K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1 2024

a. Cách chuẩn bị bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn cho hấp dẫn:

- Chuẩn bị:

+ Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

+ Tìm ý, lập dàn ý cho bài nói

- Trình bày:

+ Tìm cách mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn như: xem lại ảnh, một bức tranh, một câu tục ngữ,... liên quan đến truyện ngụ ngôn sắp kể

+ Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói

+ Nói to, rõ, hào hứng, tự nhiên

+ Phân bố thời gian nói hợp lí

b. Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nghe bằng cách:

- Nhấn mạnh tính hài hước trong câu chuyện.

- Sử dụng hình thức chế, nhại.

- Sử dụng cách chơi chữ, nói quá, so sánh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1 2024

Một số điểm lưu ý khi trình bày bài nói: Kể lại một truyện ngụ ngôn (có sử dụng cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước) là:

- Trình bày đủ các phần mở đầu, phần chính và kết thúc.

- Có những lưu ý chung, gợi mở dự đoán về bài học sẽ được rút ra.

- Trình bày gọn, rõ về diễn biến của các sự việc trong câu chuyện.

 

- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, cách nói thú vị hài hước, giọng điệu phù hợp, có những thay đổi cần thiết.

- Thể hiện được tính hài hước, triết lí của truyện ngụ ngôn.

- Chủ động, tự tin, nhìn vào người nghe khi nói.

- Đảm bảo thời gian quy định

18 tháng 9 2016

Mỗi gia đình là một tế bào của xã hôi.Gia đình càng hạnh phúc ,xã hội càng văn minh.Sở hữu một gia đình hạnh phúc là niềm hạnh phúc là niềm khát khao mong mỏi của con người trong xã hội.Gia đình hạnh phúc là những thành viên của gia đình thấu hiểu và thương yêu nhau.Là động lực lớn nhất để cho những người trong gia đình vượt qua

                  Chúc bạn học tốt !

hiuthanghoathanghoaok

1 tháng 9 2016
1.    Mở bài:
 
–    Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.
 
–    Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ.
 
2.    Thân bài:
 
*    Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:
 
+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.
 
–    Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
 
–    Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.
 
–    Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.
 
–    Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.
 
–    Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái.
 
+ Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.
 
–    Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.
 
–    Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
 
–    Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
 
–    Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.
 
–    Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.
 
*    Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:
 
–    Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.
 
–    Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.
 
3.    Kết bài:
 
–    Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.
 
–    Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.
 

–    Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.

11 tháng 10 2017

dài thế mà mk thấy đâu có đúng nội dung câu hỏi đâu

a: 

-Nói: trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống; kể lại một truyện ngụ ngôn;giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi.

-Nghe: tóm tắt nội dung trình bày của người khác.

b: Em còn hạn chế về giải thích quy tắc, luật lệ

Đề bài: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:     "Không có sự thành công bền vững nào mà không được làm ra từ những thất bại nho nhỏ ban đầu. Chữ thất bại thường dễ khiến chúng ta hiểu lầm là không được gì cả hay không còn gì cả. Trong khi những gì ta đã tạo dựng vẫn còn đó dù có khi nó chưa hiển thị ra một cách cụ thể. Những kĩ năng tập luyện, nhưng kinh nghiệm và...
Đọc tiếp

Đề bài: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

     "Không có sự thành công bền vững nào mà không được làm ra từ những thất bại nho nhỏ ban đầu. Chữ thất bại thường dễ khiến chúng ta hiểu lầm là không được gì cả hay không còn gì cả. Trong khi những gì ta đã tạo dựng vẫn còn đó dù có khi nó chưa hiển thị ra một cách cụ thể. Những kĩ năng tập luyện, nhưng kinh nghiệm và kiến thức tích lũy, cũng như những yếu tố thuận lợi bên ngoài mà ta đã cất công gom lại sẽ được sử dụng một cách xứng đáng trong những công trình kế tiếp cho nên, khi thành công ta phải hiểu rằng sự thành công đang đứng trên vai của baoo thất bại trong quá khứ."

a) Đoạn văn trên nói về vấn đề gì? Sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

b) Đoạn văn viết theo cách nào? Vì sao?

c) Việc sử dụng lặp lại các từ: không, thất bại, thành công là mắc lỗi lặp từ hay sử dụng phép điệp từ?

d) Câu văn cuối sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
2 tháng 1 2019

a. Đoạn văn trên nói về "Thất bại là mẹ thành công", phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

b. Đoạn văn viết theo lối diễn dịch, câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.

c. Việc sử dụng lặp lại các từ là phép điệp từ, nhằm nhấn mạnh tác dụng và tầm quan trọng của những thất bại, thất bại mà rút ra kinh nghiệm thì sẽ đưa đến thành công.

d. Câu văn cuối sử dụng biện pháp nhân hóa: thành công đang đứng trên vai của bao thất bại trong quá khứ. Cách nói này đã diễn tả sinh động và đạt hiệu quả cao trong việc nhấn mạnh: những thất bại sẽ đưa tới thành công.

5 tháng 9 2016

Cô làm bài này rồi à con tham khảo nhé

27 tháng 11 2016

1. Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của núi non: cốm. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.

2.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền rồng” : Hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm. Hạt cốm được hình thành từ sự tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.
+ Đoạn 2: Từ “Cốm là thức quà” đến “kín đáo và nhũ nhặn”: giá trị của cốm.
+ Đoạn 3: Phần còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm. Ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một thứ sản phẩm của thiên nhiên, trời đất, của con người. Lời đề nghị của tác giả với người mua và thưởng thức cốm.
3.
_ Tác giả đã mở đầu bài viết bằng hương thơm của lá sen trên hồ. Nó gợi nhớ về cái thức quà thanh nhã và tinh khiết. Tiếp đến, tác giả miêu tả những bông lúa non, những bông lúa chất chứa cái chất quý trong sạch của trời đất, nguyên liệu để làm ra cốm.
_ Cảm giác về hương thơm của lá sen, về màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị của ngàn hoa cỏ… đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn (ca ngợi sự thanh nhã và tinh khiết của cốm).
4. Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.
 
19 tháng 11 2018

1. Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của núi non: cốm. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.

2.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền rồng” : Hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm. Hạt cốm được hình thành từ sự tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người. + Đoạn 2: Từ “Cốm là thức quà” đến “kín đáo và nhũ nhặn”: giá trị của cốm. + Đoạn 3: Phần còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm. Ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một thứ sản phẩm của thiên nhiên, trời đất, của con người. Lời đề nghị của tác giả với người mua và thưởng thức cốm. 3. _ Tác giả đã mở đầu bài viết bằng hương thơm của lá sen trên hồ. Nó gợi nhớ về cái thức quà thanh nhã và tinh khiết. Tiếp đến, tác giả miêu tả những bông lúa non, những bông lúa chất chứa cái chất quý trong sạch của trời đất, nguyên liệu để làm ra cốm. _ Cảm giác về hương thơm của lá sen, về màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị của ngàn hoa cỏ… đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn (ca ngợi sự thanh nhã và tinh khiết của cốm). 4. Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.
18 tháng 9 2016

 Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi đến chúng ta một lời nhắn nhủ rằng: mái ấm gia dình là một tài sản vô cùng quý giá. Nó là nơi gìn giữ những tình cả cao quý và thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó, đừng bao giờ  vì một lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy. 

29 tháng 9 2016

" cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài là 1 tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. nó khiến cho em xúc động ko chỉ, bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của 2 anh em Thành và Thủy mà còn giữa cuộc chia ly đột ngột giữa 1 anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng. hiuhiu