K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 1 2017

1. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

1/.Sự khác nhau :
Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng); còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông). Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân (ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm). Thành ngữ lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn "Chân cứng đá mềm". Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói (ví dụ: Tôi chúc anh đi "chân cứng đá mềm")...
Một điểm đáng chú ý nữa là, tục ngữ thường dùng độc lập, vì nó là một câu và diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn, người ta thường nhắc nhau: "Lờì nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ, nên người ta thường dùng xen trong câu nói. Chẳng hạn: "Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo".
2/.Sự giống nhau

Cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân.

2. Phân biệt tục ngữ với ca dao

* Giống :
Ca dao tục ngữ đều là những câu nói do người đời lưu truyền lại ,tán tụng trong nhân gian .Là bài học,lời dạy ,kinh nghiệm sống ,kinh nghiệm tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên thời tiết khí hậu mùa màng
* Khác :
Ca dao thì có vần có điệu ,rườm rà hơn ,trữ tình hơn
Tục ngữ thì không nhất thiết phải có vần có điệu mà tục ngữ ngắn gọn , xúc tích và không có tính rườm rà hay mang tính chất kể nể như ca dao .

31 tháng 1 2017

1: Phân biệt tục ngữ với thành ngữ


1. Về nội dung: Tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một sự phê phán, một kinh nghiệm, một tâm lí, một phong tục tập quán, một chân lí phổ biến. Tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm nhằm giáo dục khuyên răn, hướng dẫn con người trong quan hệ tự nhiên, xã hội và tư duy, là hiện tượng rõ nét về ý thức xã hội.
Do nội dung mà không ít tục ngữ sâu sắc, có lúc mang tính triết lí, phải trải kinh nghiệm sống, hiểu biết thưc tiễn hoặc phải nghiên cứu chu đáo mới hiểu hết nội dung của nó.
Thành ngữ, riêng nó, không diẽn đạt một ý trọn vẹn mặc dù các khía cạnh của nó có những sắc thái phong phú trong kết hợp với các ý khác. Do nội dung mà thành ngữ nói chung dễ hiểu.

2. Về hình thức: Tục ngữ thường là câu nói ngắn gọn, có vần hoặc không có vần, có nhịp điệu hoặc không có nhịp điệu( Cũng có câu tục ngữ được đúc kết dưới hình lục bát làm cho ta lẫn lộn tục ngữ với ca dao) Nói chung tục ngữ không cần văn vẻ

3. Về ngữ pháp: Tục ngữ là một câu, một mệnh đề hoàn chỉnh. Ta nói: một câu tục ngữ là vì vậy. Thành ngữ là hiện tượng, hình thức phát triển của từ ngữ, là từ ghép, từ láy, là cụm cấu tạo thành lời nói hay, văn vẻ màu mè... Thành ngữ là một hiện tượng ngữ ngôn. Ta nói thành ngữ ( chứ không bao giờ nói “ câu thành ngữ”- như có nhà nghiên cứu đã nhầm). Điều này phân biệt tục ngữ và thành ngữ về mặt ngữ pháp.
7 tháng 1 2018

1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

- Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài. Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.

- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,...

- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.

2.Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- Nghĩa của câu: khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.

- Là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Trời ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.

- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

7 tháng 1 2018

3.Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

4.Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.

- Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ.

- Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.

5.Tấc đất tấc vàng

- Đất được coi quý ngang vàng.

- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).

- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.

- Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).

27 tháng 2 2020

-Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

-Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn

-Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật

-Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

-Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân

Nội Dung

Câu: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

-Dự báo thời tiết qua việc quan sát sao vào ban đêm

=>Cần chủ động công việc để tránh rủi ro

27 tháng 2 2020

chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì dâm

ráng mỡ gà có nhà thì giữ

đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối

6 tháng 1 2017

*Thấy dừa thì nhớ Bến Tre
Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười

*Bao giờ hết cỏ Tháp Mười
Nước Nam mới hết những người đánh Tây!

Chúc bạn học tốt!

*Bước cẳng xuống tàu, tàu khua rổn rổn
Tàu Nhựt Bổn lấy nước Châu Thành
Anh với em phải nói cho rành
Để anh lên xuống nhọc nhằn thân anh.

*Ai sang về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn

**Cần Thơ là tỉnh Cao Lãnh là quê
Anh đi lục tỉnh bốn bề,
Mải lo buôn bán không về thăm em

*Đèn nào cao bằng đèn Thủ Ngữ
Gió nào dữ bằng gió Ðồng Nai
Trai nào khôn bằng trai Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Ba Tri

*Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Tân Châu
Anh thương em chẳng ngại sang giàu
Mứt hồng đôi lượng, trà Tàu đôi cân

*Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm

*Chiếc tàu xanh đề chữ đỏ
Chiếc tàu nhỏ đề chữ Châu Thành
Gặp mặt anh đây mần lẻ không đành
Sợi chỉ tơ thắt ruột, sợi chỉ mành thắt gan.

