K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

THÔNG BÁO KẾT THÚC VÒNG I
*Lưu ý : Do số người không đủ tiêu chuẩn như dự kiến nên cuộc thi sẽ rút xuống 2 vòng [ Đề đâu đến nỗi khó :((( ]
15 bạn xuất sắc sẽ bước vào vòng chung kết để trực tiếp tranh giải :

1. Trần Thọ Đạt - 16đ (+0,5)

2. nguyen thi vang - 15.5đ

3. Nguyễn Văn Đạt - 15đ

4. So Yummy - 14đ

6. Nguyen - 13.25đ

7. Vũ Như Quỳnh - 13

8. Hùng Nguyễn - 11.5đ

9. Nguyễn Nhật Minh - 11đ

10. Tuyến Tuyến - 11đ

11. Vy Lan Lê - 11đ

12. Đoàn Như Quỳnh - 10đ

13. Tường Vy - 9đ

14. Nguyễn Thị Thu Thảo - 9đ

15. tth - 8,5đ

Đáp án vòng I :

Câu 1 :
a) (1 điểm)
- Câu văn mang luận điểm chính: "Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi "
- Người viết đã dùng phép lập luận chứng minh để làm rõ luận điểm.
b) (1 điểm)
- Câu rút gọn: " Ăn chuối xong cứ tiện tay là vất toẹt cái vỏ ra cửa, ra đường "
c) (1 điểm) Có thể đưa ra một số tác hại sau :
- Gây ô nhiễm môi trường
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt
- Gây hại cho sức khỏe con người
- Ô nhiễm nguồn nước, ..v.v...
d. ( 5 điểm )
I. Mở đoạn : Giới thiệu khái quát vấn đề “vứt rác bừa bãi”
II.Thân đoạn :
- Thói quen vứt rác bừa bãi mọi lúc, mọi nơi đang xảy ra thường xuyên. Gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe con người
- Nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng, việc vứt rác bừa bãi khắp nơi
- Do ý thức mỗi người, do việc xử lý vi phạm còn nhẹ, chưa thường xuyên. Và 1 số nơi thùng rác còn thiếu, ở vị trí không thuận lợi.
- Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Làm mất cảnh quan sinh thái, tổn hại tiền của nhà nước. Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.
- Tuyên truyền, tổ chức các hoạt động thu hom rác, bảo vệ môi trường, có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
III. Kết đoạn :
- Suy nghĩ của bản thân và biện pháp động viên mọi người từ bỏ thói quen xấu ấy.
Câu 2: (12 điểm)
1. Mở bài: (1 điểm)
Giới thiệu về vai trò của văn chương đối với cuộc sống của con người, trích dẫn câu nói của Hoài Thanh.
2. Thân bài:
a. Khái quát (giải thích): Trình bày tóm lược cách hiểu của học sinh về câu nói của Hoài Thanh: Văn chương nêu ra những mảnh đời, những số phận, tạo ra cuộc đời riêng cho nhân vật. Qua nhân vật, ta thấy được những cung bậc khác nhau, cuộc đời riêng, tình cảm riêng, suy nghĩ thấm thía hơn về cuộc sống thực tại. (1 điểm)
b. Cụ thể: (chứng minh)
* Văn chương là hình dung của sự sống: Văn chương phản ánh hiện thực cuộc sống: Cuộc sống của con người muôn hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. (4 điểm)
- Phản ánh cuộc sống, chiến đấu (Học sinh có thể đưa dẫn chứng VD các tác phẩm như: Lượm).
- Phản ánh cuộc sống lao động (Những câu ca dao về cái cò…).
- Phản ánh ước mơ, công lí, cải tạo xã hội (Truyện Thạch Sanh, Cây bút thần…)
* Văn chương sáng tạo ra sự sống: văn chương dựng lên hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có đề mọi người phấn đấu, xây dựng, biến chúng thành hiện thực tương lai tốt đẹp (“Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta không có, luyện
cho ta tình cảm mà ta sãn có”) => Văn chương làm giàu tình cảm cho con người, làm đẹp những thứ bình thường…Cuộc sống của con người sẽ trở lên nghèo nàn, vô vị biết bao nếu thiếu đi sự hiện hữu của văn chương. (4 điểm)
c. Đánh giá: (1 điểm)
- Khẳng định ý kiến của Hoài Thanh đưa ra là đúng.
- So sánh với nhận định của một số nhà văn khác về văn chương:
+ Nam Cao: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có. => đề cao vai trò của sự sáng tạo từ người nghệ sĩ
+ Nguyễn Minh Châu: Văn học và cuộc sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người => đề cao mối quan hệ gắn bó giữa văn chương và cuộc đời. Văn chương phải hướng tới phục vụ cuộc sống.
3. Kết bài: (1 điểm)
- Khẳng định lại vai trò, ý nghĩa của văn chương đối với cuộc sống con người.
- Suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống, về ý nghĩa, vai trò của văn chương.

