K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp

C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ

D. Trước năm 1930

2. Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong “Nhớ rừng”?

A. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ

B. Để gây ấn tượng đối với người đọc

C. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ

D. Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ

3. Ý nào nói đúng nhất tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng”?

A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt

B. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường, giả rối

C. Lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc

D. Cả 3 ý kiến trên

4. Nhận định nào nói đúng nhất về hình ảnh của chúa sơn lâm hiện lên trong đoạn 2 và 3 của bài thơ “Nhớ rừng” ?

A. Có tư thế hùng dũng, kiêu ngạo của một kẻ ỷ vào sức mạnh của mình

B. Có tư thế oai phong và mềm mại, uyển chuyển của một vị chúa tể

C. Có tư thế ngạo ngược của một kẻ hung hăng, khát máu

D. Có tư thế uy nghiêm của một kẻ thi hành công lí chốn đại ngàn

5. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn 3 trong bài “Nhớ rừng”?

A. Ẩn dụ và nhân hóa

B. So sánh và hoán dụ

C. Câu hỏi tu từ và điệp ngữ

D. Câu hỏi tu từ và so sánh

6. Ý nghĩa của câu: “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” trong bài thơ “ Nhớ rừng” là gì?

A. Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh nước non hùng vĩ

B. Thể hiện niềm tiếc nuối khôn nguôi quá khứ vàng son đã mất

C. Thể hiện niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt

D. Thể hiện nỗi chán ghét cảnh sống thực tại nhạt nhẽo, tù túng

7. Hai nguồn thi cảm chủ yếu trong sáng tác của Vũ Đình Liên là gì?

A. Lòng thương người và tình yêu thiên nhiên

B. Tình yêu cuộc sống và tuổi trẻ

C. Tình yêu đất nước và nỗi sầu nhân thế

D. Lòng thương người và niềm hoài cổ

8. Hai câu thơ: “ Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Hoán dụ

C. Nhân hóa

D. Ẩn dụ

9. Hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu hiện ra nhơ thế nào?

A. Được mọi người yêu quý vì đức độ

B. Được mọi người trọng vọng, tôn kính vì tài viết chữ đẹp

C. Bị mọi người lãng quên theo thời gian

D. Cả A, B, C đều sai.

10. Bài thơ “Ông đồ” được viết theo thể thơ gì?

A. Lục bát

B. Song thất lục bát

C. Ngũ ngôn

D. Thất ngôn bát cú

11. Dòng nào nói đúng nhất tình cảm của tác giả gửi gắm trong hai câu thơ cuối bài thơ “ Ông đồ”?

A. Cảm thương và ngậm ngùi trước cảnh cũ người xưa

B. Lo lắng trước sự phai tàn của các nét văn hóa truyền thống

C. Ân hận vì đã thờ ơ với tình cảnh đáng thương của ông đồ

D. Buồn bã vì không được gặp lại ông đồ.

12. Dòng nào thể hiện rõ nhất tình cảnh đáng thương của ông đồ?

A. Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu?

B. Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa.

C. Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.

D. Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ?

13. Mở đầu bài thơ “ Ông đồ” là Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già, và kết thúc bài thơ là Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa. Đó là kiểu bố cục gì?

A. Đầu cuối tương ứng

B. Trùng lặp

C. Đối lập

D. Cân xứng

14. Đọc câu thơ: “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ”. “Những người muôn năm cũ” trong bài thơ này là ai?

A. Người qua đường

B. Ông đồ

C. Ông đồ và người qua đường

D. Ông đồ và những người thuê ông viết chữ

15. Đọc câu thơ: “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ”. Hai câu thơ trên có hàm ý gì?

A. Gọi hồn những người đã khuất

B. Nhớ tiếc một mĩ tục không còn nữa

C. Nhớ tiếc những người đã tham dự vào trò chơi văn học

D. Nhớ những người muôn năm cũ

16. Điểm giống nhau giữa hai bài “Nhớ rừng” và “Ông đồ” là gì?

A. Khao khát cuộc sống tự do

B. Hoài niệm quá khứ

C. Bất hòa với cuộc sống thực tại

D. Niềm hoài cổ sâu sắc

17. Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông thể hiện qua bài thơ “ Quê hương”?

A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm

B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương

C. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.

D. Cả A, B, C đều sai

18. Đọc câu thơ: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới – Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”. Câu thơ cho ta hiểu địa thế của “làng tôi” như thế nào?

