Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Không
Ý nghĩa : Chỉ sự phủ định
Đã
Ý nghĩa : Chỉ về quan hệ thời gian
Được
Ý nghĩa : Chỉ sự kết quả và hướng
Cũng
Ý nghĩa : Chỉ sự tiếp diễn tương tự
Ở phần a có 3 từ không và ý nghĩa giống nhau bạn nhé
b, Phó từ : rất
Ý nghĩa : .........................
Ý nghĩa bạn tự làm nhé của câu b nhé trong sách ngữ văn ấy
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
a, Màu cam được gọi theo tên của quả cam, giống như một số trường hợp khác như màu hồng cánh sen, màu oải hương chẳng hạn. Chúng được gọi tên vì giống với màu của một vật thể.
b, Tuỳ vào thái độ khi mình trả lời, thái độ tích cực thì <=> chả nó ngon, thái độ có vẻ tiêu cực và "khinh khỉnh" thì <=> chả không ngon, hơn nữa chủ quán hoàn toàn có quyền hỏi lại :)))))
a) Từ ngon có nghĩa là quả cam có được cảm giác thích thú,làm cho việc ăn mà không ngán
b)Từ ngon có nghĩa là tốt đẹp,không có gì khó khăn,giải quyết một việc bằng cách dễ dàng
Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.
Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.
Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột.
Bác nhón chân nhẹ nhàng...
Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.
Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ân tượng:
Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng.
Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yèn bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhàn ái Hồ Chí Minh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. . Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vi sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thăm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau....
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thế hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:
Anh nằm lo Bác ốm...
Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy...
Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:
Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đói với Hồ Chủ tịch vĩ đại.
Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh.
Bé Ngọc lên 4 tuổi đang học mẫu giáo là em gái yêu thương của em.
Bé Ngọc rất dễ thương. Má lúm đồng tiền. Môi hồng, hàm răng trắng nõn. Bố và anh trai có nước da đen, còn mẹ và bé Ngọc lại có nước da trắng. Cặp mắt bé đen huyền, dịu dàng. Em hát hay, múa đẹp và có trí nhớ rất tốt, em thuộc lòng một số bài đồng dao bà nội dạy cho.
Ngọc rất sạch sẽ. Thân thể, tóc tai, áo quần lúc nào cũng thơm tho. Mẹ em nói: “Sang năm, con dạy em học chữ cái và tập đánh vần nhé...”.
Lần nào cũng vậy, đón anh trai đi học về, em Ngọc đều hỏi: “Anh được mấy điểm mười? ”, rồi em đòi xách cặp cho anh.
1. Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu ?
- Cách đây khoảng 40- 30 vạn năm người tối cổ sinh sống ở khắp nơi trên đất nước ta (gần: sông, suối, ven biển)
+ Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) + Quan Yên, Núi Đọ (Thanh Hoá)
+ Xuân Lộc (Đồng Nai)
- Sử dụng Công cụ lao động bằng đá, ghè đẽo thô sơ
2. Ở giai đoạn đầu người tinh khôn sống như thế nào?
- Khoảng 3- 2 vạn năm trước đây, Người tối cổ chuyển dần thành người tinh khôn ở nhiều nơi:
+ Mái đá Ngườm (Thái Nguyên)
+ Sơn Vi (Phú Thọ)
+ Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An
- Công cụ lao động vẫn bằng đá, song có hình thù rõ ràng (Công cụ lao động bằng đá được cưa, mài nhẵn)
3. Giai đoạn phát triển của người tinh khôn có gì mới?
Cách ngày nay khoảng 10000- 4000 năm
- Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Hạ Long, Bàu Tró (Quảng Ninh).
- Công cụ đá được mài lưỡi, sắc bén hơn. Ngoài ra còn có công cụ bằng xương, sừng, đồ gốm
=> Việt Nam là một trong những quê hương của loài người
mo mất ngon
giận mất khôn
HT