K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2016

1. Mèo và rắn đều bắt chuột làm thức ăn. Chuột gây ra nhiều tác hại cho đời sống của con người: phá hoại mùa màng (cắn lúa, ngô, khoai, sắn, rau màu,..), phá hoại công trình (đục tường, cắn phá đồ đạc,...), reo rắc dịch bệnh (dịch hạch,....), phân và nước tiểu, xác chuột gây ô nhiễm môi trường.

Khi số lượng mèo nuôi và rắn trong tự nhiên bị suy giảm sẽ mất nguồn thiên địch để diệt chuột, số lượng chuột sẽ gia tăng là tiếp tục gây hại.

2. Vai trò của dơi

- Vai trò tích cực, có lợi: Dơi bắt côn trùng (bắt muỗi,,,), thụ phấn cho hoa, phát tán hạt, quả (dơi ăn hoa quả),., duy trì cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học.

- Vai trò tiêu cực, có hại: Dơi là trung gian lây truyền các virut gây bệnh nguy hiểm như virut gây bệnh Ebola.

3. Một số động vật có xương sống đang trên đà suy giảm do một số nguyên nhân:

- Do thu hẹp môi trường sống: ví dụ con người khai thác tài nguyên thiên nhiên, phá rừng, lấp biển, 

- Do bị khai thác: một số loài bị con người săn bắt, khai thác mạnh như tê giác, hổ, các thú rừng ....

- Do dân số loài người tăng nhanh, tăng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu làm thay đổi môi trường sống các loài động vật.

- ....

1 tháng 4 2016

chuẩn ko cần chỉnhhiu

Câu 1:

5 loài động vật ăn thịt lấy cá làm thức ăn: Gấu, chim biển, cá voi, con người, Cáo

Câu 2:

5 loài gia súc ăn cỏ: bò, trâu, dê, ngựa, thỏ

Câu 3:

Nguyên nhân: - Do con người săn bắt bừa bãi, trái phép

                        - Do con người hủy hoại môi trường sống của chúng

Biện pháp khắc phục: - Lên án những hành vi bán, xuất khẩu động vật tái phép; những                                              hành vi phá hoại môi trường sống của chúng

                                      - Tuyên truyền, giáo dục. nhắc nhở để mọi người cùng thực hiện

Câu 4:

Vai trò của động vật không xương sống

- Có lợi: + Làm thực phẩm, có giá trị xuất khẩu

               + Có giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh

               + Có giá trị về mặt địa tầng

               + Tiêu diệt loài động vật có hại

               + Làm đồ trang trí, làm vật trang tí

               + Làm sạch môi trường nước

               + Làm màu mỡ đất trồng

- Có hại: + Có hại cho cây trồng, con người, vật nuôi

                + Là vật chủ trung gian truyền bệnh

                + Hại đồ gỗ trong nhà

Câu 5:

Biện pháp bảo vệ và phát triển:

- Không hủy hoại môi trường sống, săn bắt động vật ko xương sống trái phép

- Lên án những hành vi bán, xuất khẩu động vật tái phép; những                                              hành vi phá hoại môi trường sống của chúng

- Tuyên truyền, giáo dục. nhắc nhở để mọi người cùng thực hiện, có ý thức trong việc bảo vệ động vật ko xương sống

 

12 tháng 2 2017

vai trò của động vật có xương sống

6 tháng 2 2017

5 loài động vật ăn thịt sử dụng cá làm thức ăn:chim cánh cụt,gấu Bắc Cực,mèo,chim bói cá,sư tử biển

5 loại gia súc ăn cỏ: trâu, bò, ngỗng,de, ngựa

mk chỉ trả lời được 2 câu hỏi mà thôi SORY nha!!!!khocroi

8 tháng 3 2017

chim cách cụt, gấu bắc cực, chim bói cá, mèo, dái cá

26 tháng 4 2016

bạn ghi từng câu ra đi

26 tháng 4 2016

Câu 1: 

    Đặc điểm    Cây hai lá mầm Cây một lá mầm
  Kiểu rễ  Rễ cọc Rễ chùm
  Kiểu gân lá  Hình mạng  Song song
  Số cánh hoa  4 - 5 3 - 6
  Dạng thân Thân gỗ, thân cỏ, thân leo Thân cỏ, thân cột
  Số lá mầm có trong thân  2 lá mầm

1 lá mầm

18 tháng 4 2016

1:Vai trò của thực vật trong tự nhiên:

-Làm lượng khí được ổn định.