------------------*****---------------------

Mình thấy vòng I rất nhiều bạn coppy tài liệu ( hơn 2/3 :vv ) dù đề không phải quá khó. Hy vọng vào vòng cuối cùng này các bạn sẽ rút kinh nghiệm :)

Khi nào có đề mình sẽ tag các bạn sau và một lần nữa chúc tất cả các bạn làm bài tốt !

15
9 tháng 7 2019

Oh my god đứng bét danh sách batngo

9 tháng 7 2019

hy vọng vào vòng sau đề sẽ dễ hơn -_-"

Xác định luận điểm ; luận cứ1. Tục ngữ được mệnh danh là “túi khôn dân gian”, kho trí tuệ quý giá đượcnhân dân đúc kết kinh nghiệm từ đời sống thực tiễn.2. Những hiểu biết về hiện tượng thiên nhiên, phương pháp lao động sản xuất.3. Những bài học quý giá về con người và xã hội; cách ứng xử trong cuộc sống.4. Những dấu ấn văn hóa về con người, phong cảnh thiên nhiên,...
Đọc tiếp

Xác định luận điểm ; luận cứ

1. Tục ngữ được mệnh danh là “túi khôn dân gian”, kho trí tuệ quý giá được
nhân dân đúc kết kinh nghiệm từ đời sống thực tiễn.
2. Những hiểu biết về hiện tượng thiên nhiên, phương pháp lao động sản xuất.
3. Những bài học quý giá về con người và xã hội; cách ứng xử trong cuộc sống.
4. Những dấu ấn văn hóa về con người, phong cảnh thiên nhiên, cuộc sống trên
khắp mọi miền đất nước Việt Nam.
5. Đói cho sạch, rách cho thơm.
6. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
7. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
8. Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần.
9. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.
10. Anh em như thể tay chân.
11. Bán anh em xa mua láng giềng gần.
12. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
13. Thương người như thể thương thân.
14. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.
15. Không thầy đố mày làm nên.
16. Ăn Bắc, mặc Nam.

1
17 tháng 3 2020

a mình hiểu r k cần giúp nữa đâu các bạn nhé!

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0
THÔNG BÁO KẾT THÚC VÒNG 1 - CUỘC THI NGỮ VĂN - Thời gian thi xong vòng 1 đã kết thúc. Chúc mừng các bạn đã vượt qua vòng 1 ! Nhận xét chung: Bài viết của các bạn khá tốt. Nhưng tuy nhiên bên cạnh đó thì vẫn còn có 2 bài giống y chang nhau nên mình ko xét điểm. ĐÂY LÀ DANH SÁCH 25 BẠN ( do điểm quá thấp nên mình k thể lấy 50 người như dự định ban đầu ) SẼ VÀO VÒNG2. 1. Nguyễn Thị...
Đọc tiếp

THÔNG BÁO KẾT THÚC VÒNG 1 - CUỘC THI NGỮ VĂN

- Thời gian thi xong vòng 1 đã kết thúc. Chúc mừng các bạn đã vượt qua vòng 1 !

Nhận xét chung: Bài viết của các bạn khá tốt. Nhưng tuy nhiên bên cạnh đó thì vẫn còn có 2 bài giống y chang nhau nên mình ko xét điểm.

