Bài đọc:

Sông đã phổng...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: trong bài thơ "nhớ rừng" xuất hiện bức tranh trữ tình thật đẹp. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận.Câu 2: Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,Với khi thét khúc trường ca dữ dộiTa bước chân...
Đọc tiếp

Câu 1: trong bài thơ "nhớ rừng" xuất hiện bức tranh trữ tình thật đẹp. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận.

Câu 2: Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi. "

Câu 3: cảm nhận về đoạn thơ sau (Quê hương-Tế Hanh):

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Mảnh thuyền to như mảnh hồn làng
Rướn thân trằng bao la thâu góp gió. "

Câu 4: Chỉ ra nét đặc sắc và nghệ thuật trong đoạn thơ (Quê hương-Tế Hanh):

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời , biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi non thân bạc trắng
Dân chài lưới làng da ngăm rám nắng
Khắp thân người nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mõi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

0
Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0
22 tháng 11 2018

Ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc. Còn duyên kẻ đón người đưa - Hết duyên di sớm về trưa, một mình. Ông đồ vẫn ngồi đấy mà không ai hay. Cái hiện thực ngoài đời là thế và chỉ có thế, nó là sự ế hàng. Nhưng ở thơ, cùng với cái hiện thực ấy còn là nỗi lòng tác giả nên giấy đỏ như nhạt đi và nghiên mực hóa sầu tủi. Hay nhất là cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Hiện thực trong thơ là hiện thực của nỗi lòng, nỗi lòng đang vui như những năm ông đồ “đắt khách” nào có thấy gió mưa. Gió thổi lá bay, lá vàng cuối mùa rơi trên mặt giấy, nó rơi và nằm tại đấy vì mặt giấy chưa được dùng đến, chẳng có nhu cầu gì phải nhặt cái lá ấy đi. Cái lá bất động trên cái chỗ không phải của nó cho thấy cả một dáng bó gối bất động của

Ông đồ ngồi nhìn mưa bụi bay. Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẻ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màn mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này với đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt, xót xa của sự biến thiên.

Có một khoảng thời gian trôi qua, khoảng trống của đoạn thơ trước khi vào bốn câu kết:

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ.
Hồn ở đâu bây giờ?

Hãy trở lại câu thơ đầu bài Mỗi năm hoa đào nở để thấy quy luật cũ không còn đúng nữa. Ông đồ đã kiên nhẫn vẫn ngồi đấy, nhưng năm nay ông không còn kiên nhẫn được nữa: Không thấy ông đồ xưa. Ông đã cố bám lấy xã hội hiện đại, lũ người hiện đại chúng ta đã nhìn thấy sự cố sức của ông, đã thấy ông chới với, nhưng chúng ta đã không làm gì, để đến bây giờ quay nhìn lại, mới biết ông đã bị buông, rơi tự bao giờ. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người, của một nghề, mà là bóng dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta. Đến bây giờ chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi. Chúng ta hỏi nhau hay tự hỏi mình? Hỏi hay khấn khứa tưởng niệm, hay ân hận sám hối. Hai câu thơ hàm súc nhất của bài, chúng ta đọc ở đấy số phận của ông đồ và nhất là đọc được thái độ, tình cảm của cả một lớp người đối với những gì thuộc về dân tộc. Về ngữ pháp câu thơ này rất lạ, nhưng không ai thấy cộm: Những người muôn năm cũ. Muôn năm, thật ra chỉ là vài ba năm, nhưng nói muôn năm mới đúng, thời ông đồ đã xa lắc rồi, đã lẫn vào với những bút, những nghiên rất xa trong lịch sử. Chữ muôn năm cũ của câu trên dội xuống chữ bây giờ của câu dưới càng gợi bâng khuâng luyến nhớ. Câu thơ không phải là nỗi đau nức nở, nó chỉ như một tiếng thở dài cảm thương, nuối tiếc không nguôi.

