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”

Tháng năm – thời gian không được cảm nhận qua sự thay đổi biến thiên của vạn vật trôi qua kẽ lá mà được cảm nhận bằng khứu giác “mùi tháng năm”. Khi phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2, ta nghe có chút gì xao xuyến rưng rưng vừa uất ức nghẹn ngào vừa tiếc nuối hụt hẫng trong từ “rớm” ấy. Hóa ra thời gian không vô tình như ta vẫn thường nghĩ mà tháng năm dường như cũng đang tiếc nuối cho chính bản thân mình. Ý thơ ấy gợi ta liên tương đến cảm nhận của Đoàn Phú Tứ

“Màu thời gian không xanh

Màu thời gian tím ngát

Hương thời gian không nồng

Hương thời gian thanh thanh”

Cuộc chia ly báo trước không thể nào thoát khỏi. Không chỉ thời gian mà cả không gian cũng tràn ngập dự cảm chia lìa. Đó là không gian rộng lớn của cả sông núi. Cảnh vật tươi đẹp hiện tại rồi sẽ trở thành quá khứ. Mỗi phút mỗi giây đều trôi đi không níu lại được. Cuộc chia ly mỗi phút mỗi giây vẫn cứ diễn ra như thế. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc thấy rằng từ cảm nhận chung về cả không gian rộng lớn, Xuân Diệu bắt đầu vẽ ra cuộc chia ly của vạn vật một cách cụ thể hơn

“Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”

Vẫn là hình ảnh chim, gió nhưng không còn rộn ràng vui tươi của khúc ca yến anh hay của cành tơ phơ phất mà cũng hòa vào bản nhạc buồn chia ly của sông núi. Cơn gió không reo vui cùng cành lá, đem lời ca niềm vui lan tỏa đến mọi người mà cơn gió ấy chỉ “thì thào trong lá biếc” dường như đang hờn giận điều gì.

Đến tiếng chim không còn gảy khúc tình si mà bỗng dưng lặng im. Hót để mà chi khi cuối cùng vẫn phải nói lời ly biệt. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc phát hiện ra biện pháp nhân hóa đã được sử dụng tinh tế để góp phần tô đậm thêm nỗi buồn vạn vật trước thời khắc biệt ly sắp đến. Mỗi sự vật dường như đang tiễn biệt chính mình, không gian cất lên khúc hát tiễn biệt thời gian. Mọi thứ cứ thế chảy trôi theo quy luật vận hành tự nhiên của nó không sao cưỡng lại được.

Trước bài ca ly biệt của núi sông, thi nhân cũng cất lên một tiếng thở dài cùng đất trời đầy nuối tiếc.

“Chẳng bao giờ ôi! chẳng bao giờ nữa”

Câu thơ như một lời kêu đầy hốt hoảng và bất lực. Hốt hoảng bởi lẽ cuộc sống trần gian ngắn ngủi nhưng hương sắc cuộc đời lại mênh mông khi thi nhân vừa phát hiện một chốn bồng lai nơi hạ giới. Bất lực là bởi trước dòng chảy của thời gian con người lại không thể xoay vần con tạo cứ thế mà bị cuốn trôi đi không sao níu giữ.

Phép điệp “chẳng bao giờ” được lặp lại hai lần càng nhấn mạng thêm tâm trạng bàng hoàng tiếc nuối ấy. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, ta còn thấy thán từ “ôi” xuất hiện như một sự uất nghẹn giữa dòng thơ. Câu thơ vì thế mà càng trở nên da diết hơn. Tuy bàng hoàng hốt hoảng tiếc nuối nhưng Xuân Diệu không buông xuôi. Ông bất lực trước dòng chảy của thời gian nhưng không buông bỏ, ngồi im chờ đợi thời gian trôi. Xuân Diệu đã tìm ra một cách giải quyết.

“Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm”

Lời thơ như một  lời giục giã, thúc giục con người hãy đứng lên đừng buồn vì sự chia ly sẽ đến mà lãng quên đi thực tại. Thời gian chảy trôi nhưng hiện tại “mùa chưa ngả chiều hôm” cuộc sống vẫn đang tiếp diễn, cảnh sắc trần gian vẫn còn đó đầy tươi đẹp quyến rũ lòng người.

