Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự liên quan của nội dung nói – nghe với nội dung đọc hiểu và viết được thể hiện qua bảng sau:
Nội dung đọc hiểu | Nội dung viết | Nội dung nghe |
Đẽo cày giữa đường Ếch ngồi đáy giếng | Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”. | Kể lại chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” |
Những cánh buồm Mây và sóng Mẹ và quả | Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm) | Bài tập: Chọn một trong hai đề sau để thực hành (1) Sau khi đọc bài thơ “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của con con người. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào? (2) Có bạn cho rằng: Chủ đề của bài thơ “Mây và sóng” Ta go là ca ngợi tình mẫu tử. Bạn khác lại cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em thế nào? |
Đức tính giản dị của Bác Hồ | Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị” | Thảo luận nhóm về vấn đề: “Thế nào là lối sống giản dị” |
Người ngồi đợi trước hiên nhà | Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương | Hãy trao đổi về vấn đề: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương. |
Ghe xuồng Nam Bộ Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa. | Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa” theo 2 yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng. | Nghe bạn thuyết trình về nội dung văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ” đã học và ghi lại các ý chính của bài thuyết trình đó. |
Tham khảo!
a) Các nội dung chính về nói và nghe (Gợi ý: xem tiêu đề các phần Nói và nghe trong mỗi bài học):
- Bài 6: Kể lại một truyện ngụ ngôn.
- Bài 7: Trao đổi về một vấn đề.
- Bài 8: Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống
- Bài 9: Trao đổi về một vấn đề
- Bài 10: Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói
b)
Bài | Nội dung đọc hiểu và viết | Nội dung nói và nghe |
Bài 6 | - Đọc hiểu: Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữa đường,... - Viết: Phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường | Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. |
Bài 7 | - Đọc hiểu: Những cánh buồm, Mây và sóng, Mẹ và quả. - Viết: Viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quà” (Nguyễn Khoa Điềm) | - Sau khi học bài thơ “Những cánh buồm”, có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào? - Có bạn cho rằng: Chủ đề của bài thơ “Mây và sóng” là ca ngợi tình mẫu tử. Bạn khác lại cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em như thế nào? |
Bài 8 | - Đọc hiểu: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Tượng đài vĩ đại nhất - Viết: Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?” | - Thảo luận nhóm về vấn đề: “Thế nào là lối sống giản dị?”. |
Bài 9 | - Đọc hiểu: Cây tre Việt Nam, Người ngồi đợi trước hiên nhà, Trưa tha hương. - Viết: Viết bài văn biểu cảm về sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương. | Hãy trao đổi về vấn đề: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương. |
Bài 10 | - Đọc hiểu: Ghe xuồng Nam Bộ, Tổng kiểm soát phương tiện giao thông, Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa - Viết: Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa” theo hai yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng. | Nghe bạn thuyết trình về nội dung văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ” đã học và ghi lại các ý chính của bài thuyết trình đó. |
a)
- Sách Ngữ văn 7 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản: Tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, nhật dụng.
- Nội dung cụ thể của mỗi kiểu văn bản là:
+ Tự sự: Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, có sử dụng các yếu tố miêu tả.
+ Biểu cảm:
-> Bước đầu biết làm thơ bốn chữ, năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.
-> Biểu cảm về con người hoặc sự việc.
+ Nghị luận: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (nghị luận xã hội) và phân tích đặc điểm nhân vật (nghị luận văn học)
+ Thuyết minh: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi.
+ Nhật dụng: Viết bản tường trình.
- Kiểu văn bản chưa được học ở cấp Tiểu học: Thuyết minh, nghị luận, nhật dụng
b) Những kiểu yêu cầu về quy trình và kiểu văn bản tiếp tục được rèn luyện ở lớp 7 là tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.
so sánh thể loại trong nội dung học đọc có gì giống và khác nhau giữa các thể loại em đã được học trong chương trình lớp 6,7 và 8
Tham khảo!
*Các nội dung chính được rèn luyện trong nói và nghe:
Nói
– Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.
– Biết kể một truyện cười. Biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe. Có thái độ phù hợp đối với những câu chuyện vui.
– Giải thích được quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.
Nghe
– Tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
Nói nghe tương tác
– Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
– Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề gây tranh cãi; xác định được những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết.
* Nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết. Chẳng hạn, nội dung nói và nghe của bài 5, chủ đề văn bản thông tin sẽ là giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, đồng thời tương ứng với văn bản giới thiệu về ca Huế hay Hội thổi cơm thi, liên quan đến hoạt động viết với đề bài thuyết minh về quy tắc, luật lệ của hoạt động, trò chơi. Tương tự, trong các bài khác nhau, hoạt động nói và nghe sẽ tương ứng và liên quan chặt chẽ đến văn bản được đọc hiểu và phần luyện viết của chủ đề.
1) Vẫn đi qua đc vì khi đi xăng đã hao tổn nên có đủ 10 tấn qua cầu
2) Đập con ma xanh chết, con ma đỏ sợ quá chuyển thành con ma xanh < đập phát nữa ...
3) Bà đi tàu ngầm
4) than
5) vì anh ta làm ở tàng 35
6) lịch sử
7) xã hội
8) quần đảo
9) bàn chân
10) 1 phút suy tư = 1 năm ko nằm
a. Cách chuẩn bị bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn cho hấp dẫn:
- Chuẩn bị:
+ Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói
+ Tìm ý, lập dàn ý cho bài nói
- Trình bày:
+ Tìm cách mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn như: xem lại ảnh, một bức tranh, một câu tục ngữ,... liên quan đến truyện ngụ ngôn sắp kể
+ Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói
+ Nói to, rõ, hào hứng, tự nhiên
+ Phân bố thời gian nói hợp lí
b. Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nghe bằng cách:
- Nhấn mạnh tính hài hước trong câu chuyện.
- Sử dụng hình thức chế, nhại.
- Sử dụng cách chơi chữ, nói quá, so sánh.
a:
-Nói: trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống; kể lại một truyện ngụ ngôn;giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi.
-Nghe: tóm tắt nội dung trình bày của người khác.
b: Em còn hạn chế về giải thích quy tắc, luật lệ