ĐÂY LÀ DANH SÁCH 25 BẠN ( do điểm quá thấp nên mình k thể lấy 50 người như dự định ban đầu ) SẼ VÀO VÒNG2.

  • 1. Nguyễn Thị Huyền Trang 18.75
  • 2. Minh Thương 17.75
  • 3. Lê Quỳnh Trang 17.75
  • 4. Võ Thu Uyên 17.25
  • 5. Vũ Hạ Linh 16.75
  • 6. Như Khương Nguyễn 16.75
  • 7. Nguyễn Phương Trâm 16.5
  • 8. Thân Thị Phương Trang 16.5
  • 9. Dương Nguyễn 16
  • 10. Hà Linh 16
  • 11. Tiểu Thư họ Nguyễn 15.75
  • 12. Dạ Nguyệt 15.5
  • 13. Đoàn Đức Hiếu 15.25
  • 14. Nguyễn Mai Trang b 15.25
  • 15. Rain Tờ Rym Te 15.25
  • 16. Phạm Thu Hằng 15
  • 17. Nguyễn Huy Tú 15
  • 18. Ngô Lê Dung 15
  • 19. Nguyễn Hải Dương 15
  • 20. Sky Sơn Tùng 15
  • 21. Ngọc Nguyễn Minh 15
  • 22. Mỹ Duyên 15
  • 23. Phạm Ngân Hà 14.75
  • 24. Truy kích 14.75
  • 25. Trần Hương Thoan 14.75

CHÚ Ý: - Điểm được lấy từ 14,75 vào vòng 2. Những bạn 14,75 làm tròn lên 15 điểm. Còn lại không làm lại nhé!

- VÀO SÁNG 7/7 ( NGÀY MAI ) SẼ MỞ VÒNG THI THỨ 2. VÒNG NÀY KO NHƯ CÁC VÒNG 1 VÌ VẬY BẮT BUỘC 25 BẠN PHẢI THAM GIA ĐẦY ĐỦ VÒNG THI NÀY.

27
6 tháng 7 2017

Chúc mừng các bạn đã được vào vòng 2!

6 tháng 7 2017

Linh Phương lấy 5 người chấm cho nó nhanh chị à

28 tháng 2 2018

Gợi ý

- Muốn xây dựng một đất nước hùng cường cần phải có những con người có tri thức và đạo đức tốt.

- Nhà trường phổ thông là nơi bồi dưỡng tri thức, rèn luyện đạo đức cho HS.

- Là chủ nhân tương lai của đất nước, học sinh cần xác định nhiệm vụ của mình là chăm chỉ học tập, lĩnh hội kiến thức, rèn luyện đạo đức từ trong trường phổ thông.

- Nhiều HS đang nỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, người có ích cho xã hội sau này.

- Một số bạn vẫn còn ham chơi, chây lười trong học tâp làm cho thầy cô, cha mẹ buồn lòng.

- Chúng ta nên suy nghĩ về nhiệm vụ của mình, cố gắng học tập tốt để không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ, thầy cô và để có một tương lai tốt đẹp hơn cho mình.

23 tháng 11 2018

hay nhưng từ dày bn đừng đăng câu thơ linh tinh nha

 Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

LUYỆN TẬP BÀI NHỚ RỪNGBÀI TẬP SỐ 1Cho câu thơ:“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”Câu 1: Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên. Cho biết tên bài thơ và nêungắn gọn hiểu biết của em về tác giả.Câu 2: Chỉ rõ trình tự mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình - con hổ - trong bàithơ.Câu 3: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, phân tích để làm rõ thânphận và tâm trạng của con hổ...
Đọc tiếp

LUYỆN TẬP BÀI NHỚ RỪNG

BÀI TẬP SỐ 1
Cho câu thơ:
“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”
Câu 1: Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên. Cho biết tên bài thơ và nêu
ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả.
Câu 2: Chỉ rõ trình tự mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình - con hổ - trong bài
thơ.
Câu 3: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, phân tích để làm rõ thân
phận và tâm trạng của con hổ được thể hiện qua khổ thơ nói trên.