Vì vậy, buồn mà chi, thất vọng trước điều không thể thay đổi để làm gì. “Mau đi thôi”, mau cố gắng trân trọng lấy từng phút giây hiện tại để tận hưởng bữa tiệc tươi vui mà thiên nhiên mùa xuân đã bày sẵn trước mắt ta. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc cảm nhận được đây chính là một lẽ sống tích cực. Một thanh âm trong trẻo xóa tan đi khúc nhạc u buồn chia ly.

Bằng những nét phác họa thiên nhiên cùng với việc sử dụng từ ngữ khéo léo, Xuân Diệu đã vẽ ra một cuộc chia ly của núi sông. Giọng thơ như phân tách làm hai, nhà thơ đang tự nói với chính mình, giãi bày nỗi lòng mình mà dường như lời nói ấy cũng hướng ra ngoài.

Trên cái nền chia ly ấy, người ta dễ rơi vào những cảm xúc tiêu cực buồn bã, oán than, căm phẫn, bỏ mặc buông xuôi cuộc đời. Nhưng Xuân Diệu lại không bỏ mặc hay căm phẫn trước cuộc đời. Bởi ông hiểu đó là điều tất yếu của cuộc sống. Vì vậy, Xuân Diệu không oán than hờn trách nữa ông chấp nhận và cố gắng sống hết mình từng phút giây ngắn ngủi nhưng đầy hương sắc. Vì thế, vội vàng không phải là lối sống tiêu cực mà là một khát khao mãnh liệt sống trọn với cuộc đời. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2 người đọc sẽ thấy khát khao sống cháy bỏng của thi nhân

“Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dạt dào chưa từng có ở chố nước non lặng lẽ này.” – Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận xét về Xuân Diệu trong Thi nhân Việt Nam. Khi phân tích đoạn hai của bài thơ Vội vàng , ta nhận thấy đây là một minh chứng xác đáng cho lời nhận xét ấy. Vội vàng chính là nỗi ám ảnh thời gian và lòng ham yêu, khát sống đến cuống quýt của Xuân Diệu. Quan điểm sống mới mẻ và đầy tích cực mà thi sĩ đã gửi gắm trong tác phẩm của mình sẽ giúp người đọc thêm trân quý từng khoảnh khắc quý giá của thời gian, của tuổi trẻ

 
1 tháng 2 2016

a. Đoạn thơ trên trích từ văn bản Chị em thúy Kiều. Thuộc tác phẩm Truyện Kiều. Tác giả là Nguyễn Du 

b. Xác định thể thơ: Lục bát

c. Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

d. Một thành ngữ có trong đoạn thơ: nghiêng nước nghiêng thành

 Ai giúp mk bài này với ạ. Cảm ơn nhiều ạNgày 30/11, cộng đồng mạng xã hội facebook đang truyền đi thông điệp ủng hộ bệnh nhi ung thư bằng cách đăng tải ảnh hoa hướng dương góp phần ủng hộ 30.000 đồng cho các trẻ em ung thư.Hành động này của các cộng đồng mạng đã tạo ra một cách đồng hoa hướng dương online gửi đến các bệnh nhi ung thư với thông điệp: “Gửi đến các chiến...
Đọc tiếp

 

Ai giúp mk bài này với ạ. Cảm ơn nhiều ạ

Ngày 30/11, cộng đồng mạng xã hội facebook đang truyền đi thông điệp ủng hộ bệnh nhi ung thư bằng cách đăng tải ảnh hoa hướng dương góp phần ủng hộ 30.000 đồng cho các trẻ em ung thư.

Hành động này của các cộng đồng mạng đã tạo ra một cách đồng hoa hướng dương online gửi đến các bệnh nhi ung thư với thông điệp: “Gửi đến các chiến binh nhỏ”, “Lời chúc đến từ hoa hướng dương, chúc em các em luôn mạnh khỏe”…

Bạn Nguyễn Hiền gửi thông điệp tới các em bệnh nhi ung thư: “Các em ạ, đến với cuộc đời này đã là một điều hạnh phúc. Vì các em không bao giờ phải chiến đấu một mình, bố mẹ và mọi người mãi mãi sát cánh bên các em. Vì các em là những chiến binh dũng cảm nhất. Các em sẽ sớm khỏe mạnh để khoe sắc rực rỡ như những đóa hướng dương giữa cuộc đời này”.

