Câu 9. (1,0 điểm)

Chỉ ra và...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 9. (1,0 điểm)

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn: “Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết”.

Câu 10. (1,0 điểm)

Thông điệp sâu sắc nhất em rút ra được từ văn bản trên là gì? Vì sao? (Viết đoạn văn khoảng 7 - 10 dòng trình bày suy nghĩ của em, đoạn văn có sử dụng dấu chấm phẩy)

Bài đọc:

          (…)Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.

         

Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. (…)

       

Cuộc đời của gia đình bác Lê cứ như thế mà lặng lẽ qua, ngày no rồi lại ngày đói. Tuy vậy, cũng có những ngày vui vẻ. Những ngày nắng ấm trong năm, hay những buổi chiều mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngồi chơi ở trước cửa nhà. Các người hàng xóm cũng làm như thế. Các bà mẹ ngồi rủ rỉ với nhau những câu chuyện kín đáo, các trẻ con nô đùa dưới quán chợ, còn các bà già thì ngồi rũ tóc tìm chấy ngoài bóng nắng. Bác Lê đem thằng Hi, con Phún ra gọt tóc cho chúng nó bằng một cái mảnh chai sắc. Thằng cả ngồi đan lại cái lờ, còn những đứa khác chơi quanh gần đấy. Trong ngày hè nóng nực, con bác Lê đứa nào cũng lở đầu - bác ta bảo là một cái bệnh gia truyền từ đời ông tam đại - nên bác lấy phẩm xanh bôi cho chúng nó. Trông mẹ con bác lại giống mẹ con đàn gà, mà những con gà con người ta bôi xanh lên đầu cho khỏi lẫn. Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo:

        

- Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.

          Bác Lê bao giờ cũng trả lời một câu:

        - Mất bớt đi cho nó đỡ tội!

        Nhưng mọi người biết bác Lê quí con lắm. Tuy bác hết sức công bằng, người ta cũng thấy bác yêu thằng Hi hơn cả, nó là con thứ chín, và ốm yếu xanh xao nhất nhà. Bác thường bế nó lên lòng, hôn hít, rồi khoe với hàng xóm: nội cả nhà chỉ có nó là giống thầy cháu như đúc. Rồi bác ôm con ngồi lặng yên một lát, như để nhớ lại chuyện gì đã lâu lắm.

(Trích Nhà mẹ Lê, Thạch Lam,

NXB Hội Nhà văn, 2008)

1
22 tháng 4 2024

Câu 9. (1,0 điểm) 

- Biện pháp nghệ thuật: so sánh: “da thịt thâm tím vì rét như thịt con trâu chết.”

- Tác dụng:

+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Nhấn mạnh nội dung diễn đạt: Khắc họa rõ cuộc sống đói rách cùng cực của gia đình bác Lê.

+ Qua đó, cũng cho thấy sự cảm thương, chia sẻ của nhà văn với cuộc sống của người nông dân.

Câu 10. (1,0 điểm)

- Học sinh trình bày được 01 thông điệp sâu sắc nhất theo quan điểm cá nhân và có lí giải hợp lí, thuyết phục.

Một số thông điệp gợi ý:

     + Tình yêu thương

     + Tình mẫu tử

Yêu cầu:

- Viết đúng dung lượng 7 - 10 dòng.

- Sử dụng hợp lí dấu chấm phẩy.

- Viết đúng hình thức đoạn văn.

- Nêu được cảm nhận về thông điệp.

Phần I: Đọc hiểu (4 điểm) * Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Tre, nứa, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người“. (Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1: (0,25 điểm)....
Đọc tiếp

Phần I: Đọc hiểu (4 điểm)

* Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Tre, nứa, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người“.

(Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 1: (0,25 điểm). Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?

Câu 2: (0,25 điểm). Tác giả của văn bản có chứa đoạn trích trên là ai?

Câu 3: (0,25 điểm). Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào?

Câu 4: (0,25 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 5: (0,5 điểm).  Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 6: (2,5 điểm).

Cho câu văn: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

a. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu trên và xác định kiểu câu? 1,0 điểm)

b. Xác định các biện pháp tu từ  được sử dụng trong câu văn trên? Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ em vừa tìm? (1,5 điểm)

145
13 tháng 5 2021

Câu 1: (0,25 điểm). Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? (Bạn tự làm nhé, tại mik ko có sách)

Câu 2: (0,25 điểm). Tác giả của văn bản có chứa đoạn trích trên là ai? (Bạn tự làm nhé, tại mik ko có sách)

Câu 3: (0,25 điểm). Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào? Nghị luận (Không chắc đâu ạ)

Câu 4: (0,25 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Tự sự

Câu 5: (0,5 điểm).  Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Miêu tả vẻ đẹp của tre

Câu 6: (2,5 điểm).