Dựa vao dàn ý sau, viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của minh (không chép mạng nha), ai làm hay mình cho 5 saoa) Mở bài- Cuộc đời mỗi người có rất nhiều cái để đáng nhớ- Trong đó, có ngày đầu tiên đi họcb) Thân bài*Trước ngày đi học- Bố mẹ chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập- Tôi ngắm nghía, nâng niu, thích thú va hình dung mình sẽ dùng nó như thế...
Đọc tiếp

Dựa vao dàn ý sau, viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của minh (không chép mạng nha), ai làm hay mình cho 5 sao
a) Mở bài
- Cuộc đời mỗi người có rất nhiều cái để đáng nhớ
- Trong đó, có ngày đầu tiên đi học
b) Thân bài
*Trước ngày đi học
- Bố mẹ chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập
- Tôi ngắm nghía, nâng niu, thích thú va hình dung mình sẽ dùng nó như thế nào?
- Mẹ chuẩn bị quần áo,trang phục: quần âu, áo trắng, mũ lưỡi trai, dép quai hậu
- Bố mẹ chuẩn bị tư tưởng cho tôi: động viên tôi đừng sợ,...
- Tôi yên tâm đi ngủ
* Trên đường đi học
- Tôi háo hức dục bố mẹ đến trường
- Trên đường đi: bầu trời trong sáng, gió mát rượi, người đi đường đông vui, tấp nập
- Cảnh 2 bên đường: cây cối xanh um, nhà cửa san sát
-> Thấy dễ chịu, khoai khoái
- Gần đến trường: cảm giác hồi hộp và hơi sợ ôm chặt lấy mẹ
* Khi đến trường
- Miêu tả cổng trường, người lớn, trẻ em,...
- Vào sân trường: bám chặt tay mẹ, ngơ ngác nhìn lớp học, sân khấu, chuẩn bị lễ khai giảng, lá cờ, nhìn cô giáo và các bạn
-> Nêu 1 kỉ niệm
- Xếp hàng theo lớp: òa khóc, cô giáo dỗ dành
- Tham gia buổi lễ khai giảng: không nhớ mọi người đã làm gì,rõi mắt tìm mẹ, cố nín khóc
*Khi vào lớp
- Cô giáo dẫn vào lớp: miêu tả khung cảnh lớp học
-> Lạ lẫm nên lo lắng e ngại
-> Nêu 1 kỉ niệm
- Cô giáo dặn dò: gọi bố mẹ đến đón
- Tâm trạng khi ra về: vừa buồn, vừa vui, vừa muốn đi học, vừa muốn về nhà
c) Kết bài
Ngày đầu tiên đi học trở thành kỉ niệm đẹp, không bao giờ quện

1
2 tháng 9 2021

Mới có 6 giờ sáng mà tôi đã chuẩn bị cho buổi đi học đầu tiên của mình đâu ra đó. Tôi vốn là một đứa trẻ có tính tự lập ngay từ lớp “Chồi” lớp “Lá”. Không giấu gì các bạn, bố tôi mất sớm khi tôi mới tròn một tuổi. Ba năm sau, ông bà nội “bắt” mẹ tôi phải đi bước nữa. Và từ đó, tôi về ở với ông bà nội và cô út. Cô út lúc đó đang học lớp 12. Ông bà nội và cô út rất thương tôi, nhưng vì hoàn cảnh, ông bà nội thì đã già, cô út lại đi học suốt sáng chiều, nên mọi sinh hoạt của bản thân, tôi thường tự làm lấy, dần dần thành thói quen.

Năm tôi vào lớp 1 thì cô út cũng ước vào Đại học năm thứ hai. Nhà chỉ còn ông bà nội và tôi. Sáng đó, ông bà nội có ý định đưa tôi đến lớp. Nhưng tôi nói với ông bà nội rằng. “Cháu đi đến trường một mình được, nội cứ ở nhà”. Từ nhà đến trường chỉ gần một cây số. Sau khi chào ông bà nội, tôi khoác chiếc cặp sách mới mà cô út đã mua cho tôi hồi hè vừa rồi. Vừa mới ra khỏi ngõ thì gặp một chiếc Honda chở tới. Tôi không ngờ là bố dượng tôi. Bố dừng xe lại, bế tôi lên xe và nói: “Bố đi từ lúc 5 giờ kia, nhưng chờ phà lâu quá nên giờ mới tới.

