Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
là đáp án C.900
nếu gen nằm trên NST thường có a alen thì cho số kiểu gen tối đa là
\(C_{n+1}^2\)
Tính riêng số kiểu gen tối đa của từng gen theo công thức:
Số KG = \(\frac{n\left(n+1\right)}{2}\)
trong đó n là số alen của gen
Gen 1 có số KG là: \(\frac{3\left(3+1\right)}{2}\) = 6
Tương tự: gen 2 có số KG là: 10 và gen 3 có số KG là: 15
Số KG tối đa trong quần thể bằng tích số KG của từng gen vì 3 gen nằm trên NST thường = 6.10.15 = 900 KG
- Nhận thấy ở F2: Tỉ lệ phân li KH chung ở hai giới là: Xám:vàng = 9:7
=> Tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác bổ sung giữa 2 gen trội không alen.
- Tính trạng màu sắc lông phân bố không đều ở 2 giới → tính trạng liên kết giới tính, gen nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên Y
Quy ước kiểu gen: A-B-: lông xám; A-bb ; aaB- ; aabb: quy định lông vàng
- Vì trong tương tác bổ sung cho hai loại KH, vai trò của gen A và B là ngang nhau, do đó hai gen A hay B nằm trên NST X đều cho kết quả đúng.
=>P có thể là ♂AAXBXB (xám) × ♀aaXbY (vàng) hoặc P: ♂ XAX ABB (xám) × ♀ XaYbb (vàng)
Sơ đồ lai:
P: ♂AAXBXB (xám) × ♀aaXbY (vàng) => F1: ♂AaXBXb : ♀AaXBY
F1: ♂AaXBXb × ♀AaXBY
F2: 3A-XBY : 3A-XbY : 1aaXBY : 1aaXbY : 3A-XBXB : 3A-XBXb : 1aaXBXB : 1aaXBXb
Để F3 xuất hiện cá thể mang toàn gen lặn thì dạng lông xám F2 đem giao phối phải có kiểu gen ♂AaXBXb × ♀AaXBY.
- Tỉ lệ con ♂ xám có kiểu gen AaXBXb là 1/3;
- Tỉ lệ con ♀ xám có kiểu gen AaXBY là 2/3
- Xác suất để F3 xuất hiện một con mang toàn gen lặn là: 1/3*2/3*1/4*1/4 = 1/72.
P cao đỏ lai thấp trắng
a)F1 100% cao đỏ
=> cao đỏ trội hoàn toàn so vs thấp trắng
Quy ước A cao a thấp B đỏ b trắng
F1 phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1= (3:1)(3:1)
=> các gen phân ly độc lập
b) P tương phản F1 đồng tính=> KG của cây F1 là AaBb
F1 lai phân tích=> AaBb x aabb
=> Fb 1AaBb 1Aabb 1aaBb 1aabb : 1cao đỏ 1cao trắng 1 thấp đỏ 1 thấp trắng
BÀI 35. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
CÂU NÀO DÚNG THÌ XEM NHA
Câu 1: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?
A. Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp tới sinh vật.
B. Môi trường bao gồm tất cả các nhân tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
C. Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh
xung quanh sinh vật.
D. Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh
ở xung quanh sinh vật.
Câu 2: Các nhân tố sinh thái là
A. tất cả các yếu tố xung quanh sinh vật, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
tới đời sống của sinh vật.
B. tất cả các nhân tố vật lí và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật
(nhân tố vô sinh).
C. những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một
sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh (nhân tố hữu sinh).
D. những tác động của con người đến môi trường.
Câu 3: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật như thế nào?
A. Thay đổi theo từng môi trường và không thay đổi theo thời gian.
B. Không thay đổi theo từng môi trường và thay đổi theo thời gian.
C. Không thay đổi theo từng môi trường và thời gian.
D. Thay đổi theo từng môi trường và thời gian.
Câu 4: Giới hạn sinh thái là gì?
A. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
B. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một hoặc một số nhân tố sinh thái của môi trường; nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
C. Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
D. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường; nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
Câu 5: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái
A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.
B. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
Câu 6: Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,60C đến 420C. Điều giải thích nào dưới đây là đúng?
A. nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên.
B. nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, > 420C gọi là giới hạn trên.
C. nhiệt độ < 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên.
D. nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn trên, 420C gọi là giới hạn dưới.
Câu 7: Nơi ở là
A. địa điểm cư trú của sinh vật.
B. địa điểm dinh dưỡng của sinh vật.
C. địa điểm thích nghi của sinh vật.
D. địa điểm sinh sản củaấtinh vật.
Câu 8: Ổ sinh thái của một loài là
A. một không gian sinh thái được hình thành bởi một giới hạn sinh thái mà ở
đó nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài.
B. một không gian sinh thái được hình thành bởi tổ hợp các giới hạn sinh
thái mà ở đó loài tồn tại và phát triển lâu dài.
C. một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi
trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
D. một vùng địa lí mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại
và phát triển lâu dài của loài.
Câu 9: Điều kiện nào dưới dây đưa đến cạnh tranh loại trừ?
A. Trùng nhau một phần về không gian sống.
B. Trùng nhau về nguồn thức ăn thứ yếu, không trùng nhau về nguồn thức ăn
chủ yếu.
C. Trùng nhau về nguồn thức ăn chủ yếu và nơi kiếm ăn.
D. Trùng nhau về nguồn thức ăn chủ yếu nhưng khác nơi kiếm ăn.
Câu 10: Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh vật như thế nào?
A. Ảnh hưởng tới trao đổi chất và năng lượng, khả năng sinh trưởng, phát
triển của sinh vật.
B. Ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thoát hơi nước của sinh vật.
C. Giới hạn sự phân bố của sinh vật.
D. Ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật và quan sát của động vật.
Câu 11: Vào một đêm trăng sáng, tìm một tổ kiến và quan sát kiến bò trên đường mòn nhờ ánh sáng mặt trăng. Đặt trên đường đi của kiến một chiếc gương nhỏ để phản chiếu ánh sáng, sau đó theo dõi hướng bò của kiến. Kiến bò theo hướng nào?
A. Kiến tiếp tục bò theo hướng cũ.
B. Kiến sẽ bò theo nhiều hướng khác.
C. Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu.
D. Kiến sẽ đi theo hướng ngược ánh sáng do gương phản chiếu.
Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng?
A. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu.
B. Thân cây có vỏ dày, màu nhạt.
C. Lá thường xếp nghiêng, nhờ đó tránh bớt những tia sáng chiếu thẳng
vào bề mặt lá.
D. Quang hợp đạt mức độ cao nhất trong môi trường có cường độ chiếu
sáng cao.
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không có ở cây ưa bóng?
A. Phiến lá dày, mô giậu phát triển.
B. Thân cây có vỏ mỏng, màu sẫm.
C. Lá nằm ngang.
D. Lá cây có màu xanh sẫm, hạt lục lạp có kích thước lớn.
Câu 14: Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng như ở dưới tán rừng, ven bờ suối trong rừng có
A. phiến lá dầy, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.
B. phiến lá mỏng, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển.
C. phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.
D. phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu phát triển.
Câu 15: Đặc điểm hình thái của cây ưa ẩm, ưa sáng sống ở ven bờ ruộng, ao hồ là
A. phiến lá hẹp, màu xanh nhạt, lỗ khí tập trung ở mặt trên của lá, mô giậu
phát triển.
B. phiến lá rộng, màu xanh nhạt, lỗ khí tập trung ở mặt dưới của lá, mô
giậu phát triển.
C. phiến lá hẹp, màu xanh sẫm, lỗ khí tập trung ở mặt dưới của lá, mô giậu
phát triển.
D. phiến lá hẹp, màu xanh nhạt, lỗ khí tập trung ở mặt dưới của lá, mô giậu
phát triển.
Câu 16: Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh vật như thế nào?
A. Ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thoát hơi nước của sinh vật.
B. Giới hạn sự phân bố của sinh vật.
C. Ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật và quan sát của động vật.
D. Ảnh hưởng tới trao đổi chất và năng lượng, khả năng sinh trưởng,
phát triển của sinh vật.
Câu 17: Những sinh vật rộng nhiệt nhất (giới hạn về nhiệt độ rộng) phân bố ở
A. trên mặt đất vùng xích đạo nóng ẩm quanh năm.
B. trên mặt đất vùng ôn đới ấm áp trong mùa hè, băng tuyết trong mùa đông.
C. trong tầng nước sâu.
D. Bắc và Nam Cực băng giá quanh năm.
Câu 18: Ở môi trường rất khô hạn, một số loài thú có thể tồn tại mặc dù không được uống nước. Đó là do
A. chúng thu nhận và sử dụng nước một cách hiệu quả từ nguồn nước
chứa trong thức ăn.