Cho câu văn: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

a. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu trên và xác định kiểu câu? 1,0 điểm) 

Tre  trông thanh cao ,  giản dị  ,  chí khí như người.

CN             VN1             VN2           VN3

-> Thuộc kiểu câu ghép (chắc thế ạ)

b. Xác định các biện pháp tu từ  được sử dụng trong câu văn trên? Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ em vừa tìm? (1,5 điểm) So sánh - tác dụng (Bạn tự làm nhé)

14 tháng 5 2021

CÂU1

-văn bản trên trích từ truyện CÂY TRE VIỆT NAM

 CÂU2

-tác giả là THÉP MỚI

 

 

1,Đoạn văn trên trích từ văn bản:"Bức tranh của em gái tôi"

2.Nhân vật em tôi được nhắc trong đoạn là:"con mèo",em của người kể chuyện.Nhân vật đó rất nghịch ngợm,luôn vui vẻ,yêu thương anh trai,...

3.Các phó từ: nhìn như thôi miên,nói rằng,sẽ nói rằng

16 tháng 5 2021

1 : Đoạn văn trên được trích từ văn bản :'' Bức tranh của em gái tôi ''

2 :  - Nhân vật '' em tôi '' được nói tới trong đoạn văn trên là Kiều Phương                                      - Dựa vào văn bản đã học nhân vật Kiều Phương có những đặc điểm đáng quý là : trong sáng, hồn nhiên và nhân hậu

3 :Các phó từ được sử dụng trong đoạn văn trên là :

      

 

“Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười lăm nứt nẻ đất ruộng, và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.Qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang...
Đọc tiếp

“Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười lăm nứt nẻ đất ruộng, và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.Qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường ngay như mọi khi còn ngồi thu tay vào trong bọc,bên cạnh đứa em bé vẫn nắm tay ngủ kĩ.  Chi Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhận thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi.

Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Trời không tu ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Trong đoạn trích có những nhân vật nào?

Câu 4. Tìm, gọi tên các cụm từ đóng vai trò vị ngữ trong những câu sau và cho biết tác dụng của việc mở rộng vị ngữ bằng cụm từ trong câu:

Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhận thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi.

Câu 5. Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.

II. Tạo lập văn bản (5,0đ)

Bằng tất cả tình yêu thương, sự kính trọng đối với mẹ, em hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm sâu sắc, đáng nhớ của em với mẹ.

1
7 tháng 12 2021

chữ nhỏ qué giải bài này xong chắc tui đi cắt kính

C1:văn bản bài học đường đời đầu tiên.Của Tô Hoài

C2:Tả dế mèn

7 tháng 1 2022

a) Những từ láy trong đoạn văn trên là:  Vội vã, đông đúc .

b) Tác dụng: Làm cho đoạn văn hay hơn có tính chân thực và giàu cảm xúc hơn.

                                                                                                                                                       CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ!

“Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười lăm nứt nẻ đất ruộng, và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.Qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang...
Đọc tiếp

“Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười lăm nứt nẻ đất ruộng, và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.Qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường ngay như mọi khi còn ngồi thu tay vào trong bọc,bên cạnh đứa em bé vẫn nắm tay ngủ kĩ.  Chi Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhận thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi.

Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Trời không tu ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Trong đoạn trích có những nhân vật nào?

Câu 4. Tìm, gọi tên các cụm từ đóng vai trò vị ngữ trong những câu sau và cho biết tác dụng của việc mở rộng vị ngữ bằng cụm từ trong câu:

Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhận thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi.

Câu 5. Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.

II. Tạo lập văn bản (5,0đ)

Bằng tất cả tình yêu thương, sự kính trọng đối với mẹ, em hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm sâu sắc, đáng nhớ của em với mẹ

0
Chuyện Lương Thế VinhHồi nhỏ Lương Thế Vinh thường trèo bưởi trong vườn. Có lần quả bưởi rơi tõm xuống ao, Vinh hốt hoảng tưởng mất. Không ngờ bưởi lại nổi lên mặt nước và cậu dùng sào khều vào bờ, lấy được.Một lần khác, Vinh cùng các bạn chăn trâu trong làng chơi trò chơi đá bưởi ngoài đồng. Chẳng dè quả bóng bằng bưởi lăn xa rồi rơi tuột xuống cái hố, vừa hẹp, khiến...
Đọc tiếp

