Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Người là vàng , của là ngãi
- Người sống hơn đống vàng
CHÚC BN HC GIỎI ( NHỚ K CHO MK NHÉ )
1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
- Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài. Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.
- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,...
- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.
2.Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Nghĩa của câu: khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.
- Là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Trời ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.
- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.
3.Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.
- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.
4.Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.
- Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ.
- Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.
5.Tấc đất tấc vàng
- Đất được coi quý ngang vàng.
- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).
- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.
- Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).
*Thấy dừa thì nhớ Bến Tre
Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười
*Bao giờ hết cỏ Tháp Mười
Nước Nam mới hết những người đánh Tây!
Chúc bạn học tốt!
*Bước cẳng xuống tàu, tàu khua rổn rổn
Tàu Nhựt Bổn lấy nước Châu Thành
Anh với em phải nói cho rành
Để anh lên xuống nhọc nhằn thân anh.
*Ai sang về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn
**Cần Thơ là tỉnh Cao Lãnh là quê
Anh đi lục tỉnh bốn bề,
Mải lo buôn bán không về thăm em
*Đèn nào cao bằng đèn Thủ Ngữ
Gió nào dữ bằng gió Ðồng Nai
Trai nào khôn bằng trai Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Ba Tri
*Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Tân Châu
Anh thương em chẳng ngại sang giàu
Mứt hồng đôi lượng, trà Tàu đôi cân
*Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm
*Chiếc tàu xanh đề chữ đỏ
Chiếc tàu nhỏ đề chữ Châu Thành
Gặp mặt anh đây mần lẻ không đành
Sợi chỉ tơ thắt ruột, sợi chỉ mành thắt gan.
*Đất Châu Thành anh ở
Xứ Cần Thơ nọ em về
Bấy lâu sông cận biển kề
Phân tay mai trúc dầm dề hột châu
*Hò ơ Dõi dõi theo anh
Về nơi Châu thành
Coi nam thanh nữ tú
Ở chi đất này... (ờ)
Hò ơ... ở chi đất này vượn hú chim kêu
*Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc
Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân
Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần
Thương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run
Tất cả các câu tục ngữ trên thuộc loại tục ngữ về con người và xã hội
Phép tu tự được sử dụng ở những câu trên là:
-so sánh
-vần lưng
-đối vế
-lối nói ẩn dụ
Phép đối ở 2 câu cuối là sự trở về trong tâm hồn nhà thơ
-''Ngẩng đầu'' là cái nhìn hướng ngoại
-''Cúi đầu'' là cái nhìn hướng nội
→Hai cái nhìn trái chiều ây có mối quan hệ với nhau,Trăng sáng vừa là hình ảnh thực, vừa là cầu nối về quê hương, nối QK vs HT
1a: Khi khó khăn đói rách mà có ai tỏ lòng thương cảm,cho mình lót dạ một miếng thì đã thấy cảm động lắm thay .
Khi đã giàu có rồi, chúc tụng nhau và tặng nhau những báu vật có giá trị ngàn vàng cũng không thể bằng cái thuở cơ hàn mà có người động lòng giúp đỡ < dù chỉ là tài sản nhỏ xíu > .Ý bóng ý thực cũng đều hay cả,khuyên ta nên tôn trọng những người gia ân giúp đỡ mình trong lúc khó khăn .
Câu này cũng gần giống như câu được mùa chớ phụ ngô khoai ,đến khi thất bát lấy ai bạn cùng vậy -tư tưởng giáo dục con người ta phải biết trân trọng sự giúp đỡ khi khó khăn,mang ơn sâu nghĩa nặng những ai đã giúp đỡ mình trong hoàn cảnh gian nan bạn ạ .
a)Khi người lâm vào hoàn cảnh khó khăn , hoạn nạn như bị thiên tai bão lũ chẳng hạn , giúp đỡ nhau khi đó tuy rất ít nhưng giá trị bằng rất nhiều khi bình thường.
cam nghĩ: cau c
"Người ta là hoa đất" là một câu tục ngữ nói tới giá trị cao quý của con người. Ngày xưa, đất là vốn quý của người nông dân vì có đất thì mới có thể làm ăn sinh sống. "hoa đất" là những gì đệp đẽ, cao quý được kết tinh từ đất.
Nhìn những hạt đất tuy xấu xí nhưng nó lại là nguồn sống của vạn vật, mang lại màu xanh cho thế giới, chẳng thế mà người ta đã gọi là "Đất Mẹ".
Đất cao quý, quan trọng như thế thì hoa đất lại càng đẹp hơn cả. Con người được ví như hoa đất có nghĩa con người mang trong mình những giá trị đẹp đẽ.
ĐỌc câu tục ngữ này ta thấy thêm yêu quý giá trị của con người và cảm thấy càng phải phấn đấu nhiều hơn nữa để khẳng định giá trị của mình.
Mình chỉ trình bày sơ qua những hiểu biết của mình về câu tục ngữ này, mong có thể giúp bạn hiểu hơn về nó.
Chúc bạn vui