A. Trên hòn đảo gần bờ biển

B. Trên bờ con sông chảy ra biển

C. Trên một cù lao giữa sông

D. Trên cù lao, đi đường sông nửa ngày mới tới biển

19. Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của “dân chài lưới”?

A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng – Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

B. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

D. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

20. Câu thơ: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” cho ta hiểu gì về người dân chài?

A. Có tầm vóc phi thường

B. Cơ thể khỏe mạnh do nắng gió đại dương

C. Mang vẻ đẹp và sức sống của biển cả

D. Mang vẻ đẹp của lao động và tâm hồn phóng khoáng

2
11 tháng 2 2022

1. Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp

C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ

D. Trước năm 1930

2. Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong “Nhớ rừng”?

A. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ

B. Để gây ấn tượng đối với người đọc

C. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ

D. Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ

3. Ý nào nói đúng nhất tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng”?

A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt

B. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường, giả rối

C. Lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc

D. Cả 3 ý kiến trên

4. Nhận định nào nói đúng nhất về hình ảnh của chúa sơn lâm hiện lên trong đoạn 2 và 3 của bài thơ “Nhớ rừng” ?

A. Có tư thế hùng dũng, kiêu ngạo của một kẻ ỷ vào sức mạnh của mình

B. Có tư thế oai phong và mềm mại, uyển chuyển của một vị chúa tể

C. Có tư thế ngạo ngược của một kẻ hung hăng, khát máu

D. Có tư thế uy nghiêm của một kẻ thi hành công lí chốn đại ngàn

5. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn 3 trong bài “Nhớ rừng”?

A. Ẩn dụ và nhân hóa

B. So sánh và hoán dụ

C. Câu hỏi tu từ và điệp ngữ

D. Câu hỏi tu từ và so sánh

6. Ý nghĩa của câu: “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” trong bài thơ “ Nhớ rừng” là gì?

A. Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh nước non hùng vĩ

B. Thể hiện niềm tiếc nuối khôn nguôi quá khứ vàng son đã mất

C. Thể hiện niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt

D. Thể hiện nỗi chán ghét cảnh sống thực tại nhạt nhẽo, tù túng

7. Hai nguồn thi cảm chủ yếu trong sáng tác của Vũ Đình Liên là gì?

A. Lòng thương người và tình yêu thiên nhiên

B. Tình yêu cuộc sống và tuổi trẻ

C. Tình yêu đất nước và nỗi sầu nhân thế

D. Lòng thương người và niềm hoài cổ

8. Hai câu thơ: “ Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Hoán dụ

C. Nhân hóa

D. Ẩn dụ

9. Hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu hiện ra nhơ thế nào?

A. Được mọi người yêu quý vì đức độ

B. Được mọi người trọng vọng, tôn kính vì tài viết chữ đẹp

C. Bị mọi người lãng quên theo thời gian

D. Cả A, B, C đều sai.

10. Bài thơ “Ông đồ” được viết theo thể thơ gì?

A. Lục bát

B. Song thất lục bát

C. Ngũ ngôn

D. Thất ngôn bát cú

11. Dòng nào nói đúng nhất tình cảm của tác giả gửi gắm trong hai câu thơ cuối bài thơ “ Ông đồ”?

A. Cảm thương và ngậm ngùi trước cảnh cũ người xưa

B. Lo lắng trước sự phai tàn của các nét văn hóa truyền thống

C. Ân hận vì đã thờ ơ với tình cảnh đáng thương của ông đồ

D. Buồn bã vì không được gặp lại ông đồ.

12. Dòng nào thể hiện rõ nhất tình cảnh đáng thương của ông đồ?

A. Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu?

B. Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa.

C. Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.

D. Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ?

13. Mở đầu bài thơ “ Ông đồ” là Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già, và kết thúc bài thơ là Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa. Đó là kiểu bố cục gì?

A. Đầu cuối tương ứng

B. Trùng lặp

C. Đối lập

D. Cân xứng

14. Đọc câu thơ: “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ”. “Những người muôn năm cũ” trong bài thơ này là ai?

A. Người qua đường

B. Ông đồ

C. Ông đồ và người qua đường

D. Ông đồ và những người thuê ông viết chữ

15. Đọc câu thơ: “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ”. Hai câu thơ trên có hàm ý gì?

A. Gọi hồn những người đã khuất

B. Nhớ tiếc một mĩ tục không còn nữa

C. Nhớ tiếc những người đã tham dự vào trò chơi văn học

D. Nhớ những người muôn năm cũ

16. Điểm giống nhau giữa hai bài “Nhớ rừng” và “Ông đồ” là gì?