-Góp phần điều hòa khí hậu.

-Làm giảm ô nhiễm môi trường.

-Góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán.

-Giúp giữ đất chống xói mòn.

-Góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm.

Vai trò của thực đói với động vật và đời sống con người:

-Cung cấp thức ăn và khí oxi cho con người và động vật.

-Cung cấp nơi ở và sinh sản cho động vật.

-Đem lại giá trị kinh tế cao.

Ví dụ:Con người dùng các loại thực vật để ăn, buôn bán.

2:-Đa dạng thực vật là sự đa dạng về số lượng loài, và cá thể trong loài và môi trường sống của chúng.

-Do khai thác không hợp lí mà một số thực vật(Đặc biệt là thực vật quý hiếm) đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Các biện pháp bảo vệ:

-Ngăn chặn phá rừng.

-Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm.

-Xây dựng các vườn thực vật.

-Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài vật quý hiếm.

-Tuyên truyên giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

3:Có ích:

-Giúp phân hủy chất hữu cơ thành muối khoáng cho cây sử dụng.

-Góp phần hình thành nên than đá, dầu lửa.

-Được dùng trong đời sống hàng ngày, trong nông nghiệp và công nghiệp.

Có hại:

-Gây bệnh ở động vật, thực vật và con người.

-Làm hỏng đồ ăn, thức uống.

-Gây mùi hôi thối khi phân hủy xác động vật.    

18 tháng 4 2016

Cảm ơn bạn cô bé nghịch ngợm nhé

 

11 tháng 4 2016

1: 

-thực vật bậc thấp : các ngành tảo

-thực vật bậc cao : rêu , rễ thật, ngành rêu, ngành dương xỉ, ngành hạt trần, ngành hạt kín

-đặc điểm nổi bật : 

tảo : chưa có rễ thân lá

rêu : có thân lá đơn giản và rễ giả , sinh sản bằng bào tử, sống ở nơi ẩm ướt

dương xỉ : có thân lá, rễ thật, sinh sản bằng bào tử, sống ở nhiều nơi

hạt trần : có rễ, thân, lá phát triển, sinh sản bằng nón

hạt kín : có rễ thân lá phát triển, đa dạng, phân bố rất rộng, có hoa và sinh sản bằng hoa, quả có hạt kín

lớp 1 lá mầmlớp 2 lá mầm
-rễ chùm-rễ cọc

-thân cỏ là chủ yếu

-thân gỗ thân cỏ thân leo
-gân lá hình cung hoặc song song-gân hình mạng

-hoa có 3 cánh hoặc 6 cánh

-hoa có 4 -> 5 cánh
-phôi có 1 lá mầm-phôi có hai lá mầm
vd : lúa, ngôvd chanh bưởi bầu bí

3. vai trò :

- cung cấp ôxi

- cung cấp lương thực , thực phẩm

- ngăn chặn lũ 

- ................................

4: Sự đa dạng của thực vật được biểu hiện bằng số lượng loài và cá thể của loài trong các môi trường sống tự nhiên.

nguyên nhân:Do con người khai thác bừa bãi các khu rừng để phục vụ nhu cầu trước mắt.

hậu quả: thực vật ngày càng giảm sút , trái đất ngày càng nóng lên 

biện pháp:Ngăn chặn việc phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật. Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loại thực vật quý hiếm đế bảo vệ số lượng cá thể của loài. Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn... để bảo vệ các loài thực vật. Trong đó có thực vật quý hiếm. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loại đặc biệt quý hiếm. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

5: Xác động vật chết rơi xuống đất được vi khuẩn ở trong đất biến đổi thành các vô cơ. Các chất này được cây xanh sử dụng để chế tạo thành hữu cơ nuôi sống cơ thể

18 tháng 4 2016

câu 2:

Lớp 1 lá mầmLớp 2 lá mầm
rễ chùmrễ cọc
thân cỏ là chủ yếu           thân gỗ , thân cỏ, thân leo
gân lá hình cung hoặc song songgân lá hình mạng
hoa có 3 hoặc 6 cánhhoa có 4 đến 5 cánh
phôi có 1 lá mầmphôi có hai lá mầm
vd: cây rẻ quạtvd:cây rau muống

 

11 tháng 4 2017

kqt nghĩa là gì vậy bạn

29 tháng 3 2016

(1)vảy, mang

(2)lông vũ, cánh

(3) Ko san ban, tuyen truyen cho moi nguoi, tiem phong khi co dich benh lay lan, can bao ve nhung dong vat quy hiem,ko chat pha cay rung,...

