K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2021

D

D

D

D

B

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0
14 tháng 10 2018

Mk đang cần gấp, mọi Ng giúp mk với

LUYỆN TẬP BÀI NHỚ RỪNGBÀI TẬP SỐ 1Cho câu thơ:“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”Câu 1: Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên. Cho biết tên bài thơ và nêungắn gọn hiểu biết của em về tác giả.Câu 2: Chỉ rõ trình tự mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình - con hổ - trong bàithơ.Câu 3: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, phân tích để làm rõ thânphận và tâm trạng của con hổ...
Đọc tiếp

LUYỆN TẬP BÀI NHỚ RỪNG

BÀI TẬP SỐ 1
Cho câu thơ:
“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”
Câu 1: Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên. Cho biết tên bài thơ và nêu
ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả.
Câu 2: Chỉ rõ trình tự mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình - con hổ - trong bài
thơ.
Câu 3: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, phân tích để làm rõ thân
phận và tâm trạng của con hổ được thể hiện qua khổ thơ nói trên.

BÀI TẬP SỐ 2
Cho câu thơ:
“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối”
Câu 1: Chép 9 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép kiểu câu (phân theo mục đích nói) nào
được sử dụng chủ yếu? Chúng được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Nêu ngắn gọn
hiệu quả của việc sử dụng kiểu câu ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.
Câu 3: Câu thơ:"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?" xét theo mục đích nói
thuộc những kiểu câu gì?
Câu 4: Viết đoạn văn 15 câu trình bày theo cách diễn dịch làm rõ ý của câu chủ
đề sau “Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình lộng lẫy hiện ra giữa nỗi nhớ tiếc khôn
nguôi và tâm trạng uất hận của con hổ khi sa cơ, thất thế. ”

2
15 tháng 4 2020

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Thế Lữ - Nhớ rừng

Mạch cảm xúc: hiện tại - quá khứ - hiện tại

15 tháng 4 2020

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Câu nghi vấn

Hãy phân tích và chỉ ra cách trình bày nội dung mỗi đoạn văn sau a) Dạy văn chương ở phổ thông có nhiều mục đích.Trước hết, nó tạo điểu kiện cho học sinh tiếp xúc với một loại sản phẩm đặc biệt của con người, kết quả của một thứ lao động đặc thù lao đọng nghệ thuật. Đồng thời, dạy văn chương chính là hình thức quan trọng giúp các em hiểu biết, nắm vững và sủ dụng...
Đọc tiếp

Hãy phân tích và chỉ ra cách trình bày nội dung mỗi đoạn văn sau 
a) Dạy văn chương ở phổ thông có nhiều mục đích.Trước hết, nó tạo điểu kiện cho học sinh tiếp xúc với một loại sản phẩm đặc biệt của con người, kết quả của một thứ lao động đặc thù lao đọng nghệ thuật. Đồng thời, dạy văn chương chính là hình thức quan trọng giúp các em hiểu biết, nắm vững và sủ dụng tiếng mẹ đẻ cho đúng, cho hay. Dạy văn chương cũng là một trong những con đường của giáo dục thẩm mĩ.
b) Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của trong bể máu.
c) Những cách chống nạn đói chia ra làm mấy hạng như: cấm nấu rượu bằng gạo hay bắp, cấm các thứ bánh ngọt... để cho đỡ tốn ngũ cốc. Như vùng này san sẻ thức ăn cho vùng khác, đỡ dầu cho các vùng khác. Như gia sức tăng gia, trồng trọt các thứ rau, khoai...Nói tóm lại, bất cứ cách gì, hễ làm cho dân đỡ đói lúc này và ngăn ngừa nạn đới mùa sau, chúng ta đều phải làm cả.

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

                   Tặng 5 tick cho bạn giúp đỡ mk (nhờ người khác)!!!!

                  Mong nhận được sự giúp đỡ từ các bạn~~~Cảm ơn!!!

0
THÔNG BÁO KẾT THÚC VÒNG I *Lưu ý : Do số người không đủ tiêu chuẩn như dự kiến nên cuộc thi sẽ rút xuống 2 vòng [ Đề đâu đến nỗi khó :((( ] 15 bạn xuất sắc sẽ bước vào vòng chung kết để trực tiếp tranh giải : 1. Trần Thọ Đạt - 16đ (+0,5) 2. nguyen thi vang - 15.5đ 3. Nguyễn Văn Đạt - 15đ 4. So Yummy - 14đ 6. Nguyen - 13.25đ 7. Vũ Như Quỳnh - 13 8. Hùng Nguyễn - 11.5đ 9. Nguyễn Nhật Minh -...
Đọc tiếp

THÔNG BÁO KẾT THÚC VÒNG I
*Lưu ý : Do số người không đủ tiêu chuẩn như dự kiến nên cuộc thi sẽ rút xuống 2 vòng [ Đề đâu đến nỗi khó :((( ]
15 bạn xuất sắc sẽ bước vào vòng chung kết để trực tiếp tranh giải :