Chuyện Lương Thế Vinh

Hồi nhỏ Lương Thế Vinh thường trèo bưởi trong vườn. Có lần quả bưởi rơi tõm xuống ao, Vinh hốt hoảng tưởng mất. Không ngờ bưởi lại nổi lên mặt nước và cậu dùng sào khều vào bờ, lấy được.
Một lần khác, Vinh cùng các bạn chăn trâu trong làng chơi trò chơi đá bưởi ngoài đồng. Chẳng dè quả bóng bằng bưởi lăn xa rồi rơi tuột xuống cái hố, vừa hẹp, khiến bọn trẻ lúng túng, chưa biết làm cách nào để lấy. Vừa lúc có một ông khách đi qua, thấy vậy bèn đố:
- Đứa nào lấy được bưởi lên tao sẽ thưởng!
Trong khi chứng bạn đang loay hoay, đứa thì lấy thừng trâu thắt thòng lọng thả xuống hố để buộc quả bưởi, nhưng bưởi tròn nên cứ tuột hoài, đứa thid chạy về nhà lấy sào để chọc,... Còn Lương Thế Vinh lấy nón chạy đến vũng nước cách đây ko xa, múc nước đổ xuống hố. Vừa làm, cậu còn vừa vui miệng đọc
Bưởi ơi bưởi nghe ta gọi
Đừng làm cao
Đừng trốn tránh
Lên với ta
Vui tiếp nào...!
Chẳng mấy chốc quả bưởi từ từ nổi lên và nằm gọn trong tay Lương Thế Vinh. Ông khách tấm tắc khen ngợi Vinh thông minh, sáng dạ và thưởng cho cậu tiền. Còn chúng bạn, đứa nào đứa nấy đều phục Vinh sát đất và thấy Vinh vừa làm vừa đọc lầm rầm, nên đã đồn đại rằng Vinh biết dùng phép "thần chú" gọi được quả bưởi từ dưới hố sâu lên!

( 2 )Chi tiết nào chứng minh sự thông minh , tài trí của nhân vật ?

( 3 ) Để thể hiện trí thông minh của nhân vật, tác giả dân gian đã chọn hình thức nghệ thuật nào? Tác dụng của hình thức ấy?

( 4 )

a,Em có nhân xét gì về cách giải đố của nhân vật? Cách giải đố ấy lí thú ở chỗ nào?
 

b, Điền vào bảng điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh và Lương Thế Vinh.
| | Em bé thông minh | Lương Thế Vinh |
| Giống | | |
| Khác | | |
4) Hãy cho biết: Người thông minh là người như thế nào? Làm thế nào để trở thành người thông minh ?

 

1
7 tháng 10 2018

Dài quá à

                                                                          Bài học tốt             (Võ Quảng). Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. Trên mai không có những vết rạch ngang dọc như ta thấy ngày nay. Rùa rất tự hào về cái mai của mình. Mỗi buổi sớm, Rùa đem mai ra phơi nắng. Ánh nắng trên mai Rùa sáng rực, làm cái mai như toả...
Đọc tiếp
                                                                          Bài học tốt             (Võ Quảng). 
Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. Trên mai không có những vết rạch ngang dọc như ta thấy ngày nay. Rùa rất tự hào về cái mai của mình. Mỗi buổi sớm, Rùa đem mai ra phơi nắng. Ánh nắng trên mai Rùa sáng rực, làm cái mai như toả ánh hào quang. 
 
Tính Rùa thích đi đây đi đó ngắm xem phong cảnh tươi đẹp của đất nước: 
 
- Sống có nghĩa là đi. Một ngày không đi là một ngày bỏ phí. Phải đi như ngọn gió kia, đi mãi, đi mãi. Đi nhiều càng tốt. Đi nhiều mới xem hết những vẻ đẹp trong thiên hạ. Đi nhiều mới thấy hết được những đổi mới của đất nước. 
 
Nhưng Rùa phải cái tính hay ngại. Mùa đông, Rùa ngại cái rét. Cái rét nép trong bờ bụi cứ thổi vù vù làm buốt đến tận xương. Phải đợi đến mùa xuân. Mùa xuân nhiều hoa. Đi trên một con đường rải đầy hoa thơm cũng thú vị. Nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông, vì mưa phùn vẫn cứ lai rai, và gió bấc vẫn cứ thút thít ở các khe núi. Phải đợi đến mùa hè. Mùa hè tạnh ráo. Cây cối có nhiều quả chín thơm tho. Nhưng cái nóng cứ hầm hập. Cả ngày bụi cuốn mịt mùng. Hễ có cơn giông thì đất đá như sôi lên, nước lũ đổ ào ào. Phải đợi đến mùa thu. Quả thật đến mùa thu, Rùa mới cảm thấy rõ rệt mình đang cần một chân trời và một khoảng rộng. Nhìn ra, mây đùn tan biến. Đồi núi trải ra như đàn rùa bò lóp ngóp. Và xa, rất xa, trên ngọn một quả núi cao, một lâu đài hiện ra như một hòn ngọc. Có người bảo đó là lâu đài của Rùa vàng. Rùa lẩm bẩm: 
 