29 tháng 3 2016

\(\left(2\right)\)Lớp Chim có số lượng loài phong phú, có khoảng 8.600 loài, phân bố khắp mọi miền trên Trái Đất. Trên suốt 130 triệu năm tiến hoá theo hướng thích nghi với chuyển vận bay nên tất cả các loài chim hiện đại từ chim ruồi chỉ nặng 1,8g đến đà điểu châu Phi to lớn nặng gần 80kg đều có cấu trúc cơ thể đồng dạng. Hình thái và cấu tạo cơ thể chim có đặc điểm sau:

- Cơ thể chim có hình dạng ô van ngắn, chia bốn phần: Đầu, cổ, thân và đuôi. Toàn thân phủ lông vũ. Chi trước thường biến đổi thành cánh thích nghi để bay. Chi sau biến đổi khác nhau thích hợp với đậu trên cành cây, đi trên mặt đất và bơi trong nước. Bàn chân 4 ngón.


- Da mỏng, hầu như không có tuyến, trừ tuyến phao câu toàn thân phủ lông vũ, một điều kiện rất cần thiết để cho chim có thể bay được. Chân phủ vảy sừng.


- Bộ xương hoàn toàn bằng xương. Tuy nhiên để thích nghi với sự bay, xương có cấu tạo xốp, nhiều khoang khí. Hộp sọ lớn, có một lồi cầu chẩm, xương hàm không có răng chỉ phủ mỏ sừng. Các đốt sống thân có xu hướng gắn lại với nhau, trong khi đó các đốt sống cổ lại khớp với nhau rất linh hoạt. xương sườn nhỏ, xương ức phát triển tạo nên gờ lưỡi hái. Đai vai và xương chi trước biến đổi thích nghi với sự bay. Đai hông có cấu tạo thích nghi với việc đẻ trứng lớn có vỏ cứng.


- Hệ thần kinh phát triển cao: Bán cầu não, thuỳ thị giác và tiểu não lớn, thuỳ khứu giác nhỏ. Não bộ uốn khúc rõ ràng. Có 12 đôi dây thần kinh não.


- Giác quan phát triển: Cơ quan thính giác gồm tai trong, giữa và ngoài, có vành tai đơn giản. Cơ quan thị giác phát triển, là bộ phận định hướng khi bay. Khứu giác kém phát triển.


- Hệ tuần hoàn khá phát triển: Tim 4 ngăn, chỉ còn cung chủ động mạch phải. Hệ mạch máu gan thận tiêu giảm. Có 2 vòng tuần hoàn cách biệt, máu không pha trộn, tế bào máu đỏ có nhân.


- Hô hấp bằng phổi, có hệ túi khí phát triển len lỏi trong nội quan, da và xương. Hệ thống túi khí giúp chim giảm nhẹ trọng lượng, cách nhiệt và đặc biệt là tham gia hô hấp khi chim bay.


- Cơ quan tiêu hoá biến đổi quan trọng như không có răng, thiếu ruột thẳng tích trữ phân, các phần nội quan đều tập trung về phía trước cơ thể.


- Hệ bài tiết là hậu thận. Ống dẫn niệu nối với huyệt, không có bóng ***, nước tiểu đặc, sản phẩm bài tiết giống như bò sát là axit uric, được thải ra cùng với phân.


- Hệ sinh dục phân tính. Con đực có đôi tinh hoàn không bằng nhau, tinh quản đổ vào huyệt, cơ quan giao cấu chỉ có vịt ngan, chim chạy... Con cái chỉ có 1 buồng trứng và một ống dẫn trứng trái, do vậy trọng lượng cơ thể chim giảm đi nhiều.