Con đừng buồn bố mẹ nhé! Bố dẫn tôi đến trường, rồi dẫn tôi vào lớp. Bố trao đổi với cô giáo chuyện gì đó khá lâu, rồi quay lại nói với tôi: “Con ở lại với cô giáo và các bạn, bố phải trở lại cơ quan. Trưa, con về một mình nhé! Thứ bảy này, bố sẽ đưa mẹ và em sang thăm ông bà và con!” Nói xong, bố chào tạm biệt cô giáo, rồi lên xe trở về. Tôi nhìn theo bố dượng cho đến lúc chiếc xe khuất hẳn sau dãy xà cừ ven đường mới quay về chỗ ngồi của mình ở cuối lớp học. Ngày đầu tiên vào lớp Một của tôi như thế đó, các bạn ạ!

Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm... Bầm ơi có rét không bầm! Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu! Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe! Câu 1: Xác...
Đọc tiếp

Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm...
Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

Câu 1: Xác định PTBĐ chính của đoạn thơ

Câu 2: Chỉ ra nét đặc sắc trong cách sử dụng từ ngữ:

Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

Câu 3: Xác định kiểu câu và nêu tác dụng:

Bầm ơi có rét không bầm!

Câu 4: Cảm nhận của em về hình ảnh "bầm" (người mẹ) trong đoạn thơ trên.

2
14 tháng 3 2020

1, Biểu cảm

2,

Nét đặc trưng trong cách sử dụng từ ngữ là:

- dùng những từ địa phương: bầm, chớ, nghe. Tác dụng: thể hiện được sắc thái của những người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- dùng những từ sánh đôi: bao nhiêu- bấy nhiêu.

3,

Câu cảm thán: Bầm ơi có rét không bầm!

Tác dụng: bộc lộ cảm xúc thương xót của người lính xa nhà với những nỗi nhọc nhằn, vất vả của người mẹ ở nhà; từ đó bộc lộ được tình yêu thương của người lính xa nhà dành cho mẹ.

4,

Hình ảnh người mẹ trong bài thơ "Bầm ơi" của nhà thơ Tố Hữu đã hiện lên vô cùng chân thực và gây xúc động cho người đọc. Thật vậy, người mẹ trong bài thơ chính là đại diện của tất cả những bà mẹ VN anh hùng có những phẩm chất quý báu hy sinh cho đất nước, non sông. Đầu tiên, những người mẹ VN anh hùng là những người giàu đức hy sinh. Bên cạnh những người lính ra trận trực tiếp bảo vệ tổ quốc, những người mẹ ở nhà chính là những người giàu đức hy sinh, thầm lặng làm chỗ dựa tinh thần cho những người con. Những người con ra đi và hy sinh đều là những nỗi mất mát vô cùng lớn cho những người mẹ ở nhà ngóng chờ con trong nỗi vô vọng tột cùng. Thứ hai, những người mẹ VN anh hùng là những người phụ nữ chịu thương chịu khó, 1 nắng hai sương. Họ chăm chỉ với công việc đồng áng, họ gánh vác công việc của những người đàn ông trong nhà. Những sự vất vả in hằn lên đôi vai, đôi mắt đượm buồn của những người mẹ, người phụ nữ ở quê chờ đợi người con của mình trở về. Tóm lại, những người mẹ VN anh hùng chính là những người phụ nữ giàu đức hy sinh và là chỗ dựa cho Cách mạng, cho những người lính, cho chiến thắng của dân tộc VN vĩ đại.

14 tháng 3 2020

Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm

Câu 2 :

Sử dụng từ ngữ địa phương : " Bầm "

Giải nghĩa từ " Bầm " : " Mẹ"

Câu 3:

Kiểu câu nghi vấn

- Tác dụng : Nói lên tình yêu thương của đứa con với bầm " Mẹ " , thể hiện nỗi xót đau lòng của người con đối với mẹ , người con tự hỏi mẹ có lạnh không trong sự giá lạnh của mùa đông.

Câu 4 :

“Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!“. Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi đâu về đâu , dù thành công hay thất bại thì mẹ vẫn luôn bên ta, che chở, bảo vệ, động viên ta vững bước trên đường đời. Từ tận đáy lòng tôi luôn mong ước được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Thương mẹ, con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân , góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình.

