Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Nói đến thế hệ tri thức trẻ.
Câu 2: Nỗi nhục giam cầm, giam hãm trong thế giới u uất.
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy.
=>
Đoạn thơ trên trích trong văn bản:Nhớ Rừng của Thế Lữ
-Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ- 1935.
Câu 2: Đại từ: “ta” trong ngữ liệu để chỉ nhân vật nào?
=>là đại từ chỉ con hổ sống trong vườn bách thú
Câu 3: Chỉ ra một biện pháp tu từ tiêu biểu được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó.
=>Biện pháp nhân hóa: tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Bộc lộ niềm phẫn uất trong hổ cũng là trong tác giả, trong mỗi người dân VIệt Nam mất nước thuở ấy.
Câu 4: Câu:
“ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm
thuộc kiểu câu nào theo mục đích nói và có chức năng gì?
=>Kiểu câu phân theo mục đích nói: câu trần thuật
-Chức năng: Kể lại thực trạng, tâm trạng của hổ trong cảnh bị giam cầm
Câu 5: Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên.
:Nội dung đoạn thơ: bộc bạch nỗi niềm bị nuôi nhốt của con hổ – loài vật được mệnh danh là “chúa sơn lâm”. Tâm trạng đó là: căm hờn, khinh thường cảnh sống tù túng và căm giận khi bị đem ra làm trò tiêu khiển.
a. Biểu cảm
b. Nỗi uất hận của chúa sơn lâm khi nhớ lại quá khứ vàng son còn được tự do.
c. Điệp cấu trúc, câu hỏi tu từ
Thái độ của hổ cho thấy sự chán chường của nó trong thực tại. Vì nó ý thức đươc nỗi đau và chua xót cho thân phận mình. Nhưng đó không phải là thái độ chấp nhận mà chỉ là thái độ phản kháng đau đớn trong tâm hồn. bộc bạch nỗi niềm bị nuôi nhốt của con hổ – loài vật được mệnh danh là “chúa sơn lâm”. Tâm trạng đó là: căm hờn, khinh thường cảnh sống tù túng và căm giận khi bị đem ra làm trò tiêu khiển.Chúng ta đặt ra một câu hỏi : tại sao chúa sơn lâm oai nghiêm hùng dũng giờ đây lại bị người khác làm trò tiêu khiển, mua vui?. Ấy là do sự độc ác của con người , ở đây là nói đến sự độc ác của bọn thực dân , bọn tiểu quỷ xâm chiếm đất nước , giam cầm người cách mạng.
1. Trích trong văn bản ''Nhớ rừng'' của Thế Lữ.
Giới thiệu về tác giả + văn bản: Em tự xem trong sgk
2. ''gậm'': ĐT
''khối căm hờn'': DT
''gậm'': Cho thấy sự phẫn uất nhưng không thể bộc phát mà phải im lặng gặm nhấm
''khối căm hờn'': Sự phẫn uất tích tụ lâu ngày trở thành một khối, cục
Cách dùng từ này cho thấy sự phẫn uất rất nhiều và rất lâu của nhân vật trữ tình nhưng phải bất lực chịu đựng và gặm nhấm nó.
3. Không thể thay vì làm như vậy sẽ mất đi tính biểu cảm của câu thơ và không thể lột tả chân thực được sự phẫn uất bấy lâu của nhân vật trữ tình.
4. Tình thế ngao ngán, ngột ngạt của con hổ khi phải nằm im đếm ngày tháng trôi.
5. Việc lựa chọn trật tự từ trong đoạn thơ giúp đoạn thơ giàu tính biểu cảm, nêu rõ được sự chán ghét, mất tự do của hổ. Đồng thời cho thấy sự đồng cảm của tác giả với hổ.
6. Dụng ý nghệ thuật: Nhà thơ mượn hình ảnh con hổ để nói lên nỗi lòng của người dân mất tự do, ngột ngạt chịu cảnh bị giam cầm thời chiến.
7. Gợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về khổ thơ
TB:
Phân tích các câu thơ + bptt...
Nêu cảm nhận của hổ trong đoạn thơ
Nêu cảm xúc của em về đoạn thơ
KB: Tình cảm của em dành cho hổ
_mingnguyet.hoc24_
1. Văn bản "Nhớ rừng". Tác giả: Thế Lữ
Giới thiệu:
Thế Lữ (1907 - 1989): Nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu người Việt Nam (Tham khảo)
Khi tác giả Thế Lữ muốn mượn lời con hổ để diễn tả sự chán ghét với việc mất tự do, văn bản "Nhớ rừng" được ra đời.