1. Trần Thọ Đạt - 16đ (+0,5)

2. nguyen thi vang - 15.5đ

3. Nguyễn Văn Đạt - 15đ

4. So Yummy - 14đ

6. Nguyen - 13.25đ

7. Vũ Như Quỳnh - 13

8. Hùng Nguyễn - 11.5đ

9. Nguyễn Nhật Minh - 11đ

10. Tuyến Tuyến - 11đ

11. Vy Lan Lê - 11đ

12. Đoàn Như Quỳnh - 10đ

13. Tường Vy - 9đ

14. Nguyễn Thị Thu Thảo - 9đ

15. tth - 8,5đ

Đáp án vòng I :

Câu 1 :
a) (1 điểm)
- Câu văn mang luận điểm chính: "Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi "
- Người viết đã dùng phép lập luận chứng minh để làm rõ luận điểm.
b) (1 điểm)
- Câu rút gọn: " Ăn chuối xong cứ tiện tay là vất toẹt cái vỏ ra cửa, ra đường "
c) (1 điểm) Có thể đưa ra một số tác hại sau :
- Gây ô nhiễm môi trường
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt
- Gây hại cho sức khỏe con người
- Ô nhiễm nguồn nước, ..v.v...
d. ( 5 điểm )
I. Mở đoạn : Giới thiệu khái quát vấn đề “vứt rác bừa bãi”
II.Thân đoạn :
- Thói quen vứt rác bừa bãi mọi lúc, mọi nơi đang xảy ra thường xuyên. Gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe con người
- Nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng, việc vứt rác bừa bãi khắp nơi
- Do ý thức mỗi người, do việc xử lý vi phạm còn nhẹ, chưa thường xuyên. Và 1 số nơi thùng rác còn thiếu, ở vị trí không thuận lợi.
- Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Làm mất cảnh quan sinh thái, tổn hại tiền của nhà nước. Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.
- Tuyên truyền, tổ chức các hoạt động thu hom rác, bảo vệ môi trường, có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
III. Kết đoạn :
- Suy nghĩ của bản thân và biện pháp động viên mọi người từ bỏ thói quen xấu ấy.
Câu 2: (12 điểm)
1. Mở bài: (1 điểm)
Giới thiệu về vai trò của văn chương đối với cuộc sống của con người, trích dẫn câu nói của Hoài Thanh.
2. Thân bài:
a. Khái quát (giải thích): Trình bày tóm lược cách hiểu của học sinh về câu nói của Hoài Thanh: Văn chương nêu ra những mảnh đời, những số phận, tạo ra cuộc đời riêng cho nhân vật. Qua nhân vật, ta thấy được những cung bậc khác nhau, cuộc đời riêng, tình cảm riêng, suy nghĩ thấm thía hơn về cuộc sống thực tại. (1 điểm)
b. Cụ thể: (chứng minh)
* Văn chương là hình dung của sự sống: Văn chương phản ánh hiện thực cuộc sống: Cuộc sống của con người muôn hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. (4 điểm)
- Phản ánh cuộc sống, chiến đấu (Học sinh có thể đưa dẫn chứng VD các tác phẩm như: Lượm).
- Phản ánh cuộc sống lao động (Những câu ca dao về cái cò…).
- Phản ánh ước mơ, công lí, cải tạo xã hội (Truyện Thạch Sanh, Cây bút thần…)
* Văn chương sáng tạo ra sự sống: văn chương dựng lên hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có đề mọi người phấn đấu, xây dựng, biến chúng thành hiện thực tương lai tốt đẹp (“Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta không có, luyện
cho ta tình cảm mà ta sãn có”) => Văn chương làm giàu tình cảm cho con người, làm đẹp những thứ bình thường…Cuộc sống của con người sẽ trở lên nghèo nàn, vô vị biết bao nếu thiếu đi sự hiện hữu của văn chương. (4 điểm)
c. Đánh giá: (1 điểm)
- Khẳng định ý kiến của Hoài Thanh đưa ra là đúng.
- So sánh với nhận định của một số nhà văn khác về văn chương:
+ Nam Cao: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có. => đề cao vai trò của sự sáng tạo từ người nghệ sĩ
+ Nguyễn Minh Châu: Văn học và cuộc sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người => đề cao mối quan hệ gắn bó giữa văn chương và cuộc đời. Văn chương phải hướng tới phục vụ cuộc sống.
3. Kết bài: (1 điểm)
- Khẳng định lại vai trò, ý nghĩa của văn chương đối với cuộc sống con người.
- Suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống, về ý nghĩa, vai trò của văn chương.

------------------*****---------------------

Mình thấy vòng I rất nhiều bạn coppy tài liệu ( hơn 2/3 :vv ) dù đề không phải quá khó. Hy vọng vào vòng cuối cùng này các bạn sẽ rút kinh nghiệm :)

Khi nào có đề mình sẽ tag các bạn sau và một lần nữa chúc tất cả các bạn làm bài tốt !