Suy nghĩ về câu chuyện trênMột buổi chiều muộn, khi những ánh hoàng hôn cuối cùng vừa tắt, trên bờ biển vắng, một cô gái trẻ một mình dạo bước trên cát với đôi bàn chân không. Cô dừng bước, quay nhìn đằng sau với ý muốn xem lại những dấu chân mình đã để lại trên cát. Nhưng không có gì, sóng đã xóa sạch. Cô định đi tiếp, song vừa quay lại cô đã phải giật mình hoảng hốt vì...
Đọc tiếp

Suy nghĩ về câu chuyện trên

Một buổi chiều muộn, khi những ánh hoàng hôn cuối cùng vừa tắt, trên bờ biển vắng, một cô gái trẻ một mình dạo bước trên cát với đôi bàn chân không. Cô dừng bước, quay nhìn đằng sau với ý muốn xem lại những dấu chân mình đã để lại trên cát. Nhưng không có gì, sóng đã xóa sạch. Cô định đi tiếp, song vừa quay lại cô đã phải giật mình hoảng hốt vì hình ảnh trước mặt: bên một đống lửa đang cháy, một bà già ngồi cuộn mình trong chiếc mền, chậm rãi lật từng trang một cuốn sách.

Cô gái cố trấn tĩnh, tiến lại gần bà lão và hỏi: "Bà từ đâu tới? Chỉ mới đây thôi, cháu không hề thấy bà? Bà làm cách nào mà đã nhóm được đống lửa này một cách nhanh chóng như vậy?". Với giọng nói chậm rãi và rõ ràng, bà lão đáp, không nhằm vào câu hỏi của cô gái: "Hãy ngồi xuống đây với ta, con gái. Ta có cái này cho con xem".

Cô gái ngồi xuống bên đống lửa, đón nhận cuốn sách từ tay bà lão thần bí. Cô tò mò lật giở cuốn sách và vô cùng sửng sốt khi đọc thấy những dòng chữ viết về cuộc đời mình, về tất cả những gì diễn ra với cô từ khi mới sinh ra cho đến lúc này. Cô đã đọc hết trang sách viết về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa mình và bà lão bên đống lửa trên bãi biển vắng này. Lật sang trang tiếp theo, nhưng nó là trang giấy trắng. Cô vội vã tìm kiếm ở những trang còn lại, nhưng cũng không có một chữ nào, chúng hoàn toàn là những trang giấy trắng. Vô cùng hoang mang, với ánh mắt cầu cứu, cô nhìn bà lão:

- Điều này có nghĩa là cuộc đời cháu sẽ kết thúc tại đây, ngay lúc này?

- Không, con gái. Nó có nghĩa là từ đêm nay, cuộc sống của con mới bắt đầu.

Trong chốc lát, bà lão cầm lại cuốn sách, bắt đầu xé từng trang, từ trang đầu tiên với những dòng chữ về cuộc đời cô gái từ khi mới được sinh ra, đưa chúng về phía ngọn lửa, để cho lửa liếm cho đến lúc thành than. Bà lão đốt cho đến hết những trang giấy có chữ mà cô đã đọc. Xong xuôi, bà đưa cho cô gái phần còn lại của cuốn sách, toàn bộ là những trang giấy trắng:

- Con xem, sóng đã xóa hết dấu chân của con trên cát. Quá khứ của con không bao giờ trở lại, không bao giờ. Chỉ có hiện tại mới là thực tế. Mỗi khoảnh khắc hiện tại đều là một sự bắt đầu của cuộc đời con và chính là cuộc sống mà con cần nắm giữ. Không có sự trở lại lần thứ hai, mỗi giây phút hiện tại. Quan trọng hơn tất cả, mỗi ngày mới đều mang đến cho con một cơ hội để yêu, để sống và cơ hội đó không bao giờ trở lại lần thứ hai. Tương lai của con, con được tự do lựa chọn theo ước mơ của chính con. Và trên những trang giấy còn trắng này, chính con là người viết tiếp những dòng chữ về cuộc đời mình.

Rồi, cũng đột ngột như khi xuất hiện, bà lão cùng đống lửa biến mất trong bóng đêm...