Với gần 3.500 bông hoa được vẽ hưởng ứng chiến dịch, số tiền tương ứng thực hiện ước nguyện cho bệnh nhi ung thư là 100 triệu đồng ủng hộ từ công ty CP dược phầm Eco.

 

Câu 1: Xác định nội dung chính của văn bản?

Câu 2: Theo văn bản, vì sao “các em đến với cuộc đời này đã là một điều hạnh phúc”?

Câu 3: Anh chị rút ra được bài học gì qua thông điệp của bạn Nguyễn Hiền

Câu 4: Anh chị hãy viết đoạn văn ngắn (8-10) dòng nêu suy nghĩ về câu nói:”Hãy sống như hướng dương, luôn hướng về phía mặt trời”.

0
27 tháng 9 2016

Cũng như cánh diều và sợi dây nó được gắn chặt chẽ với nhau mãi mãi k thể tách ra được thì cha mẹ với con cái cũng vậy . nó là 1 thứ tình cảm thiêng liêng cao quý và bất diệt , k ai có thể chia cắt được ....Đấy là theo mk nghĩ vậy....!!!hahahehe

15 tháng 5 2021

Câu 1

Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em có rất nhiều suy nghĩ về ý nghĩa của sống hữu ích trong cuộc đời mỗi con người. Vậy sống hữu ích là gì? Đó là lối sống tích cực, luôn mang lại những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống. Người sống hữu ích sẽ được mọi người yêu mến và ngợi ca. Thực tế cho thấy có rất nhiều người có phong cách sống này. Tiêu biểu Nick Vujicik, dù là người khuyết tật, những tưởng anh sẽ chẳng thể sống có ích, đem lại nhiều điều cho cuộc sống. Nhưng không, anh đã cảm hóa được rất nhiều người có hoàn cảnh như anh. Hơn hết, anh còn khơi gợi lên những giá trị vô cùng tốt đẹp đến với thế giới này. Thật vậy, sống có ích không chỉ giúp tâm hồn bạn được rộng mở mà nó còn giúp bạn có cái nhìn thiện cảm với đời hơn. Chưa dừng lại ở đó, sống hữu ích còn là một trong những lối sống được mọi người ưa chuộng, làm theo. Tuy nhiên, cạnh bên những người sống có ích vẫn còn có những người sống chỉ biết nghĩ đến bản thân, không biết san sẻ hạnh phúc của mình cho người khác. Nhưng ta cũng không thể sống tốt đẹp với những kẻ bần tiện, vô lương tâm. Thật vậy, mỗi chúng ta hãy sống tốt, sống luôn tỏa hương thơm ngát cho đời. Đừng sống vị kỉ và xấu xa.

15 tháng 5 2021

Câu 2:

– Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Trong di sản văn học của Người, thơ ca là mảng sáng tác rất có giá trị, trong đó có thể kể đến tập thơ “Nhật kí trong tù”được sáng tác trong những ngày Người bị giam giữ ở các nhà lao thuộc tỉnh Quảng Tây. Chiều tối (Mộ -1942) là bài thơ được trích từ tập thơ này.

– Tố Hữu là nhà cách mạng, cũng là nhà thơ trữ tình chính trị tiêu biểu nhất của nền thơ ca cách mạng. Sự nghiệp cách mạng của Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp thơ ca của ông. Từ ấy (1938) là bài thơ hay được trích trong tập thơ cùng tên ghi lại thời khắc đặc biệt trong cuộc đời cách mạng và nghệ thuật của Tố Hữu khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng, tìm thấy con đường đi cho cuộc đời mình và thơ ca.

– Cả hai bài thơ đều hướng tới khắc họa vẻ đẹp trong tâm hồn và lí tưởng sống cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng.

bùn thế ?  Tui có 2 biệt danh đấy : 1. Moon    ,  2. Ly..............

.-.

17 tháng 3 2019

Lông cu li là 1 loại cây khi bú à nhầm uống vào rất tốt cho sức khỏe con người

em rất ko thích lông cu li vì tên nó là lông cu li

Em hi vọng lông cu li ko còn là lông cu li nữa