A. Khao khát cuộc sống tự do

B. Hoài niệm quá khứ

C. Bất hòa với cuộc sống thực tại

D. Niềm hoài cổ sâu sắc

17. Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông thể hiện qua bài thơ “ Quê hương”?

A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm

B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương

C. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.

D. Cả A, B, C đều sai

18. Đọc câu thơ: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới – Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”. Câu thơ cho ta hiểu địa thế của “làng tôi” như thế nào?

A. Trên hòn đảo gần bờ biển

B. Trên bờ con sông chảy ra biển

C. Trên một cù lao giữa sông

D. Trên cù lao, đi đường sông nửa ngày mới tới biển

19. Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của “dân chài lưới”?

A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng – Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

B. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

D. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

20. Câu thơ: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” cho ta hiểu gì về người dân chài?

A. Có tầm vóc phi thường

B. Cơ thể khỏe mạnh do nắng gió đại dương

C. Mang vẻ đẹp và sức sống của biển cả

D. Mang vẻ đẹp của lao động và tâm hồn phóng khoáng

11 tháng 2 2022

Nhiều quá mình làm đỡ một phần :

1. Chọn A

2. Chọn C

3. Chọn D

4. Chọn B

5. Chọn C

6. Chọn B

7. Chọn D

8. Chọn A

9. Chọn D

10. Chọn C

11 tháng 3 2022

C

11 tháng 3 2022

c

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu bên dưới:Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của chốn hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu bên dưới:

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của chốn hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình trước hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ, vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tận đáy lòng, vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán:" Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!".

Câu 1: Lời nhận xét trên viết về bài thơ nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Vì sao nói bài thơ trên thể hiện lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?

Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn( từ 7 đến 9 câu ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ trên, trong đó có sử dụng ít nhất một câu nghi vấn( gạch chân câu nghi vấn có trong đoạn văn ). 

0
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu bên dưới:Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của chốn hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu bên dưới:

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của chốn hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình trước hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ, vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tận đáy lòng, vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán:" Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!".

Câu 1: Lời nhận xét trên viết về bài thơ nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Vì sao nói bài thơ trên thể hiện lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?

Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn( từ 7 đến 9 câu ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ trên, trong đó có sử dụng ít nhất một câu nghi vấn( gạch chân câu nghi vấn có trong đoạn văn ). 

0

Câu 4: D

Câu 5: B

18 tháng 3 2022

D

B

11 tháng 3 2022

A

11 tháng 3 2022
Hình tượng con hổ là hình tượng trung tâm trong bài "Nhớ Rừng" của Thế Lữ. Thấm đượm trong từng câu, từng ý là nỗi "Nhớ rừng" của con hổ. Nỗi nhớ ở đây được biểu hiện một cách hết sức mãnh liệt, có khi trở nên dữ dội trên nhiều khía cạnh của tình cảm, chứ không phải là một nỗi nhớ man mác, bâng quơ. Nỗi nhớ ở đây giống như nỗi nhớ của một anh hùng bị thất thế,...
Đọc tiếp

Hình tượng con hổ là hình tượng trung tâm trong bài "Nhớ Rừng" của Thế Lữ. Thấm đượm trong từng câu, từng ý là nỗi "Nhớ rừng" của con hổ.

 

Nỗi nhớ ở đây được biểu hiện một cách hết sức mãnh liệt, có khi trở nên dữ dội trên nhiều khía cạnh của tình cảm, chứ không phải là một nỗi nhớ man mác, bâng quơ. Nỗi nhớ ở đây giống như nỗi nhớ của một anh hùng bị thất thế, chứ không phải là một nỗi nhớ của một kẻ bé nhỏ, tầm thường.

 

Ngay từ đầu bài thơ, ta thấy nỗi "Nhớ rừng" của chúa sơn lâm được biểu hiện ở thái độ căm tức đến mức đau đớn cho số phận không may của mình:

 

"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt..." vì "sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm". Nó cảm thấy nhục vì phải trở thành một "thứ đồ chơi cho một lũ người "mắt bé" nhưng lại "ngạo mạn" và "ngẩn ngơ". Nó không chịu được cái cảnh phải "sống ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi".

 

Nó căm hờn! Nó thấy nhục! Nó căm ghét tất cả! Vì nó đang phải nằm dài trong cũi sắt.