Cuộc đời của bạn và của tôi cũng giống như cô gái trẻ nọ và tất cả mọi người - quá khứ là những gì chúng ta đã viết trên cát, sóng sẽ xóa đi tất cả; tương lai là những gì chính ta sẽ viết trên những trang giấy trắng, từ hôm nay, ngay giờ phút hiện tại này. Viết gì đây, cho cuộc đời của chính mình…

1
6 tháng 11 2016

Đúng vậy cuộc đời này là của chúng ta. Chúng ta có nghĩa vụ phải viết tiếp các trang giấy tương lai, chứ ko phải là an phận và nghĩ rằng: "Số phận chúng ta là do Chúa sắp đặt!!!"Tôi đã từng đánh mất niềm tin vào cuộc sống này, vào bạn bè, vào tương lai, vào cả bố mẹ tôi nữa. Và khi đó tôi đã không biết mình phải làm gì để tiếp tục cuộc sống này, và tôi đã nghĩ đến cái chết để giải thoát. Nhưng tôi đã may mắn vì đã gặp một người. Người ấy đã đưa tôi về với bố mẹ, về với cuộc sống. Người ấy đã nói với tôi rằng: “Quá khứ chỉ là kỷ niệm, tương lai là những gì xa mờ ngoài tầm tay và hiện tại chính là món quà của cuộc sống nên người ta gọi nó là tặng phẩm”. Vì thế bạn cũng hãy luôn tự tin và luôn yêu đời nhé hỡi tất cả những người bạn mến thương. Hãy tự viết nên tương lai của mình.Món quà kỳ diệu của cuộc sống đó chính là những phút giây hiện tại. Hãy sống cho thật xứng đáng, hãy viết lên những trang giấy của mình những điều thật đẹp… để không bao giờ phải hối tiếc. Khi nào cảm thấy không ổn, bạn cũng nên nhìn về quá khứ một chút để rút kinh nghiệm và sẽ không bao giờ lặp lại những sai lầm trong quá khứ nưa. Còn khi nào cảm thấy lo lắng, bạn hãy hoạch định cho tương lai của mình và từ từ thực hiện với những phút giây hiện tại.Có thể nào xóa đươc quá khứ khi mà vêt thương do nó để lại vẩn còn hằn trong trái tim và da thit mình. Làm sao khi ta nhìn vào vêt thương đau đớn kia lại không nghĩ vế quá khư? Bạn có cách nào để cuộc sống này giống câu chuyện cổ tích kia không? hay vẩn chỉ la câu chuyện như bao câu chuyện khác? hảy tin tôi. Cuộc sôngsngàn lần không đơn giản!Quá khứ là để ta hồi tưởng, hiện tại là để cho ta sống, tương lai là để cho ta hướng tới. "CHÂN LÝ CHÍNH LÀ CUỘC SỐNG"

 
 
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong công cuộc xâydựng hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kì quặc mà không hề biết. Hãy hình dungcách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnhcon cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ô tô, ảnh hai...
Đọc tiếp

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong công cuộc xây
dựng hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kì quặc mà không hề biết. Hãy hình dung
cách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh
con cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ô tô, ảnh hai bàn chân
mình, ảnh mình trong buồng tắm, lên bàn – chắc hẳn người đó sẽ nhận được những ánh
mắt ái ngại, Trên facebook, ái kỉ không những được khuyến khích, nó là mục tiêu chính.”
(Trích “Bức xúc không làm ta vô can” – Phạm Hoàng Giang)

(Chú thích: ái kỉ - yêu bản thân mình một cách thái quá)
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. Em hiểu như thế nào về ý kiến: “Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của
chính mình trong công cuộc xây dựng hình ảnh cá nhân” của tác giả?
Câu 3. Hãy chỉ ra một vài dẫn chứng về sự khoe khoang kì quặc mà em nhận thấy trên
mạng xã hội hoặc trong đời sống.
Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 01 trang giấy bày tỏ suy nghĩ của em về tác hại của
mạng xã hội đối với giới trẻ trong cuộc sống hiện nay. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu
hỏi tu từ (gạch chân).

1
25 tháng 3 2020

1. Nghị luận

2. Mỗi người tự quản lí, chỉnh sửa, phô diễn hình ảnh cá nhân của bản thân mình.

3. - Khoe người yêu

- Khoe xe sang, nhà sịn

- Khoe ảnh tình tứ.