15
9 tháng 7 2019

Oh my god đứng bét danh sách batngo

9 tháng 7 2019

hy vọng vào vòng sau đề sẽ dễ hơn -_-"

I.VĂN BẢN (8 câu)Câu 1 : Trình bày diễn biến tâm lí của chị Dậu thể hiện qua cách xưng hô khi hội thoại với Cai Lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố.Câu 2: Nêu một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?Câu 3: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản...
Đọc tiếp

I.VĂN BẢN (8 câu)

Câu 1 : Trình bày diễn biến tâm lí của chị Dậu thể hiện qua cách xưng hô khi hội thoại với Cai Lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố.

Câu 2: Nêu một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?

Câu 3: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng?

Câu 4: ***** vàng có ý nghĩa nhiều mặt đối với Lão Hạc. Theo em, ý nghĩa nào là quan trọng nhất đối với Lão Hạc?

Câu 5: Qua văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” hãy chỉ ra những phương diện gây tác hại của bao bì ni lông?

Câu 6: Em hãy nêu trình tự diễn tả những kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả Thanh Tịnh trong đoạn trích “ Tôi đi học”?

Câu 7: Vì sao nói “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác của cụ Bơ-men?

Câu 8 : Qua bài thơ“ Đập đá ở Côn Lôn” em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của nhà chiến sĩ yêu nước Phan Châu Trinh ?

II. TIẾNG VIỆT (9 câu)

Câu 1: Hãy nêu khái niệm và tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh?Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 2 : Thế nào là trường từ vựng? Tìm 4 từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ màu sắc?

Câu 3 : Thế nào là trợ từ? Xác định và nêu tác dụng của trợ từ được sử dụng trong câu văn : Chính các cháu đã giúp Lan học tập tốt.

Câu 4 : Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong 2 câu thơ sau ?

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.

Câu 5: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 6: Tình thái từ là gì ?

- Cho câu sau đây: Con muốn đọc cuốn truyện tranh kia cơ!

Trong câu trên, tác dụng của thành phần tình thái từ là gì ?

Câu 7: - Em hiểu thế nào là nói quá?

- Tác dụng của phép nói quá trong 2 câu sau là gì ?

“...Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non...”

( Hồ Xuân Hương)

Câu 8 :

- Thế nào là câu ghép.

- Phân tích cụm chủ- vị trong câu văn sau và cho biết có phải là câu ghép không ?

“Hôm nay, trời rất trong lành và nắng rất ấm áp.”

Câu 9 : - Thế nào là thán từ ?

- Thán từ trong câu dười đây bộc lộ cảm xúc gì ?

Trời ơi ! Sao bạn lại đến đúng lúc thế ?

III. TẬP LÀM VĂN (5 đề).

Đề 1: Em hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi mà em thích.

Đề 2: Em hãy kể lại những kỉ niệm sâu sắc của ngày đầu tiên đi học.

Đề 3: Thuyết minh về một loài động vật có ích đối với con người.

Đề 4: Hãy giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em.

3
30 tháng 11 2016

bucminhbucminhbucminhLàm ơn giúp mk vs nha các bneoeoeoeoeoeoMk sắp thi HK rùikhocroikhocroikhocroiMơn các bn nhìu lém

1 tháng 12 2016

câu 7 bài 1

- mơ ước cả đời của cụ Bơ-men

- làm Xiu khỏi bệnh

-đánh đổi cuộc đời của cụ Bơ mem

-chiếc lá giống thật khiến Xiu và Gioon xi không nhận ra

22 tháng 4 2020

C1: +Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

+

1.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta-Hồ Chủ Tịch

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

2Sự giàu đẹp của tiếng Việt-Đặng Thai Mai

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

3Đức tính giản dị của Bác Hồ-Phạm Văn Đồng

C2:

1. Các khái niệm

a. Có 2 loại Văn nghị luận: Nghị luận chính trị, xã hội và Nghị luận văn chương.

- Bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) là bài nghị luận xã hội.

- Bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt" (Đặng Thai Mai) là bài nghị luận văn chương.

b. Các kiểu bài - thao tác về văn nghị luận

- Chứng minh.

- Giải thích.

- Bình luận.

- Nghị luận hỗn hợp.

c. Các khái niệm

* Luận đề là gì? - Là vấn để bàn luận, chủ để bàn luận.

Ví dụ

- Ánh sáng cho phòng học.

- Nước sạch cho đô thị.

- Tình bạn của tuổi thơ.

- v.v...


26 tháng 4 2016

1 a) Trời không mưa

b) Ngày mai trận chung kết sẽ không diễn ra

c) Trên tường không có tranh

d) Mình đã xem rồi bài toán chẳng khó tẹo nào

e) Một số bạn vẫn ở trong lớp, không chịu ra tập thể dục

2 a) Đánh giá và trình bày

b) Đánh giá

c) Hỏi (câu đầu không có từ để hỏi nhưng lại mang ý nghĩa chào hỏi nên mình liệt kê vào hỏi luôn)

d) Điều khiển

d) Điều khiển và trình bày.

Chúc bạn học tốt.haha

8 tháng 5 2016

a) Hôm nay trời ko mưa.

c) Trên tường ko có tranh

b) Ngày mai trận chung kết sẽ ko diễn ra.

e) Tất cả lớp mìh chưa tập thể dục .

2)

a) đánh giá

b)trình bày

c) hỏi

d)điều khiển

e) điều khiển