 

Nỗi nhớ rừng của mãnh hổ càng được biểu hiện một cách mãnh liệt hơn, sâu sắc hơn khi nó hồi tưởng về một thời quá khứ vàng son, oanh liệt của mình với một tâm trạng luyến tiếc. Nó nhớ những hình ảnh đẹp đẽ, những âm thanh vang vọng của núi rừng:

 

 

Giũa cảnh thiên nhiên hùng vĩ đó, nó xuất hiện như một vị sơn thần. Từ "bước chân" "dõng dạc" đến "lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng", từ " vờn bóng âm thầm" đến "quắc đôi mắt thần" làm sáng rực cả hang tối, nó là "chúa tể của muôn loài", làm cho mọi vật phải "im hơi" lặng tiếng. Nó nhớ những kỉ niệm trong cuộc sống thường ngày ở chốn rừng sâu, nhớ đến thèm khát, cháy bỏng những lúc say mồi dưới ánh trăng:

 

"

 

Những lúc ngủ ngon khi bình minh đang lên và chim rừng đang tưng bừng ca hát. Những lúc chờ đợi mảnh mặt trời tắt đi để một mình chiếm lấy cả không gian bí mật. Những lúc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của giang sơn sau một cơn mưa rừng dữ dội. Tất cả, đối với nó là một thời oanh liệt.

 

Nhưng thời oanh liệt đó đã thuộc về dĩ vãng. Nó chỉ còn biết cất một tiếng than: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?!". Càng căm uất cho số phận của mình lúc sa cơ thất thế, càng luyến tiếc về một quá khứ oai hùng, oanh liệt, con hổ càng tỏ một thái độ khinh bạc, coi khinh cuộc sống thực tại giả dối đang diễn ra xung quanh nó:

 

Chẳng qua cũng là "học đòi, bắt chước vẻ hoang vu, của chốn nghìn năm cao cả, âm u". Khinh bạc với hiện tại, nó lại khát khao được trở về với nơi núi non hùng vĩ để ngự trị sơn lâm, trở về với cuộc sống tự do, phóng khoáng, tha hồ vùng vẫy, tung hoành, Nhưng một sự thực, nó đang bị giam trong "cũi sắt". Chúa sơn lâm đành thả hồn mình theo "giấc mộng ngàn" để được sống những phút oanh liệt, để xua tan nhũng ngày ảm đạm "ngao ngán" của mình. Con hổ nhớ rừng, nhớ một thời oanh liệt đã qua chính là vì chán ngán trước cuộc sống mà nó đang bị giam hãm, mất tự do.

 

Tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng của tác giả, tâm trạng của một lớp người trong xã hội lúc bấy giờ (1931 -1935) cảm thấy bế tắc trước cuộc sống, chán chường với thực tại, khát khao một cuộc đời tự do, phóng khoáng mặc dầu chưa được định hướng rõ ràng. Đó cũng là một thái độ đáng quý, đáng trân trọng.

 

0
Hình tượng con hổ là hình tượng trung tâm trong bài "Nhớ Rừng" của Thế Lữ. Thấm đượm trong từng câu, từng ý là nỗi "Nhớ rừng" của con hổ. Nỗi nhớ ở đây được biểu hiện một cách hết sức mãnh liệt, có khi trở nên dữ dội trên nhiều khía cạnh của tình cảm, chứ không phải là một nỗi nhớ man mác, bâng quơ. Nỗi nhớ ở đây giống như nỗi nhớ của một anh hùng bị thất thế,...
Đọc tiếp

Hình tượng con hổ là hình tượng trung tâm trong bài "Nhớ Rừng" của Thế Lữ. Thấm đượm trong từng câu, từng ý là nỗi "Nhớ rừng" của con hổ.

 

Nỗi nhớ ở đây được biểu hiện một cách hết sức mãnh liệt, có khi trở nên dữ dội trên nhiều khía cạnh của tình cảm, chứ không phải là một nỗi nhớ man mác, bâng quơ. Nỗi nhớ ở đây giống như nỗi nhớ của một anh hùng bị thất thế, chứ không phải là một nỗi nhớ của một kẻ bé nhỏ, tầm thường.

