Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cầm bút lên định viết một bài thơ
Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo
Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo
Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.
Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ
Đâu là cha, là mẹ, là thầy…
Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…
Biết bao giờ con lớn được,
Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”
Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.
Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu
Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh
♛Candy♛:
Cửa sổ xe ù ù gió mạnh
Con đường trôi về phía chẳng là nhà…
Mơ màng nghe tiếng cũ ê a
Thầy gần lại thành bóng hình rất thực
Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra.
K MK NHA ♥♥♥
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn .Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi , cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phảng kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.
Kỉ niệm trường em
Trường em giờ đã xa
Được 10 năm rồi đó
Vậy mà em vẫn nhớ
Những kỉ niệm trường em
Trường em với niềm vui
Trường như bao nỗi nhớ
Kỉ niệm đáng nhớ nhất
Là cách đây 10 năm
Ngày đầu tiên đi học
Em khóc, túm áo mẹ
Giữ chặt không muốn rời
Lúc ấy cô nhẹ nhàng
Đến bên lau nước mắt
Bàn tay cô mềm mại
Nhẹ nhàng và thân thương
Nơi đầy có bạn bè
Là những người học chăm
Đi xa em mãi nhớ
Ngôi trường tuổi học trò
Nhớ mãi về bảng đen
Bạn thân cùng cửa sổ
Chiếc ghế ngồi thân quen...
kb vs mk nha
AN TOÀN GIAO THÔNG
Muốn có an toàn giao thông
Hơi thở người lái phải không có cồn.
Chỉ có một chút hơi men
Thao tác không chuẩn đi liền rủi ro.
Chân phanh đạp nhầm chân ga
Xe yêu bỗng chốc hóa ra tử thần.
Nhiều người tự nhận đàn anh
Cậy tay lái lụa tung hoành đường xa
Đường tốt cứ phóng hết ga
Chỉ trong tích tắc thế là tai ương.
Tất cả tai nạn trên đường
Đa phần tốc độ là thường rất cao.
Trời đêm sáng được nhờ sao
An toàn có được nhờ vào lương tâm.
BIỂN BÁO GIAO THÔNG
Lái xe trên đường giao thông
Không thuộc biển báo là không an toàn.
Biển tam giác sơn màu vàng
Biển báo nguy hiểm lại càng khắc ghi.
Biển tròn vành đỏ nói gì?
Đó là biển cấm không đi ngược chiều.
Mũi tên dù chỉ hướng nào
Có một gạch chéo đi vào phạt nhanh.
Biển chữ nhật sơn màu xanh
Là biển chỉ dẫn rành rành đường đi.
Trên đường quốc lộ phẳng lì
Sơn vàng hai vạch không đi chèn vào.
Đi vào thì sẽ làm sao?
Lấn làn chèn vạch lẽ nào được tha.
Đi gần hay đi đường xa
Tôn trọng pháp luật mới là văn minh.
Nhớ lời vợ dặn
Nhớ lời em dặn đinh ninh
Rượu bia uống ít rồi mình ăn cơm
Khi còn chếnh choáng hơi men
Lên giường nằm tạm chớ nên ra đường.
Lên xe nhớ kiểm tra gương
Quai mũ cài chặt không vương vấn gì
Một hai đã quyết là đi
Giấy tờ đầy đủ không gì lăn tăn.
Khi đến ngã tư ngã năm
Nhớ giảm tốc độ để căn đúng đường.
Gặp khi trời tối đường trơn,
Tai nạn bất chợt dễ thường xảy ra
Muốn an toàn phải giảm ga
Cố lách cố vượt ấy là không nên.
Muốn rẽ, trước hết si-nhan
Khi vượt xe khác nhớ quan sát đường.
Dù ai chín nhớ mười thương
Gọi điện khi lái trên đường rất nguy
Tạm đỗ xem có việc gì
Xi-nhan chầm chậm cho xe sát đường.
Qua cổng viện, qua cổng trường
Học sinh đi lại sang đường rất đông
Luôn luôn ghi nhớ trong lòng
Còi nhiều inh ỏi cũng không ích gì
Trẻ em nghịch ngợm hiếu kỳ
Hàng năm, hàng bảy có khi ngược chiều
Những lời căn dặn đáng yêu
Đi xa càng nhớ nhớ nhiều nhớ em
Trong anh sáng một niềm tin
Đã đi về đích bình yên cả nhà.
