K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2020

1, Biểu cảm

2,

Nét đặc trưng trong cách sử dụng từ ngữ là:

- dùng những từ địa phương: bầm, chớ, nghe. Tác dụng: thể hiện được sắc thái của những người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- dùng những từ sánh đôi: bao nhiêu- bấy nhiêu.

3,

Câu cảm thán: Bầm ơi có rét không bầm!

Tác dụng: bộc lộ cảm xúc thương xót của người lính xa nhà với những nỗi nhọc nhằn, vất vả của người mẹ ở nhà; từ đó bộc lộ được tình yêu thương của người lính xa nhà dành cho mẹ.

4,

Hình ảnh người mẹ trong bài thơ "Bầm ơi" của nhà thơ Tố Hữu đã hiện lên vô cùng chân thực và gây xúc động cho người đọc. Thật vậy, người mẹ trong bài thơ chính là đại diện của tất cả những bà mẹ VN anh hùng có những phẩm chất quý báu hy sinh cho đất nước, non sông. Đầu tiên, những người mẹ VN anh hùng là những người giàu đức hy sinh. Bên cạnh những người lính ra trận trực tiếp bảo vệ tổ quốc, những người mẹ ở nhà chính là những người giàu đức hy sinh, thầm lặng làm chỗ dựa tinh thần cho những người con. Những người con ra đi và hy sinh đều là những nỗi mất mát vô cùng lớn cho những người mẹ ở nhà ngóng chờ con trong nỗi vô vọng tột cùng. Thứ hai, những người mẹ VN anh hùng là những người phụ nữ chịu thương chịu khó, 1 nắng hai sương. Họ chăm chỉ với công việc đồng áng, họ gánh vác công việc của những người đàn ông trong nhà. Những sự vất vả in hằn lên đôi vai, đôi mắt đượm buồn của những người mẹ, người phụ nữ ở quê chờ đợi người con của mình trở về. Tóm lại, những người mẹ VN anh hùng chính là những người phụ nữ giàu đức hy sinh và là chỗ dựa cho Cách mạng, cho những người lính, cho chiến thắng của dân tộc VN vĩ đại.

14 tháng 3 2020

Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm

Câu 2 :

Sử dụng từ ngữ địa phương : " Bầm "

Giải nghĩa từ " Bầm " : " Mẹ"

Câu 3:

Kiểu câu nghi vấn

- Tác dụng : Nói lên tình yêu thương của đứa con với bầm " Mẹ " , thể hiện nỗi xót đau lòng của người con đối với mẹ , người con tự hỏi mẹ có lạnh không trong sự giá lạnh của mùa đông.

Câu 4 :

“Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!“. Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi đâu về đâu , dù thành công hay thất bại thì mẹ vẫn luôn bên ta, che chở, bảo vệ, động viên ta vững bước trên đường đời. Từ tận đáy lòng tôi luôn mong ước được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Thương mẹ, con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân , góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình.

18 tháng 4 2018

từ ngữ xưng hô: mẹ, u, con,bầm,mế

từ ngữ địa phương: bầm, mế, u

24 tháng 11 2019

Bầm gan tím ruột: Căm hận hết độ
Đặt câu: Tôi bậm gan tím ruột vì ông lắm rồi đấy!

12 tháng 11 2021

Tôi bầm gan tím ruột vì ông lắm rồi đấy!

6 tháng 10 2016
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.​

Đơn giản là vì lời thơ mộc mạc, chân chất, gần gũi thân thương.
Nhưng cái điều tôi muốn bình ở đây chính là: khi viết về quê hương Việt Nam, con người Việt Nam, tác giả nào cũng phải viết như thế, bởi tâm hồn người Việt mình vốn dĩ như thế: hiền lành, thật thà, nhân nghĩa, thủy chung...

6 tháng 10 2016

Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta nièm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi.

Câu 1: trong bài thơ "nhớ rừng" xuất hiện bức tranh trữ tình thật đẹp. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận.Câu 2: Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,Với khi thét khúc trường ca dữ dộiTa bước chân...
Đọc tiếp

Câu 1: trong bài thơ "nhớ rừng" xuất hiện bức tranh trữ tình thật đẹp. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận.

Câu 2: Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi. "

Câu 3: cảm nhận về đoạn thơ sau (Quê hương-Tế Hanh):

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Mảnh thuyền to như mảnh hồn làng
Rướn thân trằng bao la thâu góp gió. "

Câu 4: Chỉ ra nét đặc sắc và nghệ thuật trong đoạn thơ (Quê hương-Tế Hanh):

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời , biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi non thân bạc trắng
Dân chài lưới làng da ngăm rám nắng
Khắp thân người nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mõi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

0
5 tháng 3 2018

Gợi ý:

* Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm .
_ Từ so sánh : chưa bằng .
_ Kiểu so sánh : không ngang bằng .
· Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bấm sáu mươi .
_ Từ so sánh : chưa bằng .
_ Kiểu so sánh : Không ngang bằng .
=> Tác dụng: Việc so sánh không ngang bằng đã làm lộ rõ tình yêu thương của anh chiến sĩ với người mẹ kính yêu. Dù có đi xa mãi, đến chân trời góc bể thì anh vẫn luôn nhớ tới người mẹ kính yêu với nỗi lòng tái tê, với sự khó nhọc của tuổi sáu mươi...

6 tháng 3 2018

cảm ơn bạn nhiều <3 <3 <3