K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Không khí cảnh thu trong 4 câu đầu:

+ Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong.

+ Phong thụ lâm: hình ảnh được dùng để miêu tả mùa thu

+ “Vu sơn Vu giáp”: tên những địa danh nổi tiếng ở vùng Quỳ Châu, Trung Quốc, vào mùa thu, khí trời âm u, mù mịt.

+ “Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm

+ Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp)

=> Tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa thu vừa mang vẻ dữ dội, hùng tráng vừa xác xơ, tiêu điều. (khác với bức tranh thu thông thường: trong trảo, nhẹ nhàng)

- Để miêu tả được không gian đó, điểm nhìn của tác giả từ trên núi cao, phòng tầm mắt ra xa và xuống lòng sông.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Đáp án C. Không thể nào khác là một cảnh thanh bình, yên ả, phơn phớt chút tươi vui hiền lành, thầm lặng phát ra từ một cuộc sống có phần ấm no, hạnh phúc.

Chúng ta có thể thấy hình ảnh thanh bình, yên ả của cảnh vật thông qua một số hình ảnh như:

- Màu khói thổi cơm chiều (tác giả cũng lý giải thêm việc chúng ta có thể hình dung ra cảnh “cả nhà sum vầy chuẩn bị bữa cơm rau mắm nhưng ấm no sau một ngày nắng sương vất vả”

- Cảnh yên bình mà chúng ta dễ thấy nhất đó là hình ảnh “đàn trâu no nê, chậm rãi về nhà. Trên lưng lại vắt vẻo mấy chú trẻ con nghêu ngao tiếng sáo tiễn ngày...”

5 tháng 3 2023

a. Câu 1 và 2 (Câu đề)

– Hình ảnh: ngọc lộ, phong thụ lâm – Là những hình ảnh quen thuộc của mùa thu Trung Quốc:

+ “Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong. Bản dịch thơ dịch thanh thoát nhưng chưa truyền tải đầy đủ nội dung, ý nghĩa thần thái của nguyên tác.

+ “Phong thụ lâm”: hình ảnh thường được dùng để tả cảnh sắc mùa thu và nỗi sầu li biệt

– “Núi vu, kẽm vu”: Là hai địa danh cụ thể ở Trung Quốc, vào mùa thu khí trời âm u, mù mịt. Bản dịch thơ là “ngàn non”: Đánh mất hai địa danh cụ thể lại không diễn tả được hết không khí của mùa thu.

– “Khí tiêu sâm”: Hơi thu hiu hắt, ảm đạm

→ Không gian thiên nhiên vừa có chiều cao vừa có chiều rộng và chiều sâu, không gian lạnh lẽo xơ xác, tiêu điều, ảm đạm

→ Diễn tả cảm xúc buồn, cô đơn, lạnh lẽo của tác giả

b. Câu 3 và 4 (Câu thực)

– Điểm nhìn từ lòng sông đến miền quan ải, không gian được nới theo ba chiều rộng, cao và xa:

+ Tầng xa: là ở giữa dòng sông thăm thẳm là “sóng vọt lên tận lưng trời”

+ Tầng cao: Là miền quan ải với hình ảnh mây sa sầm giáp mặt đấy.

+ Tầng rộng: mặt đất, bầu trời, dòng sông đều cho ta hình dung về không gian rộng lớn.

– Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp)

→ Sự vận động trái chiều của những hình ảnh không gian kì vĩ, tráng lệ.

→ Tâm trạng con người ngột ngạt, bí bách

→ Bốn câu thơ vẽ lên bức tranh mùa thu xơ xác, tiêu điều, mênh mông, rợn ngợp chao đảo. Đó phải chăng cũng là bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc bất an, chao đảo

→ Tâm trạng buồn, cô đơn, chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Không khí cảnh thu trong 4 câu đầu: 

+ Ngọc lộ: hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong.

+ Phong thụ lâm

+ “Vu sơn Vu giáp”: tên những địa danh nổi tiếng ở vùng Quỳ Châu, Trung Quốc, + “Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm

+ Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp)

=> Bức tranh thu rộng lớn nhưng xơ xác, tiêu điều

Đọc đoạn trích nhật kí dưới đây và trả lời câu hỏi: 8 – 3 – 69 Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích nhật kí dưới đây và trả lời câu hỏi:

8 – 3 – 69 Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chi li, cảnh đau buồn cũng đến nữa… Đáng trách qua Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn đang mùa chiến thắng. (Nhật kí Đặng Thùy Trâm. NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005) a) Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? b) Theo anh (chị), ghi nhât kí có lợi gì cho sự phát triển ngôn ngữ của mình?
1
11 tháng 6 2019

Đặc trưng phong cách ngôn ngữ trong nhật kí Đặng Thùy Trâm:

- Tính cụ thể:

   + Về thời gian, địa điểm: đây cũng là đặc trưng chung khi viết nhật kí

   + Cụ thể về người nói, mục đích nói (nhân vật tự nhủ với bản thân)

   + Cụ thể trong diễn đạt: hô gọi, lời tự nhủ, lời tự trách

- Tính cảm xúc: giọng thủ thỉ tâm tình nói về hiện tại và tương lai đôi lúc giọng hơn trách, giục giã (nghĩ gì đấy Th. ơi?; Đáng trách quá Th ơi)

- Tính cá thể

   + Có nét riêng biệt của giọng điệu tâm tình đặc trưng của nhật kí: có nhiều từ ngữ nội tâm, giọng trẻ- tâm hồn của người trẻ khi sống trong hoàn cảnh chiến tranh.

b, Ghi nhật kí giúp bạn có thể phát triển vốn ngôn ngữ, vốn từ vựng cũng như cách diễn đạt linh hoạt.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Nét tương đồng: Đều là những bức tranh thiên nhiên miêu tả vẻ đẹp phong phú và giàu cảm xúc của mùa thu, thầm kín gợi lên khao khát lứa đôi.

- Nét khác biệt:

+ Khổ thứ nhất: Bức tranh chiều thu tươi vui, trong ngần, mơ mộng với hình ảnh cặp chim chuyền ríu rít nơi vòm me, bầu trời thu xanh trong đang tuôn tràn ánh sáng ngọc qua kẽ lá và khúc giao hòa du dương của đất trời vào thu tựa như tiếng đàn lan tỏa dịu dàng, sâu lắng trong không gian

+ Khổ thứ tư: Cảnh chiều thu chuyển sang thời khắc mới: “chiều thưa” với “sương xuống dần”. Các hình ảnh ở đây đều đơn lẻ, cô độc: áng mây, cánh chim… đang vội vã, “phân vân” tìm nơi chón của mình khi chiều lạnh dần buông.

7 tháng 5 2023

- Khổ 1:

+ Thi sĩ Xuân Diệu sử dụng những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các cảnh vật như hòa trên, ríu rít, đổ... qua.; từ tượng hình (đổ) và từ tượng thanh (ríu rít) à mối quan hệ thắm thiết, hòa quyện.

+ Sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau tạo nên sự đa dạng cho cảnh sắc thiên nhiên. Đặc biệt là hình ảnh cây me – một hình ảnh thân thuộc của đường phố cổ Hà Nội vào thu, tạo cho người đọc cảm giác như đang được đắm chìm trong không gian phố cũ yêu thương của đất Tràng An xưa.

+ Vần “uyên” (duyên, chuyền, huyền) gợi lên sự nhẹ nhàng, tĩnh lặng trong một buổi chiều thu.

=> Hình ảnh hòa quyện với âm thanh của “tiếng huyền” càng tô đậm nét những cảnh vật xung quanh trong một buổi “chiều mộng”.

- Khổ 4:

+ Tác giả sử dụng từ láy (gấp gấp, phân vân) tạo nên sự xa cách, sự thay đổi tâm trạng cảnh vật.

+ Vần “ân” cùng nhịp thơ như nhanh hơn.

+ Hình ảnh thơ quen thuộc với khung cảnh đồng quê (cánh cò)

=> Cảnh vật dường như có sự xa cách hơn so với khổ thơ 1. Cảnh thu dường như từ đó cũng buồn hơn, cô đơn hơn khi cảnh vật được đặt trong sự to lớn, mênh mông của bầu trời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

Khung cảnh mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ thật đẹp. Ao thu có chút se lạnh nước trong ao thì trong vắt. Điểm giữa ao là chiếc thuyền câu nhỏ bé. Làn sóng nước nhấp nhô từng đợt li ti, tạo cảm giác bồng bềnh, nhẹ nhàng trôi. Những chiếc lá vàng trên cảnh thổi bị những cơn gió thu nhẹ nhàng thổi bay trên bầu trời cao rộng. Trên trời tầng mây lơ lửng, xanh ngắt, mát mẻ và dịu dàng. Không gian yên tĩnh, lặng lẽ chỉ có những âm thanh nhỏ bé như tiếng cá đớp động. Hình ảnh người thi sĩ ôm cần thả hồn mình vào không gian đó như điểm nhấn nổi bật cho bức tranh thiên nhiên thơ mộng.

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:"8/3/69Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi?. Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

"8/3/69

Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi?. Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chia li, cảnh đau buồn cũng đến nữa ... Đáng trách quá Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn mùa chiến thắng."

(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)

Văn bản trên tồn tại dưới dạng nào?

1
30 tháng 6 2017

Dạng viết: Nhật kí.