*Đất Châu Thành anh ở
Xứ Cần Thơ nọ em về
Bấy lâu sông cận biển kề
Phân tay mai trúc dầm dề hột châu

*Hò ơ Dõi dõi theo anh
Về nơi Châu thành
Coi nam thanh nữ tú
Ở chi đất này... (ờ)
Hò ơ... ở chi đất này vượn hú chim kêu

*Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc
Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân
Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần
Thương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run

6 tháng 1 2017

tục ngữ đâu bn sao mk thấy ca dao ko hà!!!???

26 tháng 1 2017

1. Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây.


2. Sông Tô một dải lượn vòng
ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh
Sông Hồng một khúc uốn quanh
Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài.


3. Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.


4. Sông Tô nước chảy quanh co
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya...


5. Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.


6. Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này


7. Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa màn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.


8. Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Kẻ Bưởi với anh thì về
Làng anh có ruộng tứ bề
Có hồ tắm mát, có nghề quay tơ...

Hỡi cô mà thắt bao xanh
Có về Kim Lũ với anh thì về
Kim Lũ có hai cây đề
Cây cao bóng mát gần kề đôi ta.

Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Kẻ Vẽ với anh tìm về
Kẻ Vẽ có thói có lề
Kẻ Vẽ lại có nhiều nghề đâu hơn.

Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Phú Diễn với anh thì về
Phú Diễn có cây bồ đề
Có sông tắm mát, có nghề ăn chơi...

9. Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

Ai về Đào Xá vui thay
Xóm Bắc có chợ, xóm Tây có chùa
Xóm Đông có miếu thò vua
Xóm Nam có bến đò đưa dập dìu...


10. Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu
Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng


11. Lạy trời cho cả gió lên
Cho cờ vua Bình Định bay trên kinh thành

Nhong nhong ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn

Đống Đa ghi để lại đây
Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am.

Long thành bao quản nắng mưa
Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây...

Trời cao biển rộng đất dày
Núi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi.


12. Hỏi người xách nước tưới hoa
Có cho ai được vào ra chốn này
Và ướm lời hò hẹn:
Hỡi cô đội nón ba tầm
Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang
Phiên rằm cho chính Yên Quang
Yêu hoa, anh đợi hoa nàng mới mua...


13. Ông quan ở huyện Thanh Trì
Miếng mỡ thì lấy, miệng bì thì chê.


14. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An


15. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Chẳng thanh lịch cũng là người Thủ đô.


16. Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh.
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen.
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho.


17. Hà Nội là trái tim ta
Trái tim đất nước, gần xa giữ gìn.
Mày mà đụng đến trái tim,
Sóng căm thù sẽ nhận chìm mày ngay.
Đã chôn hăm mốt máy bay
Vẫn còn sẵn hố đợi mày ở đây.


18. Hà Thành là chốn kinh đô
Vừa đông, vừa đẹp lại vừa rộng thay!
Cửa nhà san sát đó đây
Gác trên gác dưới bên ngoài, bên trọng
Ai ơi đứng lại mà trông
Nguy nga tráng lệ non bồng nào hơn!
Dập dìu xe ngựa bon bon
Ban đêm đèn điện sáng hơn ban ngày.
Này đây hàng Trống, Hàng Bài
Đi thêm mấy bước rẽ ngay Hàng Hòm
Hai bên chồng chất tráp son
Hàng Gai chỉ bước đường con rõ ràng
Hàng Đào rồi đến Hàng Ngang
Tập trung khách trú bán hàng vui thay
Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Mây
Hàng Bút, Thuốc Bắc, tạt ngay Hàng Bồ
Hiệu ta, hiệu Khách đổ xô
Bán đèn, bán lọ những đồ rất sang
Cầu Gỗ trông ra rõ ràng
Đi thêm mấy bước thì sang Hàng Bè
Dần dần tới chợ Hàng Tre
Ngổn ngang nhộn nhịp thuyền bè dưới sông.