B. chúng có khả năng dự trữ nước trong cơ thể.
C. chúng đào hang và trốn dưới đất trong những ngày nóng.
D. chúng có thể sống sót cho tới khi có mưa.
Câu 19: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm thích nghi sinh lí của thực vật với môi trường khô hạn?
A. Bề mặt lá bóng có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời.
B. Có thân ngầm phát triển dưới đất.
C. Lỗ khí đóng lại khi gặp khí hậu nóng.
D. Lá xoay chuyển tránh ánh sáng mặt trời.
Câu 20: So sánh giữa thực vật thụ phấn nhờ sâu bọ và thực vật thụ phấn nhờ gió, người ta thấy thực vật thụ phấn nhờ gió có đặc điểm
A. hoa có màu rực rỡ và sáng hơn. B. có nhiều tuyến mật.
C. có ít giao tử đực hơn. D. hạt phấn nhỏ, nhẹ, nhiều hơn.
Câu 21: Sự thích nghi của động vật làm tăng cơ hội thụ tinh là
A. đẻ trứng có vỏ bọc.
B. chuyển trực tiếp giao tử đực vào trong cơ thể cái.
C. sinh sản một số lượng lớn và tinh trùng.
D. đẻ con.
Câu 22: Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt ở thú là
A. sống trong trạng thái nghỉ. B. cơ thể có lớp mở dày bao bọc.
C. cơ thể nhỏ và cao. D. ra mồ hội.
Câu 23: Nhiều loài động vật có mô biểu bì gấp lại thành nhiều nếp, dưới mỗi nếp gấp có nhiều mạch máu, đó là đặc điểm thích nghi cho
A. trao đổi khí qua hô hấp.
B. hạn chế mất nước qua tiêu hoá.
C. giữ nhiệt.
D. tăng cường vận động.
Câu 24: Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích của cơ thể
A. tăng hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn.
B. giảm hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn.
C. giảm nếu cơ thể động vật kéo dài ra.
D. giảm nếu cơ thể động vật phân chia thành nhiều phần.
Câu 25: Đặc điểm hình thái nào không đặc trưng cho những loài chịu khô hạn?
A. Lá hẹp hoặc biến thành gai. B. Trữ nước trong lá, thân, củ, rễ.
C. Trên mặt lá có rất nhiều khí khổng. D. Rễ rất phát triển để tìm nước.
Câu 26: Ý nghĩa của quy tắc Becman là
A. động vật có kích thước cơ thể lớn, nhờ đó tăng diện tích tiếp xúc với
môi trường.
B. động vật có kích thước cơ thể lớn, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của
cơ thể.
C. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn
chế sự toả nhiệt của cơ thể.
D. động vật có tai, đuôi và các chi bé góp phần hạn chế toả nhiệt của cơ thể.
Câu 27: Ở động vật đồng nhiệt (hằng nhiệt) sống ở vùng ôn đới lạnh có
A. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể lớn hơn so với
những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới.
B. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại nhỏ hơn so
với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới.
C. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so
với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới.
D. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể lại nhỏ hơn so
với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới.
Câu 28: Những loài lạc đà, đà điểu sống ở nơi hoang mạc có chân cao, cổ dài có tác dụng
A. chạy nhanh, dễ dàng trốn tránh khỏi kẻ thù.
B. tránh nhiệt độ cao ở mặt đất gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.
C. giữ thăng bằng trong không gian và tạo dáng cân đối.
D. vượt quãng đường xa trong không gian hoang mạc.
Câu 29: Trên hoang mạc, các loài động vật thích nghi với điều kiện khô nóng không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Thân được phủ vảy sừng hay lông thưa, ít lỗ chân lông để giảm sự thoát
hơi nước.
B. Có nhu cầu nước thấp và giảm tối thiểu khả năng bài tiết nước qua nước
tiểu và phân.
C. Chuyển các hoạt động vào ban đêm hay trong các hang hốc.
D. Thân được phủ vảy sừng hay lông dày, ít lỗ chân lông để giảm sự thoát
hơi nước.