- Thụ tinh trong, ấp trứng và chăm sóc con. Trứng nhiều noãn hoàng, có vỏ màng trong và vỏ đá vôi ở ngoài. Phát triển có hình thành màng phôi. Chim non mới nở thường là chim khoẻ mạnh.

 

\(\left(3\right)\)- Xây dựng khu bảo tồn, rừng bảo tồn động vật.

- Bảo vệ môi trường sống cho các loài động vật trên.
- Khai thác và bảo vệ động vật có giá trị kinh tế cao, có nguy cơ tuyệt chủng.
13 tháng 3 2016

Nguyên nhân là do con người săn bắn trái phép chỉ để chuộc lợi, các tác hại do thiên tai gây ra, ...

Biện pháp bảo vệ : có ý thức bảo vệ động vật, xây dựng khu bảo tồn động vật, tổ chức chăn nuôi động vật, ....

29 tháng 3 2018

mình cũng nghĩ vậy

22 tháng 1 2016

?1/ Vai trò của san hô trong đại dương:

- Lợi ích:

+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên

+ Có ý nghĩa sinh thái với biển

- Tác hại:

+ Một số đảo ngầm san hô gây cản trở giao thông đường thủy

 

 

?2/ Lợi ích của Động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống:

* Ruột khoang

- Đối với đời sống con người

+ Nguồn cung cấp thức ăn có giá trị: Sứa

+ Làm đồ trang trí, trang sức: san hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu

+ Nguyên liệu sản xuất đá vôi: san hô đá, hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất

- Đối với hệ sinh thái

+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên

+ Có ý nghĩa sinh thái với biển

 

* Giun

- Có lợi: Làm thức ăn cho người: rươi, sa sùng

- Làm thức ăn cho cá và các loại động vật khác: giun đất, giun đỏ

- Làm cho đất tươi xốp, khoáng khí màu mỡ: các loài giun đất

 

* Thân mềm

- Làm thực phẩm cho người: mực, nghêu, sò, ốc, trai, hến,...

- Là nguồn xuất khẩu: mực, bào ngư, sò huyết

- Làm thức ăn cho động vật khác: trai, sò, hến. Trứng và ấu trùng của chúng

- Làm đồ trang sức: ngọc trai

- Là vật trang trí: xà cừ, vỏ trai, vỏ ốc

- Làm sạch môi trường nước: trai, sò, hến vẹm...

 

* Chân khớp

- Cung cấp thực phẩm cho con người

- Làm thuốc chữ bệnh

- Làm thức ăn cho động vật khác

- Thụ phấn cho côn trùng

22 tháng 1 2016

?1/ Vai trò của san hô trong đại dương:

- Lợi ích:

+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên

+ Có ý nghĩa sinh thái với biển

- Tác hại:

+ Một số đảo ngầm san hô gây cản trở giao thông đường thủy

 

 

?2/ Lợi ích của Động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống:

* Ruột khoang

- Đối với đời sống con người

+ Nguồn cung cấp thức ăn có giá trị: Sứa

+ Làm đồ trang trí, trang sức: san hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu

+ Nguyên liệu sản xuất đá vôi: san hô đá, hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất

- Đối với hệ sinh thái

+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên

+ Có ý nghĩa sinh thái với biển

 

* Giun

- Có lợi: Làm thức ăn cho người: rươi, sa sùng

- Làm thức ăn cho cá và các loại động vật khác: giun đất, giun đỏ

- Làm cho đất tươi xốp, khoáng khí màu mỡ: các loài giun đất

 

* Thân mềm

- Làm thực phẩm cho người: mực, nghêu, sò, ốc, trai, hến,...

- Là nguồn xuất khẩu: mực, bào ngư, sò huyết

- Làm thức ăn cho động vật khác: trai, sò, hến. Trứng và ấu trùng của chúng

- Làm đồ trang sức: ngọc trai

- Là vật trang trí: xà cừ, vỏ trai, vỏ ốc

- Làm sạch môi trường nước: trai, sò, hến vẹm...

 

* Chân khớp

- Cung cấp thực phẩm cho con người

- Làm thuốc chữa bệnh

- Làm thức ăn cho động vật khác

- Thụ phấn cho côn trùng