2.
"gậm": động từ
"khối căm hờn": danh từ
Cách hiểu của em về:
"gậm": hành động giữ, lưu trữ lại qua nhiều năm tháng.
"khối căm hờn": sự giận dữ, tức giận, thù hằn được đúc lại.
Tác dụng của cách dùng từ này:
+ Thể hiện rõ thái độ, cảm xúc của tác giả khi mượn nhân vật con hổ.
+ Làm cho câu thơ giàu tính biểu cảm, lời thơ thêm sâu sắc.
3. Không thể. (Bởi như thế, câu thơ sẽ trở nên trần tục và không phù hợp với ngữ điệu hoàn cảnh, thời gian sáng tác thơ).
4. Nói lên tình thế: chán chường, mất đi thời oai hùng của con hổ.
5. Tác dụng:
- Giúp cho câu thơ có bố cục rõ ràng, lời diễn tả mạch lạc hơn.
- Thể hiện rõ cảm xúc một cách ý nghĩa, có sắp xếp.
- Hấp dẫn người đọc hơn.
6. Dụng ý nghệ thuật:
- Bày tỏ sự bất bình, sự chán ghét cực độ của tác giả đối với cuộc sống bị bó buộc mất đi tự do.
7. Dàn ý cho bạn làm nhé (Kiểu câu thì bạn tự thêm vậy)
Mở đoạn:
- Giới thiệu bài thơ "Nhớ rừng", dẫn vào khổ thơ trên.
+ Nói về tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
Thân đoạn:
- Nội dung đoạn thơ:
+ Thể hiện thời gian con hổ sa cơ thất thế, không còn sự oai hùng của một chúa tể sơn lâm.
+ Ẩn dụ đến cảm xúc, suy nghĩ khó chịu, chán ghét cuộc sống tù túng mất đi tự do vốn có của nhà thơ.
- Phân tích thơ:
+ " Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt ":
-> Tác giả tả đến hành động và không gian con hổ đang ở.
+ "Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua":
-> Độc thoại nội tâm nhân vật kể lại tình cảnh của nhân vật, thể hiện nỗi chán chường của một chúa tể sơn lâm hùng mãnh.
+ "Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ":
-> Tỏ rõ thái độ của tác giả khi nhân hóa con hổ, chỉ đến sự tự cao của những con người ngăn cấm tinh thần yêu nước.
+ "Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm":
-> Tả chú hổ tự giễu cợt mình, ẩn dụ đến chính suy nghĩ của những con người cách mạng bị tù túng vô cớ.
+ "Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm":
-> Vừa nói đến chú hổ, vừa chỉ đến tình cảnh ngoằn nghèo của những thanh niên yêu nước.
-> Cảm xúc khó chịu không thôi của tác giả lồng vào thơ làm người đọc cảm nhận rõ.
+ "Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự
Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi":
-> Cái nhục cùng quằn đến vô độ trong suy nghĩ của chính con hổ và tác giả.
Kết đoạn:
- Tổng kết lại:
Mẫu: Khép lại, dưới ngòi bút của mình, nhà thơ Thế Lữ đã sáng tác ra một bài thơ đầy cảm xúc, đầy tính ý nghĩa khiến cho bất kỳ ai cũng cảm thấy xao xuyến.
a. Đoạn thơ trích từ văn bản “Nhớ rừng" được tác giả Thế Lữ sáng tác trong thời kì chiến tranh đất nước đang lầm than.
b. Một biện pháp tu từ được sử dụng: nhân hóa. Phép nhân hóa đã được sử dụng để nhân cách hóa chủ thể trong bài thơ là con hổ; làm cho bài thơ như một lời tự sự bộc bạch nỗi niềm bị nuôi nhốt của một loài vật hoang dã.
c. "Ta" trong đoạn thơ là chỉ con hổ.
Tâm sự của con hổ: buồn chán, uất hận, khinh thường cảnh sống tù túng, nhớ nhung nơi đại ngàn, khát khao được tự do.
d.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng,
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Thể thơ: tám chữ.
e. Những câu nghi vấn: phần in nghiêng trong đoạn thơ. Cả đoạn thơ này đều sử dụng câu nghi vấn với tác dụng như lời bộc bạch nỗi nhớ nhung về thời quá khứ huy hoàng của chúa tể sơn lâm oai vệ, hùng cứ khu rừng.