HI , MK THU THẬP HẾT ĐÓ , NHỚ KB VÀ !
Bao năm tháng, nay ta giật mình tỉnh giấc
Sắp qua rồi những tháng ngày thân thương
Những ngày vui của 1 thuở đến trường
Đang trôi dạt theo từng chòm mây trắng.
Con nhớ lắm những ngày xưa đằm thắm
Cô dạy con từng nét chữ vần thơ
Cô đưa con gõ cánh cửa cuộc đời
Và duyên dáng của một người con gái.
Tâm hồn con, một nỗi buồn dài
Cô ôm ấp, xoa đầu khi con khóc
Vầng trán cô những vần nhăn se sắt
Âu yếm nhìn chúng con
Tuổi nhỏ chúng con nào đâu biết ưu phiền
Vẫn ngỗ nghịch gọi cô là “trại chủ”
Và chúng con là những con cừu bé nhỏ
Cô chăn dắt trên đồng cỏ tri thức bao la.
Khi những ngày cuối của thời học sinh sắp qua
Con mới giật mình nhận ra một điều nho nhỏ
Một tình thương bao la và vô tận
Cô dành cả cho những con cừu nhỏ chúng con.
Kỉ niệm ở trường là những khoảnh khắc đáng nhớ, là những hồi ức đẹp đẽ gắn bó với từng góc nhỏ của trường lớp. Nơi đây không chỉ là nơi học tập mà còn là mái nhà thứ hai, nơi tình bạn và kỷ niệm được gieo mầm và phát triển.
Ngày nắng trên đường vào trường, những bước chân đầu tiên từng bước đi, tôi đã bắt đầu xây dựng những ký ức đáng quý. Những người bạn mới, những cô giáo, những buổi học, và cả những lúc vui đùa, những lúc khó khăn, đều là những chặng đường dài mà tôi đã trải qua trong quãng thời gian ở trường.
Kỷ niệm đầu tiên là những ngày nhập học, khi ánh mắt tò mò của chúng tôi nhìn quanh lớp học mới, tim đập nhanh vì sự lo lắng và hồi hộp. Nhưng từng ngày trôi qua, chúng tôi trở nên thân quen và thân thiện hơn, tạo nên một gia đình lớp học đặc biệt. Bàn học nơi tôi ngồi trở thành điểm hẹn của những câu chuyện, những nụ cười và cả những giọt nước mắt.
Những buổi học không chỉ là nơi chúng tôi học kiến thức mà còn là cơ hội để chia sẻ, thảo luận và xây dựng kiến thức từ những câu hỏi tò mò. Cô giáo là người hướng dẫn, người truyền đạt tri thức, nhưng cũng là người bạn, người thấu hiểu và chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn cùng chúng tôi.
Những kỷ niệm không thể nào quên là những sự kiện lớn nhỏ trong cuộc sống học sinh. Tất nhiên, có những kỷ niệm vui vẻ như các buổi liên hoan, hội trại, hay những kì thi đầy hồi hộp. Nhưng cũng có những kỷ niệm đậm chất nhân văn, là những lúc chúng tôi học được ý nghĩa của tình bạn, lòng nhân ái và sự chia sẻ.
Mỗi ngày, mỗi giờ trôi qua là một trang mới của cuốn sách kỷ niệm ở trường. Chúng tôi đã học, đã cười, đã khóc, và cùng nhau trưởng thành. Những chiếc áo đồng phục, những bảng điểm, và những tấm bằng là những kỷ vật đánh dấu hành trình học tập của chúng tôi.
Rồi một ngày, khi bước ra khỏi cổng trường, chúng tôi ôm trọn lấy kỷ niệm và tình bạn. Những người bạn, những người thầy cô, và cả những góc trường đã trở thành một phần không thể thiếu trong trái tim chúng tôi. Khi nhìn lại, trường học không chỉ là nơi chúng tôi nhận biết kiến thức mà còn là mái nhà của những kỷ niệm đẹp nhất.
khó quá à ! hay cậu xem xem youtube thử đi .