- Ừ! Ta phải đến xem cho biết! Rùa vàng chắc còn giữ cái nỏ bắn một phát giết nghìn giặc của cụ tổ. Chưa đến thăm lâu đài của Rùa vàng thì đến lúc chết ta khó nhắm mắt. 
 
Rùa ra đi. Ngày đầu Rùa chạy, như có ai đẩy sau lưng. Ngày thứ hai, Rùa chạy chậm. Ngày thứ ba, Rùa đi. Ngày thứ tư, đi chậm. Ngày thứ năm, Rùa lê từng bước. Cái gì đẩy sau lưng đã biến mất. Con đường hoá gồ ghề. Rùa bước chậm dần… chậm dần rồi… dừng lại! 
 
- Ô kìa! Có ai đó không? Có phải ta đã dừng lại không? Ta mệt rồi! Ta phải nhờ một người khác đi hộ ta. Có thể một con chim Đại Bàng sẽ bay tới. Nó sẽ mời ta: “Mời ngài hãy tạm lên đôi cánh của tôi. Tôi vô cùng sung sướng được đưa ngài đến nơi ngài thích!”. Nhưng ta cũng phải để Đại Bàng nó khẩn khoản năm lần bảy lượt, ta mới chịu ngồi lên lưng nó. 
 
Ngày ngày Rùa nhìn khắp bốn phương. Mịt mù chẳng thấy tăm hơi Đại Bàng đâu cả! Chỉ thấy bên triền núi một chú ngựa chạy nhong nhong. 
 
- Này anh ngựa kia! Chim Đại Bàng đã đến chưa? 
 
Ngựa dừng lại ngạc nhiên: 
 
- Từ khi lọt lòng mẹ, tôi chưa hề nghe tên một con chim kì lạ như thế! 
 
- Nếu vậy, ai đi thế cho ta? 
 
- Cái đó tôi không biết. Nhưng nếu bác đã mỏi chân, thì mời bác cứ lên lưng tôi, tôi chở một chặng… 
 
- Lên lưng…! Ồ!... Ta muốn hỏi: Lưng có phải là chỗ chạy nhanh nhất không? Ta không muốn chậm trễ. 
 
- Chỗ chạy nhanh nhất của tôi là bốn vó. 
 
- Ta phải ngồi vào chỗ đó. 
 
Ngựa đưa ra một chân. Rùa bò lên. Ngựa nhắc Rùa phải bíu vào thật chặt. 
 
Lộp cộp! Lộp cộp! Gió thổi vù vù hai bên tai Rùa. Cây hai bên đường lao về phía sau vun vút. Lá cây cào trên mai Rùa. Một cành cây quật vào đầu Rùa đau điếng. Rùa kêu: 
 
- Ôi! Chậm lại! Chậm lại! 
 
Nhưng cơn lốc càng to. Chợt: Rầm! Đất trời như tối kịt lại. Rùa văng ra xa, chết ngất. 
 
Rùa dần dần tỉnh lại, khắp người như có hàng vạn kim đâm. Rùa mở mắt. Thật quá rùng rợn! Ràu đang nằm giữa vũng máu, và cái mai bị vỡ ra nhiều mảnh! 
 
Cũng may, những mảnh vỡ sau đó lành lại. Nhưng những vết sẹo ngang dọc trên mai vẫn còn trông thấy. Cũng rất may, từ đó Rùa rút ra được bài học tốt. Rùa đã quyết rèn luyện cho mình có được tính kiên nhẫn luyện tập thành công và đã thắng trong cuộc thi với Thỏ. Riêng về chuyện cái mai, mời các bạn hãy xem thật kĩ một con Rùa để biết chuyện tôi kể là có thật.                                                                        
 

1 theo em , cách kể truyện của tác giả giống truyện cổ tích hay ngụ ngôn ?                                                                                      2 nhân vật chú rùa trong truyện có những đặc điểm gì ?

3 em hãy tóm tắt ngắn gọn truyện "bài học tốt"

4 chú rùa trong truyện nhận được những bài học bổ ích gì ?

5 nhân vật chú rùa trong truyện có giống với nhân vật Rùa trong truyện  " Rùa và Thỏ " không ?

 

 

 

0