Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 )
- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn như câu: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục.
- Thường có vần, nhất là vần lưng. Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. Ví dụ: nhất thì, nhì thục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Ví dụ như 2 vế của câu 1, câu 2, câu 3.
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. Lời trong tục ngữ cô đọng, mỗi lời như dồn nén, không có từ thừa. Các hình ảnh ví von như chưa nằm, chưa cười, các hình ảnh thiên nhiên như sao, ráng, đất, vàng,...
Chúc bạn học tốt !!!
Câu 1 ( Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Đọc kĩ tục ngữ và chú thích.
Câu 2 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành 2 nhóm:
+ 4 câu tục ngữ đầu về thiên nhiên
+ 4 câu tục ngữ sau về lao động sản xuất
Câu 3 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối"
- Tháng năm: đêm ngắn ngày dài, tháng Mười: đêm dài, ngày ngắn.
- Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.
- Áp dụng: chú ý phân bố thời gian biểu sinh hoạt, làm việc hợp lý, biết trân trọng thời gian.
"Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"
- Trời nhiều sao sẽ nắng, trời vắng (vắng) sao sẽ mưa
- Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tiễn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Nhìn sao có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc.
"Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"
- Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão
- Đây là kinh nghiệm dự đoán bão
- Nhắc nhở ý thức việc chủ động phòng chống bão lũ
"Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt"
- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển nhiều thì sắp có mưa lớn, lụt lội.
- Cơ sở: Kiến là côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa bão sẽ bò lên nơi cao ráo
- Từ thực tế quan sát, áp dụng phòng chống bão lũ, thiên tai
"Tấc đất tấc vàng"
- Đất quý giá, quan trọng được ví như vàng
- Đất quý giá vì nuôi sống con người, nơi con người được cư ngụ, bảo vệ
- Cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí, và đề cao giá trị của tài nguyên này.
"Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền"
- Thứ tự quan trọng của các nghề đem lại kinh tế cho con người: nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng
- Cơ sở khẳng định xuất phát từ lợi ích được mang lại từ những nghề đó
- Giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"
- Khẳng định thứ tự quan trọng các yếu tố khi trồng lúa: nước, phân, lao động, giống lúa
- Kinh nghiệm câu tục ngữ giúp người nông dân hiểu được tầm quan trọng của từng yếu tố, mối quan hệ của chúng.
"Nhất thì, nhì thục"
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt.
- Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai trong canh tác
Câu 4 (trang 5 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
- Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ
- Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”
- Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.
Câu 1,2,3 thì bạn vào câu hỏi tương tự có nhé!
Câu 4 nằm trong các phần ghi nhớ SGK của từng bài nha bạn!
* Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
- Giá trị nội dung :
+ Lòng yêu nước là giá trị tinh thần cao quý.
+ Dân ta ai cũng có lòng yêu nước.
+ Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể.
- Giá trị nghệ thuật :
+Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng, dẫn chứng phong phú, lí lẽ diễn đạt dưới dạng hình ảnh so sánh nên sinh động và dễ hiểu.
+Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc.
*Sự giàu đẹp của TV:
- Giá trị nội dung:
+Nói về sự giàu và đẹp của tiếng việt
- Giá trị nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ chính xác, lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, lời văn giản dị nhưng có nhiều ý nghĩa, hàm súc, bài văn có sự thuyết phục cao...
* Ý nghĩa văn chương :
- Giá trị nghệ thuật :
+ Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận.
+Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, đầy sức thuyết phục
+Lời văn giản dị, giàu cảm xúc, hình ảnh.
- Giá trị nội dung :
Văn bản nêu lên quan điểm của Hoài Thanh : Văn chương có nguồn gốc từ tình cảm và gợi lòng vị tha. Văn chương phản ánh và sáng tạo ra sự sống, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, sâu sắc.
*Đức tính giản dị của Bác Hồ :
- Giá trị nghệ thuật :
+ Có dẫn chứg cụ thể lí lẽ bình luận sâu sắc , có sức thuyết phục .
+ Lập theo trình tự hợp lí
- Ý nghĩa :
+ Ca ngợi phẩm chất cao đẹp đức tính giản dị của Chủ Tịch HCM
+ Đây là bài hc cao quý về việc hc tập , rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ Tịch HCM
* Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
- Giá trị nội dung :
+ Lòng yêu nước là giá trị tinh thần cao quý.
+ Dân ta ai cũng có lòng yêu nước.
+ Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể.
- Giá trị nghệ thuật :
+Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng, dẫn chứng phong phú, lí lẽ diễn đạt dưới dạng hình ảnh so sánh nên sinh động và dễ hiểu.
+Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc.
*Sự giàu đẹp của TV:
- Giá trị nội dung:
+Nói về sự giàu và đẹp của tiếng việt
- Giá trị nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ chính xác, lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, lời văn giản dị nhưng có nhiều ý nghĩa, hàm súc, bài văn có sự thuyết phục cao...
* Ý nghĩa văn chương :
- Giá trị nghệ thuật :
+ Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận.
+Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, đầy sức thuyết phục
+Lời văn giản dị, giàu cảm xúc, hình ảnh.
- Giá trị nội dung :
Văn bản nêu lên quan điểm của Hoài Thanh : Văn chương có nguồn gốc từ tình cảm và gợi lòng vị tha. Văn chương phản ánh và sáng tạo ra sự sống, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, sâu sắc.
*Đức tính giản dị của Bác Hồ :
- Giá trị nghệ thuật :
+ Có dẫn chứg cụ thể lí lẽ bình luận sâu sắc , có sức thuyết phục .
+ Lập theo trình tự hợp lí
- Ý nghĩa :
+ Ca ngợi phẩm chất cao đẹp đức tính giản dị của Chủ Tịch HCM
+ Đây là bài hc cao quý về việc hc tập , rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ Tịch HCM
Mấy câu hỏi này bạn tìm lại trong SGK và vở ghi để biết thông tin nhé :) . Cái gì mình có thể tự tìm được thì hãy tự tìm , cái nào khó hẵng hỏi . Chứ đừng : nó có sẵn rồi ngại mở sách mở vở - chỉ việc hỏi rồi chép là ko tốt đâu nhé :) . Đôi lúc mình cũng nên động não ( nếu nhớ hết kiến thức , còn ko thì có thể giở lại )
Trả lời : Cô dạy Văn