 

Ngay từ đầu bài thơ, ta thấy nỗi "Nhớ rừng" của chúa sơn lâm được biểu hiện ở thái độ căm tức đến mức đau đớn cho số phận không may của mình:

 

"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt..." vì "sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm". Nó cảm thấy nhục vì phải trở thành một "thứ đồ chơi cho một lũ người "mắt bé" nhưng lại "ngạo mạn" và "ngẩn ngơ". Nó không chịu được cái cảnh phải "sống ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi".

 

Nó căm hờn! Nó thấy nhục! Nó căm ghét tất cả! Vì nó đang phải nằm dài trong cũi sắt.

 

Nỗi nhớ rừng của mãnh hổ càng được biểu hiện một cách mãnh liệt hơn, sâu sắc hơn khi nó hồi tưởng về một thời quá khứ vàng son, oanh liệt của mình với một tâm trạng luyến tiếc. Nó nhớ những hình ảnh đẹp đẽ, những âm thanh vang vọng của núi rừng:

 

 

Giũa cảnh thiên nhiên hùng vĩ đó, nó xuất hiện như một vị sơn thần. Từ "bước chân" "dõng dạc" đến "lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng", từ " vờn bóng âm thầm" đến "quắc đôi mắt thần" làm sáng rực cả hang tối, nó là "chúa tể của muôn loài", làm cho mọi vật phải "im hơi" lặng tiếng. Nó nhớ những kỉ niệm trong cuộc sống thường ngày ở chốn rừng sâu, nhớ đến thèm khát, cháy bỏng những lúc say mồi dưới ánh trăng:

 

"

 

Những lúc ngủ ngon khi bình minh đang lên và chim rừng đang tưng bừng ca hát. Những lúc chờ đợi mảnh mặt trời tắt đi để một mình chiếm lấy cả không gian bí mật. Những lúc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của giang sơn sau một cơn mưa rừng dữ dội. Tất cả, đối với nó là một thời oanh liệt.

 

Nhưng thời oanh liệt đó đã thuộc về dĩ vãng. Nó chỉ còn biết cất một tiếng than: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?!". Càng căm uất cho số phận của mình lúc sa cơ thất thế, càng luyến tiếc về một quá khứ oai hùng, oanh liệt, con hổ càng tỏ một thái độ khinh bạc, coi khinh cuộc sống thực tại giả dối đang diễn ra xung quanh nó:

 

Chẳng qua cũng là "học đòi, bắt chước vẻ hoang vu, của chốn nghìn năm cao cả, âm u". Khinh bạc với hiện tại, nó lại khát khao được trở về với nơi núi non hùng vĩ để ngự trị sơn lâm, trở về với cuộc sống tự do, phóng khoáng, tha hồ vùng vẫy, tung hoành, Nhưng một sự thực, nó đang bị giam trong "cũi sắt". Chúa sơn lâm đành thả hồn mình theo "giấc mộng ngàn" để được sống những phút oanh liệt, để xua tan nhũng ngày ảm đạm "ngao ngán" của mình. Con hổ nhớ rừng, nhớ một thời oanh liệt đã qua chính là vì chán ngán trước cuộc sống mà nó đang bị giam hãm, mất tự do.

 

Tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng của tác giả, tâm trạng của một lớp người trong xã hội lúc bấy giờ (1931 -1935) cảm thấy bế tắc trước cuộc sống, chán chường với thực tại, khát khao một cuộc đời tự do, phóng khoáng mặc dầu chưa được định hướng rõ ràng. Đó cũng là một thái độ đáng quý, đáng trân trọng.

 

0
18 tháng 4 2018

- không hạn định về số câu chữ

- không gò bó về vần nhịp, niêm luật

- lời thơ tự nhiên giảm tính công thức ước lệ

- có sự đổi mới trong cảm xúc, tư duy; cái tôi cá nhân được đề cao, bộc lộ một cách trực tiếp

18 tháng 4 2018

Vì:

+ Thể thơ tự do

+ Không tuân theo lối vần luật, niêm luật như các thể loại thơ cổ

+ Khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.

Học tốt nhé!