BÀI TẬP SỐ 2
Cho câu thơ:
“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối”
Câu 1: Chép 9 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép kiểu câu (phân theo mục đích nói) nào
được sử dụng chủ yếu? Chúng được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Nêu ngắn gọn
hiệu quả của việc sử dụng kiểu câu ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.
Câu 3: Câu thơ:"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?" xét theo mục đích nói
thuộc những kiểu câu gì?
Câu 4: Viết đoạn văn 15 câu trình bày theo cách diễn dịch làm rõ ý của câu chủ
đề sau “Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình lộng lẫy hiện ra giữa nỗi nhớ tiếc khôn
nguôi và tâm trạng uất hận của con hổ khi sa cơ, thất thế. ”

2
15 tháng 4 2020

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Thế Lữ - Nhớ rừng

Mạch cảm xúc: hiện tại - quá khứ - hiện tại

15 tháng 4 2020

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Câu nghi vấn

Chào mọi người! Để có một không khí Tết vui tươi rộn rã thì mình sẽ tổ chức một cuộc thi đối vào Ngày Tết, cuộc thi này nhằm tạo ra niềm vui cho mọi người và rèn luyện kĩ năng thơ văn. Cuộc thi sẽ mang tên là " ĐỐI VUI NGÀY TẾT"! I. Thể lệ 1. Đưa ra câu đối của các bạn với câu thơ của mình, lưu ý là thơ lục bát. Muốn đối lại thì cứ thoải mái, miễn sao cứ kêu CTV xóa...
Đọc tiếp

Chào mọi người! Để có một không khí Tết vui tươi rộn rã thì mình sẽ tổ chức một cuộc thi đối vào Ngày Tết, cuộc thi này nhằm tạo ra niềm vui cho mọi người và rèn luyện kĩ năng thơ văn. Cuộc thi sẽ mang tên là " ĐỐI VUI NGÀY TẾT"!

I. Thể lệ

1. Đưa ra câu đối của các bạn với câu thơ của mình, lưu ý là thơ lục bát. Muốn đối lại thì cứ thoải mái, miễn sao cứ kêu CTV xóa được rồi ( đối 3 lần thôi đó ). Diễn ra 3 ngày cho một vòng

2. Điểm số

Thang điểm 10đ.

Điểm bạn = ( Điểm BGK * 2 + tick)/3

3. Lưu ý: đừng spam và làm đừng copy nhau

II. Đội tuần tra copy và nhà tài trợ ( mấy người này chưa xin ý kiến nhưng thôi giúp vs nhé:))

+ Vy Lan Lê

+ Nguyễn Nhật Minh

+ Nguyễn Minh Huyền

+ Nguyễn Thị Ngọc Thơ

III. Phần thưởng

Hết Tết sẽ có thưởng nhé :))

IV. Lưu ý khác:

Nếu ai có câu đối thì cứ gửi mình, sẽ có phần thưởng cho bạn ấy ( cần có đáp án)

_______________________________________________

* Vòng 1 cuộc thi "Đối vui ngày Tết"

Vế đầu tiên:

" Năm nay Đông đã qua rồi

.....................................................

35
31 tháng 1 2019

Tiếp nhé!

Năm nay Đông đã qua rồi

Xuân về cây cối đâm chồi nở hoa.

31 tháng 1 2019

" Năm nay Đông đã qua rồi"

Mẹ ơi cái đề, y như mọi năm Đông không qua, năm nay mới qua vậy

Gần 12:00 giờ đêm, có hai người đàn ông ngồi cạnh nhau đếm tiền, một người ôm cây đàn, hốcmắt lõm xuống, một người tóc muối tiêu, mở tiền trong cái túi nhỏ bỏ vào nón và đếm. Tiền 2.000,tiền 5.000, 10.000, 20.000 và thoảng có vài tờ 50.000 hay 100.000. Tôi đi bộ ngang nên cứ nghe vàthấy được vài điều, vài câu:- Hôm nay người ta đi nhậu nhiều ông ạ!- Ừ, gần Tết nên Tất niên vui...
Đọc tiếp