19. Hà Thành là chốn kinh đô
Đứng ở Hàng Mắm mà trông
Kìa Ô Quan Chưởng, Cầu Đông đó mà
Hàng Đường, Hàng Đậu đâu xa
Hàng Nâu rẽ lại thì là Đồng Xuân
Hàng Than, Hàng Cót rảo chân
Đến phố Hàng Lọng là gần nhà ga
Trở lại đến phố Hàng Lờ
Rẽ tay phải phố Hỏa Lò chẳng sai
Nhằm dốc Cây Thị ta xuôi
Chiều tà, Chợ Đuổi thì người mới đông
Bán mua vội vã cho xong
Nhá nhem thời tối chợ không kéo dài
Phố ta tạm kể thế thôi
Phố Tây thì phải dạo chơi: Tràng Tiền
Thái Hà, Trường Bưởi, Trung Hiền
Có tầu điện chạy liên miên cả ngày
Tiền đi thì thực rẻ thay
Hai xu cái vé lên ngay tha hồ
Lại còn cả bến ô tô
Chở khách, chở đồ tùy ý người thuê.
Bờ hồ cảnh ấy vui ghê.


20. Hà Thành là chốn kinh đô
Ngọc Sơn, Tháp Bút, vua Lê tượng đồng
Đua nhau ngàn tía muôn hồng
Một màu nước biếc soi lồng bóng cây
Đêm nào cũng có tích hay
Kìa nhà chớp bóng, ta nay rẽ vào
Lòng em nghĩ ngợi ra sao?
Sán Nhiên, Quảng Lạc ồn ào cả đêm
Cải Lương Hý viện kề bên
Ngọt ngào tiếng hát cũng nên mất tiền
Những khi vui thú giải phiền
Dạo chơi Bách thú, quanh miền Hồ Tây
Mặt hồ hây hẩy heo may
Trong trong gió mát dễ say lòng người
Hà thành đẹp lắm ai ơi!


21. Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng có gì ngon hơn?


22. Mễ Trì thơm gạo tám xoan
Dự hương, dé cánh thóc vàng như tơ.


23. Đi đâu mà chẳng biết ta
Ta ở kẻ Láng vốn nghề trồng rau
Rau thơm, rau húng, rau mùi
Thì

26 tháng 1 2017
1.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng

2 .
Ai về Hà nội ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui
Đường về xứ Lạng mù xa..
Có về Hà nội với ta thì về
Đừng thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang

3 .
Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh.
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen.
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho

4.
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ là đây

5.
Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.

6.
Con sông chạy tuột về Hà
Nhớ ai Hà Nội trông mà ngùi thương
Nhớ người cố quận tha hương
Nhớ ai thì nhớ nhưng đường thời xa.

7.
Đường về xứ Lạng mù xa
Có về Hà Nội với ta thì về
Đường thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang

8.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa màn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

9.
Trên trời có một ông sao
Chỗ quang chẳng mọc mọc vào đám mây
Nước Hồ Tây biết bao giờ cạn
Nhị vườn đào biết vạn nào hoa
Đưa nhau một quãng đường xa
Hỏi thăm anh Tú có nhà Cửa Nam

10.
Ai về thăm huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Ngàn năm dấu vết chiến trường còn đây.
10 tháng 3 2017

những câu tục ngữ cos thể coi là loại văn nghị luận đặc biệt vì nó nhằm khái quát một quan điểm , bài học , kinh nghiêm bẵng những từ ngữ ngắn gọn , súc tích.

24 tháng 12 2017

Chắc bạn hiểu ý nghĩa của 2 câu phải không. Đây là cách nhìn của mình: 
Câu thứ nhất: "Không thầy đố mày làm nên" 

+Người thầy: ở đây không chỉ riêng giáo viên trong trường mà ám chỉ cho tất những người đã cho ta những bài học và kiến thức. Như: ông, bà, cha, mẹ thậm chí là cả bạn bè nữa. 
+Làm nên: nghĩa là sự thành công, thành đạt. 

Câu thứ hai: "Học thầy không bằng học bạn" 

+Người thầy: ở đây ảm chỉ duy nhất là giáo viên. 
+Bạn: ở đây không giới hạn ở bạn đồng trang lứa. Bạn ở đây chính là những người mà giữa ta và họ có nhiều tình cảm VD: cha, mẹ, ông hàng xóm thậm chí là giáo viên. 

=>Từ định nghĩa thầy của "câu" 1 và "bạn" của câu 2 bạn sẽ thấy chúng ko hề mâu thuẫn. 

=>Chúng đang bổ sung cho nhau đấy: Muốn thành công thì cần có người dẫn dắt, cần có người dạy cho ta những kiến thức cần thiết. Nhưng sẽ tốt hơn (tiến trình sẽ nhanh hơn) nếu người dạy ta cũng là người mà ta yêu mến và kính trọng.