Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì đó là những bài học rất đúng và ý nghĩa nên dù thời gian có qua đi, thì những bài học đó vẫn được con cháu noi theo và phát huy.
Vì đó là những bài học rất đúng và ý nghĩa nên dù thời gian có qua đi, thì những bài học đó vẫn được con cháu noi theo và phát huy.
a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:
- Kể nội dung truyện cổ tích
- Lý do An thôi học,
- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…
- Một câu chuyện hay
b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:
+ Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt
+ Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày
- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt
- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.
Buổi sáng hôm qua, lớp em có một tiết ngoại khóa Ngữ văn. Cả lớp sôi nổi bàn về chủ đề: Truyện cổ tích. Bao nhiêu thắc mắc về nội dung và nghệ thuật của thể loại truyện dân gian này chúng em đều được cô giáo giải đáp ngọn ngành. Nhưng cuối giờ, cô giáo cho chúng em một bài tập mà đứa nào đứa nấy cứ bắt đầu bứt tại mãi không trả lời cho được. Các em hãy cho Cô biết tại sao Cô Tấm hiền như thế mà kết cục truyện lại có hành động trả thù mẹ con Cám lạ kỳ như vậy.
Cô cho chúng em mang bài tập về nhà nhưng ngồi nghĩ suốt cả buổi trưa, em cũng chẳng thể tìm được câu trả lời cho thoả đáng. Những ý nghĩa làm hai mắt em mỏi mệt vô cùng, em chìm vào giấc ngủ và rồi... đi vào một giấc mơ.
- Ôi! Ở đâu mà trang hoàng nguy nga như vậy! Em băn khoăn tự hỏi.
Đúng lúc đó có một cô gái hiền dịu bước ra:
- Em là ai? Có chuyện gì mà lại đến đâu?
- Em... em... không biết! Vậy chị là ai?
- Chị là chị Tấm!
Vậy là em đang ở trong thế giới của truyện cổ tích à? May quá! Gặp chị Tấm ở đây chắc mình sẽ hỏi được câu trả lời. Nghĩ vậy, em liền cất tiếng:
- Thưa chị! Em đang sống ở thế kỷ XXI. Hôm nay chúng em học một bài về chị. Nhưng cả lớp em đều thắc mắc, tại sao hiền như cô Tấm mà lại giết chết cô Cám thảm thương như vậy?
- Có chuyện như thế thật sao? Chị Tấm ngỡ ngàng.
- Em nói thật mà, chị không tin sao?
Thế là em kể lại cho chị Tấm nghe trọn kết cục câu chuyện mà chúng em được học.
Câu chuyện vừa kết thúc, chị Tấm liền ngồi thụp xuống, mặt chị tỏ vẻ rất buồn rầu. Nhưng rồi tự nhiên chị đứng dậy mạnh mẽ và dứt khoát:
- A! Chị hiểu ra rồi. Trên thực tế dù có ác đến mấy cũng chẳng ai làm như vậy và nếu là chị thì lại càng không thể. Nhưng em biết không, dù sao thì chuyện về chị cũng là cổ tích, điều gì cũng có thể xảy ra. Có lẽ lưu truyền lâu đời ở dân gian nên câu chuyện về chị đã thay đổi ít nhiều. Nhân dân ta vốn thích sự công bằng và yêu thương rất mực những người hiền lành hiếu thảo nên mới thêm vào cái nội dung như em vừa kể. Mẹ con chị Cám dù sao cũng gây ra bao điều tàn ác, riêng với chị, chị cũng đã phải chết đi chết lại đến mấy lần. Dân gian nghĩ rằng gây ra ác nghiệp chắc chắn sẽ bị người đời ác báo nên mới nghĩ ra cái chết xứng đáng với mẹ con chị Cám như vậy.
- Ôi! Cảm ơn chị bây giờ thì em đã hiểu rồi.
Em tạm biệt chị, không ngờ cũng đã đến giữa buổi chiều, em giật mình ra khỏi giấc mơ khi nghe tiếng reo của chiếc đồng hồ báo thức. Em bừng tỉnh, vui mừng cảm ơn chị Tấm. Bây giờ trong lòng em đang thầm nghĩ, câu trả lời của em ngày mai chắc chắn sẽ được cô giáo đánh giá rất cao. Em tin cô sẽ rất hài lòng.
Người nghe muốn biết về sự việc diễn ra và đương nhiên sự việc đó phải có thực nhưng trong trường hợp ( a ) thì đó là 1 câu truyện giả thuyết. Có thể kể nó theo chuyện dân gian.
Người kể phải biết rõ nội dung đừng kể ko đúng sự việc nếu không biết thì phải nói là không rõ còn nếu biết tùy từng trường hợp nên nói hay không nên nói chuyện đó có quan trọng lắm không? Hoặc người ấy không cho nói và kêu giữ bí mật
Trong trường hợp cuối cùng, nếu là chuyện tốt thì nên nghe còn về chuyện xấu hoặc không đúng với thực tế nói xấu nhua thì không nên nghe tránh người khác phàn nàn
Chúc bạn học tốt!
- Lời kể: “Hiện nay, vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng …. gọi là làng Cháy”.
- Ý nghĩa:
+ Cho thấy nhân dân ta luôn tin rằng thánh Gióng là người anh hùng có thật và tự hào về sức mạnh thần kì của dân tộc trong đấu tranh chống ngoại xâm.
+ Trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian khi sáng tạo ra nhiều chi tiết sinh động, kì lạ nhằm làm tăng vẻ đẹp linh thiêng, hấp dẫn cho nhân vật, gắn lịch sử với phong tục, địa danh,…
Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ: “Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đến thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đống Thiên Vương. Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre la ngà (hay đằng ngà)”.
Gióng là bậc Thánh nên đánh giặc xong, cứu được sinh linh phải bay về trời, mới xứng. Vua phong là “Phù Đổng Thiên Vương” ý muốn nói Gióng là người nhà Trời. Đó là cách nghĩ của người xưa, là ý tưởng của người xưa gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật Thánh Gióng. Đến nay, ở huyện Sóc Sơn (ngoại thành Hà Nội) vẫn còn đền thờ Thánh Gióng. Ngày hội làng – Hội Gióng hằng năm, nhân dân văn biểu diễn mô phỏng cách đánh giặc ngày xưa. Nhân dân vẫn tin rằng : những bụi tre cháy, những vết chân ngựa lún thành hồ ao là có thật cốt để chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta có từ ngàn xửa ngàn xưa.
ở bài " Truyện cổ nước mình " nha
vì dù thời gian có trôi qua, xã hội có ngày càng phát triển thì những câu chuyện cổ vẫn luôn giữ nguyên ý nghĩa cho đến hiện tại, những bài học đó luôn đi qua từ thế hệ này cho đến thế hệ khác, khắc sâu vào trong tâm trí mỗi con người Việt Nam. Cho nên dù có gì thay đổi nhưng những bài học quá khứ vẫn luôn giữ nguyên ý nghĩa cho đến hiện tại.