Gần 12:00 giờ đêm, có hai người đàn ông ngồi cạnh nhau đếm tiền, một người ôm cây đàn, hốc
mắt lõm xuống, một người tóc muối tiêu, mở tiền trong cái túi nhỏ bỏ vào nón và đếm. Tiền 2.000,
tiền 5.000, 10.000, 20.000 và thoảng có vài tờ 50.000 hay 100.000. Tôi đi bộ ngang nên cứ nghe và
thấy được vài điều, vài câu:
- Hôm nay người ta đi nhậu nhiều ông ạ!
- Ừ, gần Tết nên Tất niên vui vẻ.
- Vui nên có mấy khách cũng cho sộp lắm.
- Ừ, tôi cũng mong có kha khá mua mấy món Tết cho mấy đứa nhỏ.
Tò mò nên tôi ghé hỏi:
- Hai chú là anh em ạ?
- Không, hai chú là bạn, ông bạn chú tật nguyền từ nhỏ.
- Rồi chú chở chú này đi hát bao lâu rồi?
- Chú làm việc ban ngày, ban đêm chở bạn mình đi hát, ai thương thì cho ít cho nhiều, ông không
chịu ngồi đường chờ bố thí, cũng không chịu để người nhà nuôi.
- Hai chú chở nhau đi như vậy bao lâu rồi?
Lúc này chú mù mới nói:
- Cũng hai mươi mấy năm rồi con, ông là đôi mắt, đôi chân đưa chú đến nơi chú có thể hát cho
người nghe. Ngày xưa ông chở chú bằng xe đạp, sau này ông mua được xe máy thì chở chú bằng
xe máy.
- Mỗi ngày hai chú làm xong rồi chia nhau thế nào? Tôi cũng hơi tò mò.
- Được nhiêu chia đôi, chú chịu tiền xăng - chú sáng mắt trả lời.
- Chúc hai chú nhiều sức khoẻ nhé, Tết thật ấm áp bên gia đình.
- Cám ơn cháu, cháu cũng vậy nhé!
Tôi lại đi, một vòng, hai vòng sau, theo thói quen lại nhìn 2 chú. Chợt thấy điều lạ lạ. Chú sáng
mắt dúi vào tay bạn mình một xấp tiền, đa số là tiền 100.000, 50.000 và 20.000, còn trên tay chú
là tiền 10.000 và một số 5.000, 2.000.
- Đây phần của ông đây, tôi đã chia đôi rồi đó.
- Cám ơn ông, bao nhiêu năm ông đều giúp tôi đi và chia đều cho tôi!

Mắt tôi chợt cay cay, “chia đôi” đâu đồng nghĩa là hai phần bằng nhau. Người bạn mù thì tin bạn
mình hoàn toàn. Người bạn sáng thì muốn cho bạn mình phần hơn.

(Nguồn: Sưu tầm)
Câu chuyện trên đã đem đến cho em thông điệp gì? Từ câu chuyện trên và bằng những
hiểu biết xã hội của mình, hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về thông
điệp đó.

1
13 tháng 3 2022

"Người mù nào có biết chia tiền đâu"- Câu chuyện xúc động về một tình bạn cao đẹp

26 tháng 4 2016

1 a) Trời không mưa

b) Ngày mai trận chung kết sẽ không diễn ra

c) Trên tường không có tranh

d) Mình đã xem rồi bài toán chẳng khó tẹo nào

e) Một số bạn vẫn ở trong lớp, không chịu ra tập thể dục

2 a) Đánh giá và trình bày

b) Đánh giá

c) Hỏi (câu đầu không có từ để hỏi nhưng lại mang ý nghĩa chào hỏi nên mình liệt kê vào hỏi luôn)

d) Điều khiển

d) Điều khiển và trình bày.

Chúc bạn học tốt.haha

8 tháng 5 2016

a) Hôm nay trời ko mưa.

c) Trên tường ko có tranh

b) Ngày mai trận chung kết sẽ ko diễn ra.

e) Tất cả lớp mìh chưa tập thể dục .

2)

a) đánh giá

b)trình bày

c) hỏi

d)điều khiển

e) điều khiển