Câu 1: a. Tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng” là gì? b. Căn cứ vào nội dung bài thơ “Nhớ rừng” hãy giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú, việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ? Câu 2: a. Hãy nêu mạch cảm xúc của bài thơ “Ông đồ”. b. Bài thơ “Ông đồ” gợi cho em suy nghĩ gì...
Đọc tiếp
Câu 1: a. Tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng” là gì? b. Căn cứ vào nội dung bài thơ “Nhớ rừng” hãy giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú, việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ? Câu 2: a. Hãy nêu mạch cảm xúc của bài thơ “Ông đồ”. b. Bài thơ “Ông đồ” gợi cho em suy nghĩ gì về việc bảo tồn nét đẹp của dân tộc? c. Bài thơ “Ông đồ” có những đặc sắc gì về nghệ thuật? Câu 3: a. Trong bài thơ “Quê Hương”, Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào? Phân tích cái hay của câu thơ: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. b. Mạch cảm xúc của bài thơ “Quê hương” được thể hiện như thế nào? Câu 4: a. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ? b. Cách đặt tên bài thơ “Khi con tu hú” của tác giả có gì đặc sắc? c. Nhận xét cảnh mùa hè được miêu tả trong sáu câu đầu bài thơ “Khi con tu hú”. Những chi tiết nào khiến em có nhận xét đó? d. Chỉ ra tâm trạng người tù (người chiến sĩ) được thể hiện qua 4 câu cuối bài thơ “Khi con tu hú” ? Câu 5: a. Nêu nội dung đặc sắc của bài thơ “ Tức cảnh Bắc Pó”? b. Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”? c. Cuộc sống của Bác ở Pác Bó được miêu tả như thế nào qua 3 câu thơ đầu của bài thơ? d. Cái “sang” của cuộc đời Cách mạng được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” ? Phần Tiếng Việt: Câu 1: Hãy đặt câu nghi vấn, với các từ nghi vấn sau: sao? gì? đâu? hả?nào? Câu 2: Xác định câu nghi vấn ? Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì ? a . Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho cảnh biệt li. Vậy thì sự biệt li không chỉ co một nghĩa buồn rầu khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ? b . Quan lớn đỏ mặt tía tai , quay ra quát rằng : - Đê vỡ rồi ! ... Đê vỡ rồi , thời ông cách cổ chúng mày , thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không ? ... Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chậy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa ? ( Phạm Duy Tốn ) c. Vua sai lính điệu em bé vào phán hỏi : - Thằng bé kia , mày có việc gì ? Sao lại đến đây mà khóc ? ( Em Bé Thông Minh ) d. Một hôm cô tôi gọi tôi đén bên cười hỏi : - Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ? Tôi cười dài trong tiếng khóc , hỏi cô tôi : - Sao cô biết mợ con có con ? ( Nguyên Hồng ) Câu 3: Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến? Câu 4: Xác định câu cầu khiến trong các đoạn trích sau : a . Bà buồn lắm , toan vứt đi thì đứa con bảo : - Mẹ ơi , con là người đấy . Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp . ( Sọ Dừa ) b . Vua rất thích thú vội ra lệnh : - Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền ! Ta muốn ra khơi xem cá . [ ... ] Thấy thuyền còn đi quá chậm , vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn : - Cho gió to thêm một tý ! Cho gió to thêm một tý ! [ ... ] Vua quống quýt kêu lên : - Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa ! ( Cây Bút Thần ) Câu 5: Trong những câu văn sau, những câu nào là câu cầu khiến? Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến đó là gì? a- Ngày mai chúng ta được đi tham quan nhà máy thủy điện đấy. b- Con đừng lo lắng, mẹ sẽ luôn ở bên con. c- Ồ, hoa nở đẹp quá! d- Hãy đem những chậu hoa này ra ngoài sân sau. e- Bạn cho mình mượn cây bút đi. f- Chúng ta về thôi các bạn ơi. g- Lấy giấy ra làm kiểm tra! h- Chúng ta phải ghi nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ. Câu 6: Hãy cho biết tác dụng của những câu cầu khiến sau: a, Cậu nên đi học đi. b, Đừng nói chuyện! c, Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. d, Cầm lấy tay tôi này! e, Đừng khóc. Phần Tập làm văn Câu 1: a. Nêu yêu cầu của bài văn TM giới thiệu một danh lam thắng cảnh? b. Dàn bài TM về một danh lam thắng cảnh? c. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh: Thủ đô Hà Nội (dàn ý)? Câu 2: a. Nêu yêu cầu của bài văn TM một trò chơi? b. Dàn bài TM một trò chơi? c. Giới thiệu một trò chơi dân gian: Chi chi chành chành. Câu 3: a. Nêu yêu cầu của BVăn TM một món ăn dân tộc? b. Dàn bài TM một món ăn dân tộc? c. Giới thiệu một món ăn dân tộc: Chả cá Hà Nội.
0